Trung Quốc muốn bán J-31 nhưng ai sẽ là người mua?
Trung Quốc đang có ý định cho chiếc J-31 cạnh tranh với F-35 của Mỹ trên thị trường vũ khí. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chiếc máy bay này khó có thể bán được.
Tạp chí Diplomat của Nhật Bản mới đây phân tích: Sự xuất hiện của máy bay J-31 tại triển lãm hàng không Chu Hải gợi ra rằng Trung Quốc đang có ý định đưa nó ra xuất khẩu. Một số người tin rằng J-31 là câu trả lời của Trung Quốc với F-35 của Mỹ. Người ta cũng tin rằng Pakistan sẽ là một khách hàng và có thể cả Ai Cập nữa. Tuy nhiên trong so sánh với F-35 của Mỹ, chiếc J-31 không có nhiều lợi thế ở thị trường xuất khẩu.
Diplomat cho rằng: “Hoa Kỳ có thể cung cấp F-35 cho một loạt các nước châu Âu và châu Á, những nước có nền kinh tế mạnh, ngân sách quốc phòng lớn và ưa thích công nghệ cao đồng thời quan tâm mối quan hệ công nghệ và chính trị lâu dài với Hoa Kỳ.
Chiếc J-31 bay biểu diễn tại triển lãm hàng không Chu Hải.
Nhưng Bắc Kinh không có bạn bè nào như những người muốn mua F-35. Nếu các biện pháp trừng phạt đối với Iran có thể thành công để đình chỉ chương trình hạt nhân của nước này, Tehran sẽ tìm cách để mua các máy bay chiến đấu tiên tiến.
Nếu chính phủ Assad muốn giành được chiến thắng trong cuộc nội chiến, nó rất cần những máy bay chiến đấu mới. Nhưng có lẽ sẽ không có khả năng họ sẽ quan tâm đến J-31.
Các nước quân chủ ở vùng Vịnh mua vũ khí chỉ để tạo ra các mối quan hệ chính trị và hiện tại trật tự thế giới chưa có gì tác động để họ chuyển mối quan tâm từ Washington sang Bắc Kinh.
Malaysia và Indonesia được biết đang có ý định mua các máy bay chiến đấu mới. Tuy nhiên, với ý đồ của mình ở Biển Đông, Trung Quốc chắc chắn không muốn các nước này tăng cường đáng kể khả năng không quân.
Video đang HOT
Một số quốc gia Mỹ Latin có thể sớm tái cơ cấu lực lượng không quân của họ, nhưng người châu Âu hiện tại vẫn đang chiếm lĩnh thị trường này. Mặt khác, các nước Mỹ Latin đến nay vẫn hài lòng với thế hệ máy bay chiến đấu 4,5.
J-31 là khá giống với F-35 về bề ngoài nhưng F-35 chính bản thân nó là trung tâm của một hệ thống cảm biến và truyền thông tạo điều kiện cho việc chỉ huy trên không. Hệ thống này gồm một loạt các thành phần như: máy bay, máy bay tác chiến điện tử, vệ tinh. Các thành phần này phối hợp với nhau để tạo ra một tầm nhìn chính xác hơn về chiến trường.
Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy J-31 có được các khả năng nói trên. Mặt khác, các đồng minh của Mỹ mua F-35 bỏi vì họ lo lắng các máy bay cũ của mình không phối hợp hiệu quả với máy bay Mỹ trong các tình huống chiến đấu đa phương. Còn Trung Quốc thì không có kiểu quan hệ này với bất cứ ai.
Theo Vietbao
Mỹ - Trung so kè căng thẳng vì tiêm kích tàng hình
Với việc Trung Quốc có thể sản xuất ra được máy bay tàng hình, đã có những quan ngại về sự xuất hiện của đối trọng với mẫu máy bay F-35 tối tân của Mỹ.
Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Các quan chức Lầu Năm Góc lo sợ rằng, mẫu máy bay tàng hình mới của Trung Quốc sẽ bắt kịp các mẫu của Mỹ trong tương lai. Trung Quốc đã trình bày máy bay tàng hình Shenyang J-31 mới nhất tại triển lãm hàng không Chu Hải ở tỉnh Quảng Đông. Để cạnh tranh, Lầu Năm Góc cần phải tiếp tục mua F-35 và phát triển những mẫu máy bay mới để chống lại những nguy cơ mới đang xuất hiện.
Một quan chức quân sự cấp cao Mỹ với hiểu biết sâu sắc về các loại máy bay thế hệ thứ năm nói rằng: "Máy bay J-31, cùng với J-20 (một mẫu máy bay tàng hình Trung Quốc khác) là minh chứng xác thực của nỗ lực từ phía Trung Quốc nhằm chống lại lợi thế đáng kể mà Mỹ có với các loại máy bay F-22 và F-35. Họ hiểu rằng máy bay thế hệ thứ tư như F-15, F-16, F/A-18, Su-27 v.v... đang nhanh chóng trở nên lạc hậu. Để có thể tham gia cuộc chiến, họ biết họ cần máy bay thế hệ thứ năm".
Một vài phi công dày dạn kinh nghiệm của Mỹ tin rằng J-31, được cho là dựa trên những công nghệ bị đánh cắp từ F-22 và F-35 bởi nhiều quan chức quân sự, rồi sẽ ngang bằng với các phi cơ chiến đấu của Mỹ.
"Tôi nghĩ rằng dần dần chúng sẽ ngang cơ với máy bay thế hệ thứ năm của chúng ta,chắc chắn là vậy, bởi gián điệp công nghệ hiện rất phổ biến", một phi công đã làm quen với F-35 trả lời USNI News.
Ngay cả khi J-31 vẫn chưa hoàn toàn ngang bằng 100% với F-22 hay F-35, máy bay Trung Quốc có thể gây ra thiệt hại về tài chính cho Không quân Mỹ.
Một quan chức cấp cao của Không lực Mỹ cho biết: "Tôi nghĩ chúng tôi vẫn có thể giữ được lợi thế tương đối trong chiến đấu trong một thời gian, nhưng lợi thế tương đối này cũng đồng nghĩa với tổn thất ngân sách khá lớn và ít phương án chiến đấu hơn. Giả dụ, một F-22 khi đối đầu với máy bay địch ở một vị trí không có SAM (tên lửa đất đối không) có tỉ lệ bắn hạ nhiều nhất là 30:1 đối với các loại máy bay như Su-30 hay J-11 (nghĩa là cứ 1 máy bay F-22 có thể hạ được 30 máy bay địch). Nếu J-20 và J-31 xuất hiện, ngay đến tỉ lệ bắn hạ 3:1 cũng đã tiêu tốn rất nhiều chi phí".
Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển J-31 để có thể đuổi kịp F-35 của Mỹ. Ảnh: Infonet Trung Quốc đang phát triển J-20 và J-31 bởi vì F-22 và F-35 hiện đang vượt trội quá nhiều so với các loại máy bay chiến đấu hiện nay. Bản thân phía Trung Quốc không hề muốn mình phải mất đến 30 phi cơ chỉ để hạ được một chiếc F-22.
Quan chức Không quân trên nói thêm: "Đối thủ hiểu được tình hình hiện tại và đang nỗ lực hết sức để tránh tạo ra khoảng cách quá lớn mà chúng tôi đã làm được, bằng cách đầu tư vào những mẫu máy bay mới. Chúng là đại diện cho những cố gắng để tạo ra thế cân bằng trên bầu trời của Trung Quốc".
Ông này cũng bày tỏ ý kiến rằng việc Trung Quốc đang chế tạo những phi cơ như J-20 và J-31 cho thấy Lầu Năm Góc cần phải có F-35. Ông nói: "Sự tồn tại của máy bay J-31 phải khiến bất cứ ai còn nghi ngờ về sự cần thiết của F-35 suy nghĩ lại. Cho dù bất kỳ những chỉ trích nào mà anh nghe được về chiếc Raptor (F-22) hay Lightning (F-35), chúng là những khí tài tuyệt vời vượt trội hơn bất cứ thứ gì đang bay trên thế giới hiện nay về mọi mặt. Có thể chúng phức tạp, đắt đỏ và vẫn còn mới, nhưng chúng là bước nhảy vọt so với bất kỳ máy bay chiến đấu mà chúng ta có".
Tuy nhiên, ông cũng nói rằng mặc dù J-31 có vẻ rất ấn tượng, có nhiều điều mà Mỹ vẫn chưa biết về khả năng của nó. "Ai cũng có thể chế tạo được phi cơ có thể bay nhanh và có thể tàng hình," ông nói. "Chiếc J-31 trông rất đẹp, mặc dù ai cũng thấy được rằng họ đã bắt chước F-35".
Với tốc độ và khả năng cơ động, đặc biệt rất đáng gờm trong các cuộc không chiến và bổ nhào, chiến đấu cơ Corsair nhanh chóng chứng minh khả năng vượt trội.
Thời gian cần thiết để phát triển máy bay tàng hình là rất lâu, phần lớn không phải là bởi chiếc máy bay, mà là do rađa và các hệ thống cảm biến trong khoang lái máy bay. Phát triển và hoàn thiện những công nghệ này cần rất nhiều thời gian. Thêm nữa, để hoàn thiện sản xuất những chiếc phi cơ chiến đấu phức tạp như F-22 hay F-35, công ty chế tạo cũng cần có thời gian.
Quan chức của Không lực Mỹ ở trên cho biết: "Đặc điểm ấn tượng nhất và quan trọng nhất của phi đội máy bay thế hệ kế tiếp của chúng tôi là những cái bên trong, bao gồm cảm biến tổng hợp và ưu thế về thông tin. Chúng tôi không phát triển những công nghệ này trong một ngày. Chúng tôi đã phải mất nhiều thời gian để đạt được thành công ngày hôm nay, đó là lý do vì sao khí tài của chúng tôi vẫn có khoảng cách lớn so với các nước."
Tuy nhiên. Trung Quốc sẽ dần dần hoàn thiện J-20 và J-31, đó chỉ là vấn đề thời gian. Quan chức trên nói: "Ngày nào đó họ cũng sẽ làm được. Có thể không phải ngày mai hay ngày kia, nhưng sự xuất hiện của những chiếc máy bay khiến bạn phải thừa nhận về khả năng của người Trung Quốc".
Lầu Năm Góc cũng không chịu ngồi trên vinh quang của chính mình. Không quân và Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch phát triển máy bay thế hệ mới để khôi phục sức mạnh của Mỹ. Chương trình của Không quân có tên gọi là F-X, hướng tới việc thay thế phi cơ siêu tối tân F-22 bằng mẫu máy bay mới tốt hơn. Trong khi đó, Hải quân đang nghiên cứu chế tạo các loại phi cơ F/A-XX để thay thế Boeing F/A-18E/F Super Hornet hiện có.
"Dự án F-X sẽ đưa lực lượng trở về lợi thế áp đảo trước đây... Hy vọng rằng chúng cũng khiến phe địch tiềm tàng không sử dụng được lựa chọn quân sự", quan chức Không lực trên nói. Tầm nhìn chiến lược của Không lực Mỹ rất rõ ràng: phi cơ mới sẽ không nhắm đến các loại phi cơ hiện có của Trung Quốc, mà hướng đến những máy bay họ sẽ sản xuất trong tương lai. "F-X được chú trọng vào các loại khí tài sau J-20 và J-31 nói riêng và có thể hoạt động trong khu vực chiến đấu ngặt nghèo, có tên lửa đất đối không trong tương lai nói chung".
Theo nhận định của các chuyên gia quân sự, Trung Quốc khoe mẫu phi cơ tiêm kích J-10 trong triển lãm hàng không lớn nhất châu Á nhằm thúc đẩy tham vọng không gian.
Theo_Zing News
Vũ khí Trung Quốc hạ gục máy bay, tàu chiến Mỹ Đoạn clip đồ họa mô tả sức tấn công hàng loạt vũ khí chính xác cao mà Trung Quốc dự định xuất khẩu. Đoạn clip đồ họa mô tả sức tấn công hàng loạt vũ khí chính xác cao mà Trung Quốc dự định xuất khẩu. Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Chu Hải, cùng với mô hình vũ khí thế hệ...