Trung Quốc: mục tiêu số 1 của tấn công DDoS
Trong quý IV/2013, số lượt tấn công của hacker nhằm vào các website đã tăng 75% so với quý III. Trung Quốc, Mỹ và Canada là 3 quốc gia có lượt tấn công DDoS nhiều nhất trên thế giới.
Nghiên cứu mới nhất của Akamai cho biết số vụ tấn công nhằm vào các website trong quý cuối cùng của năm 2013 đã tăng tới 75% so với quý trước đó. Phần lớn các vụ tấn công đều nhắm vào các website thương mại, và tỷ lệ bị tấn công lần thứ 2 của các website đã tăng lên thành 1/3, cao hơn 35% so với năm trước.
Theo số liệu của Akamai, có tới 43% các vụ tấn công DDoS trong quý IV năm ngoái xuất phát từ Trung Quốc. Mỹ và Canada là 2 quốc gia có số lượt DDoS đứng thứ 2 và 3, trong đó số vụ tấn công từ Canada tăng đột biến: 2.500% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo dự đoán của Engadget, lượng tấn công DDoS tăng đột biến chắc chắn sẽ giúp gia tăng nhu cầu đối với các dịch vụ bảo mật như Project Shield của Google (các máy chủ web khổng lồ có đủ khả năng chống đỡ các đợt DDoS lớn).
Video đang HOT
Báo cáo của Akamai cũng chỉ ra một số điểm tích cực cho Internet 2013: tỉ lệ phủ sóng Internet toàn cầu đã tăng thêm 3% và tốc độ lướt web trung bình đã tăng thêm 5,5%. Như vậy, tốc độ lướt web trung bình trên toàn cầu đã cán mốc 3,8Mbps. Lần đầu tiên trong lịch sử, cả 10 quốc gia đứng đầu đều đạt tốc độ trung bình vượt quá 10Mbps. Hiện tại, Hàn Quốc đang đứng đầu về tốc độ Internet trên toàn cầu: 22,7 Mbps.
Theo Endgadget
Công ty chống DDoS bị DDos nặng nề, giới internet học được điều gì?
Mới đây, vào thứ Hai tuần trước, Cloudflare, một công ty chuyên tối ưu tốc độ dịch vụ và bảo mật tuyên bố đã bị tấn công bởi đợt DDoS (tấn công từ chối dịch vụ) lớn nhất trong lịch sử thông qua giao thức NTP vốn thường được dùng để đồng bộ thời gian trên Internet.
Tấn công DDoS sẽ tung một lượng lớn dữ liệu tới máy chủ, khiến máy chủ treo và toàn bộ trang web/dịch vụ bị tê liệt. Điều đáng chú ý là trong những tháng gần đây, có rất nhiều công ty bảo mật, bao gồm cả Cloudflare, đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ tấn công DDoS thông qua giao thức NTP.
Hiện tại, mục tiêu cụ thể của vụ tấn công này chưa được làm rõ, song Cloudflare cũng tuyên bố các máy chủ tại châu Âu đang là mục tiêu chính. CEO Matthew Prince của Cloudflare cho biết công ty này đã trực tiếp theo dõi vụ tấn công khổng lồ nói trên. Tại một thời điểm, qui mô của vụ DDoS này lên tới 400Gbps (400Gigabit/giây).
Ông Prince đã thông báo về vụ tấn công nói trên qua Twitter: "Chúng tôi đang phải hứng chịu một vụ tấn công NTP rất lớn. Có vẻ là lớn hơn cả vụ tấn công vào Spamhaus (một công ty chống spam) vào năm ngoái".
Chỉ vài phút sau khi nhận ra qui mô của vụ DDoS lần này, ông Prince tiếp tục cập nhật Twitter, cho biết vụ DDoS nói trên chỉ là dấu hiệu đâu tiên của các vụ tấn công ồ ạt hơn trong tương lai:
"Ai đó đã có được một "khẩu súng mới", rất lớn. Đây là khởi đầu báo hiệu nhiều thứ tồi tệ sắp tới".
Rất nhiều các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn trong NTP và đưa ra đề xuất rằng các công ty nên chuẩn bị đối phó với lỗ hổng này. Chính Cloudflare là một trong những công ty tỏ ra đặc biệt lo ngại về NTP. Ba tháng trước, công ty này tung ra một thông báo chính thức tới khách hàng và các đối tượng khác, rằng NTP sẽ sớm bị lợi dụng để tấn công DDoS.
Thông thường, NTP chỉ nhận và gửi một lượng nhỏ dữ liệu: các máy chủ cần đồng bộ thời gian sẽ gửi một gói tin yêu cầu thông tin thời gian, và máy chủ NTP sẽ gửi một gói dữ liệu trả lời có chứa thông tin thời gian.
Tuy vậy, trong các vụ tấn công DDoS mới gần đây, NTP gửi đi rất ít dữ liệu và nhận về rất nhiều gói dữ liệu. Như vậy, các gói thông tin yêu cầu dữ liệu đã liên tục bị "nhân bản", khiến số lượng gói dữ liệu trả về cũng bị nhân lên tương ứng. Đây là một tấn công dạng "khuếch đại" dữ liệu.
"Trong các tấn công &'khuếch đại' dữ liệu, hacker sẽ biến một lượng nhỏ lưu lượng từ một số ít máy vi tính trở thành một gói dữ liệu khổng lồ, tấn công vào nạn nhân từ khắp nơi trên toàn bộ Internet", Cloudflare tuyên bố trong một bài viết trên blog công ty tháng trước.
Điều đáng lo ngại là do NTP là một phần quan trọng và căn bản của hạ tầng Internet, các vụ DDoS như vụ tấn công vào Cloudflare vừa qua chắc chắn sẽ tiếp diễn trong tương lai gần. Rất nhiều máy chủ sẽ bị bất lực trước các vụ DDoS này. Các nhà mạng cần phải cài đặt các tường lửa ngăn chặn các gói tin yêu cầu nhằm chống lại cơn lũ dữ liệu nhắm vào máy chủ của họ.
Thật may mắn, Cloudflare từng thành công khi cố gắng chống lại DDoS của mình trong lịch sử. Tuy vậy, vụ tấn công qua NTP lần này đã mở ra một viễn cảnh rất đáng lo ngại: hacker đã tìm ra một lỗ hổng trong hạ tầng căn bản của Internet, và trong tương lai chắc chắn chúng sẽ có thêm nhiều cách để thực hiện các vụ tấn công nguy hiểm hơn rất nhiều.
Theo Techmag.vn/Tech Times
Châu Âu hứng chịu đợt tấn công DDoS lớn nhất trong lịch sử Theo Metro, các tổ chức hacker nặc danh hiện đang tấn công ồ ạt vào các máy chủ tại châu Âu với số lượng dữ liệu khổng lồ qua giao thức NTP. Đây là vụ tấn công DDoS lớn nhất trong lịch sử bảo mật. Dữ liệu "tăng cường" khiến các vụ DDoS vừa có thể đánh sập hệ thống, vừa che giấu...