Trung Quốc mua thêm tàu đổ bộ: Vẫn còn thua xa Nhật
Với kế hoạch trang bị và mua sắm cực lớn của mình trong năm 2015, Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực vượt mặt Nhật Bản về năng lực tàu đổ bộ .
Hãng Want China Times dẫn nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc cho biết, trong năm 2015, lực lượng này sẽ đưa vào trang bị thêm 4 siêu tàu đổ bộ đệm khí Zubr. Tuy nhiên sẽ chỉ có 2 trong số 4 chiếc sẽ được Bắc Kinh đưa vào hoạt động chính thức.
Để thực hiện kế hoạch này, Hải quân Trung Quốc đã mua 2 chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr từ Ukraine và tự đóng 2 chiếc tại nước này theo công nghệ được phía Kiev chuyển giao.
Ngoài 4 chiếc tàu đệm khí nói trên, hiện nay chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc kế hoạch mua 4 chiếc tàu đổ bộ Zubr đã qua sử dụng của Hải quân Hy Lạp. Như vậy, nếu thương vụ này thành công thì Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu đội tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn vào hàng đông nhất thế giới.
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa Zubr sẽ phát huy hết tính năng vốn có khi tác chiến trong các vùng biển quanh Trung Quốc.
Theo nhận định của một số chuyên gia được Reuters đăng tải khi Trung Quốc mới tiếp nhận lớp tàu này từ Ukraine, hải trình của Zubr không vượt quá được 480 km. Hải trình này chỉ thích hợp khi sử dụng ở những vùng biển hẹp như Biển Đen, biển Baltic, giữa các đảo trên biển Aegean của Hy Lạp. Nhưng tại vùng biển rộng lớn như Biển Đông, Zubr không đủ sức.
Reuters phân tích, quần đảo Điếu Ngư/Senkaku cách đất liền khoảng 300-400 km, vừa đủ với một hải trình của Zubr. Trong khi đó, quần đảo Trường Sa cách quá xa Trung Quốc, những bãi đá, bãi cạn nhỏ mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép tại đây không đủ khả năng để tiếp nhận và làm căn cứ cho loại “tàu siêu tốn nhiên liệu” này.
Còn phương án đưa Zubr lên tàu đổ bộ Type 071 cũng không khả thi. Tàu đổ bộ chỉ có thể tiếp nhận tàu chạy đệm khí loại 100 tấn, còn tàu lớn như Zubr (trên 500 tấn) thì theo các chuyên gia, không có tàu đổ bộ nào có thể mang theo nó được.
Chính vì vậy, Reuters dẫn lời một số chuyên gia kết luận, Zubr là loại vũ khí tác chiến gần bờ vô cùng lợi hại chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ “giữ đảo” chứ không thể thực hiện việc “chiếm đảo” như tham vọng của Trung Quốc.
Chính vì vậy, để bổ sung cho điểm yếu của lực lượng đổ bộ chiến lược, Hải quân Trung Quốc đang xây dựng đội tàu đổ bộ Type 071 khá đông đảo với số lượng lên tới 6 chiếc.
Video đang HOT
Tàu đổ bộ lớp Type 071 có tải trọng khoảng 21.000 tấn, được thiết kế để chở 800 lính thủy đánh bộ, 24-32 xe chiến đấu đổ bộ lội nước ZBD-05, 3 tàu đổ bộ đệm khí có khả năng chở xe tăng chiến đấu chủ lực 42 tấn Type 96.
Theo nhận định của một số chuyên gia, kế hoạch trang bị hạng nặng cho lực lượng tàu đổ bộ của Hải quân Trung Quốc ngoài việc phục vụ cho tham vọng của mình tại Biển Đông, Trung Quốc còn muốn đối đầu trực tiếp với Nhật Bản tại vùng biển Hoa Đông đang xảy ra tranh chấp giữa hai nước.
Tuy nhiên, năng lực đổ bộ của Trung Quốc tính đến thời điểm này khi so sánh với Nhật Bản vẫn tỏ ra &’lép vế’. Theo đó, Nhật Bản vừa quyết định mua thêm tàu tấn công đổ bộ lưỡng cư lớp Wasp của Mỹ.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp được mệnh danh là “cá sấu thép”, tàu có chiều dài khoảng 258 m, lượng giãn nước khi đầy tải khoảng 41.300 tấn. Tàu lớp này có khả năng như các tàu tấn công trực thăng, tàu đổ bộ, tàu vận tải lưỡng cư, tàu bệnh viện…Có thể vận chuyển với 2.500 binh lính.
Năng lực chuyên chở máy bay của các tàu đổ bộ lớp Wasp bao gồm: 6 chiếc máy bay phản lực cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II, 4 máy bay trực thăng tấn công AH-1W SuperCobra, 12 máy bay trực thăng CH-46 Sea Knight hoặc 4 chiếc máy bay vận tải cánh quạt ngiêng MV-22 Osprey, 4 máy bay trực thăng CH-53 Sea Stallion, 3-4 trực thăng UH-1N Huey, và trong tương lai còn là tiêm kích thế hệ 5 F-35B.
Ngoài tàu lớp Wasp, Nhật còn có tàu sân bay Izumo. Theo kế hoạch trang bị cho tàu Izumo được Nhật Bản được tiết lộ, Izumo sẽ được trang bị chiến đấu cơ hàng đầu F-35B. Theo đó, con tàu này có sức chứa cho khoảng 20 tiêm kích F-35B.
Ngoài hai loại tàu trên, Nhật Bản còn có sự phục vụ của lớp tàu đổ bộ cỡ lớn Osumi. Tàu đổ bộ Osumi có lượng giãn nước không tải là 9.000 tấn, đầy tải 14.000 tấn; chiều dài 178m, rộng 25,8m, cao 17m, mớn nước 6m, biên chế nhân viên 135 người. Tàu đổ bộ Osumi có khả năng vận tải 330 binh lính và 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC.
Ngoài ra tàu còn có thể vận chuyển được 16 chiếc trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90 hoặc 1.400 tấn hàng hóa. Hiện Nhật Bản đang có có kế hoạch cải tiến lớp tàu này để tiếp nhận được máy bay vận tải MV-22 Osprey.
Tàu được trang bị hệ thống radar trinh sát đường không OPS-14C, radar trinh sát mặt nước OPS-28D, radar định vị OPS-20…và nhiều hệ thống khác. Hỏa lực của tàu không quá mạnh với 2 bệ pháo phòng không cao tốc CIWS Phalanx 20mm và 2 súng máy 12,7mm M2.
Theo Đất Việt
Tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra giúp Australia vươn tới Biển Đông
Trang bị những tàu lớp Canberra sẽ giúp Australia trở thành cường quốc hải quân số một ở Nam Thái Bình Dương, phạm vi tác chiến mở rộng tới Biển Đông...
Binh sĩ Australia chụp ảnh trên tàu tấn công đổ bộ Canberra
Gần đây, tàu tấn công đổ bộ Canberra của Hải quân Australia đã được chính thức đưa vào hoạt động, sau đó lập tức triển khai huấn luyện cất hạ cánh máy bay trực thăng trên tàu, binh sĩ trên tàu cũng đã tổ chức chụp ảnh trên boong tàu.
Theo tờ "Quốc phòng Trung Quốc" ngày 10 tháng 12, gần đây chiếc tàu tấn công đổ bộ Canberra lớp Canberra của Hải quân hoàng gia Australia đã chính thức đi vào hoạt động.
Tàu này sẽ đem lại cho quân đội nước này một năng lực điều động đổ bộ mạnh, làm cho nó trở thành một lực lượng tác chiến có năng lực triển khai toàn cầu.
Tàu tấn công đổ bộ lớp Canberra do Công ty Navantia Tây Ban Nha phụ trách chế tạo, chiếc đầu tiên Canberra khởi công chế tạo vào tháng 9 năm 2008, tháng 2 năm 2011 hạ thủy.
Chiếc thứ hai mang tên Adelaide khởi công chế tạo vào năm 2010, hạ thủy năm 2012, hiện đã hoàn thành xây dựng và lắp ráp phía trên, dự kiến năm 2016 đưa vào hoạt động.
Tàu tấn công đổ bộ Canberra sử dụng thiết kế đường băng nối thẳng, có 4 tầng, lần lượt là sàn tàu bay cỡ lớn, kho xe hạng nhẹ và nhà chứa máy bay, ụ tàu và kho xe hạng nặng, khu ăn ở và chữa bệnh của binh sĩ.
Đuôi tàu và hai bên đều có độ nghiêng hướng nội nhất định, đồng thời giảm trang bị kèm theo và anten điện tử mặt ngoài thân tàu, làm giảm xác suất bị hệ thống dò tìm của địch phát hiện, đuôi tàu nghiêng cũng có lợi cho lắp trang bị hạng nặng.
Binh sĩ Australia chụp ảnh trên tàu tấn công đổ bộ Canberra
Tàu tấn công đổ bộ này dài 230,8 m, rộng 32 m, mớn nước 7,18 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn là 27.000 tấn, lượng giãn nước đầy là 27.851 tấn, tốc độ tiêu chuẩn là 19 hải lý/giờ, tốc độ chạy kinh tế là 15 hải lý/giờ, tốc độ tối đa là 20,5 hải lý/giờ, hành trình tiêu chuẩn là 6.100 hải lý với 15 hải lý/giờ, có thể chạy 7.050 hải lý với tốc độ 12 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 15 ngày.
Sàn tàu có thể chứa 4 tàu hộ vệ lớp Anzac, lớn hơn cả tàu sân bay Melbourne của Australia trước đây, sau khi đi vào hoạt động có thể giúp cho Quân đội Australia thực hiện một loạt nhiệm vụ tác chiến, bao gồm cứu nạn khu vực, viện trợ nhân đạo, hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình và các nhiệm vụ quân sự khác.
Tàu Canberra có năng lực điều động binh lực và tính linh hoạt tác chiến mạnh, có thể mang theo 1.221 - 1.403 binh sĩ. Có thể mang theo 150 xe các loại, trong đó có xe tăng chiến đấu M1A2 T. Thiết kế tổ hợp mô đun linh hoạt và đường băng nối thẳng giúp cho tàu Canberra chỉ cần cải tiến một chút là có thể sử dụng như một tàu sân bay cỡ nhỏ, có thể mang theo 20 - 30 máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Sea Harrier hoặc F-35B. Ngoài ra, đuôi tàu có thể mang theo 4 tàu đổ bộ hạng trung hoặc 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC do Mỹ chế tạo, tiến hành tác chiến đổ bộ.
Ngoài ra, cung cấp năng lực hỗ trợ tác chiến biển xa khá mạnh là mục tiêu chủ yếu của thiết kế tàu Canberra, vì vậy các nhà thiết kế nhấn mạnh cải thiện ăn ở, y tế cho thủy thủ. Theo yêu cầu của Hải quân Australia, tàu Canberra đã trang bị 2 phòng phẫu thuật và 1 phòng bệnh. Đồng thời, khoang bên trong sử dụng vách phòng cháy, lắp hệ thống dập lửa bọt biển cố định, sử dụng vật liệu không cháy để cải thiện năng lực phòng cháy.
Tàu tấn công đổ bộ Canberra của Hải quân Australia tiến hành huấn luyện
Tàu này phòng thủ là chính, tấn công là phụ, hoàn toàn không trang bị quá nhiều vũ khí mang tính tấn công, chỉ có 4 khẩu pháo phòng thủ gần MK-15 Block1B Phalanx 20 mm 6 nòng và 1 máy bắn tên lửa tầm siêu gần RAM với 21 nòng.
Ngoài ra còn trang bị hệ thống phòng không vũ khí tầm gần MK-15 Phalanx, có khả năng sát thương rất mạnh đối với tên lửa chống hạm, thuyền máy và máy bay, bảo vệ an toàn cho tàu Canberra.
Hệ thống MK-15 Phalanx có tốc độ bắn tối đa 4.500 phát/phút, tầm bắn tối đa 3.000 km. Tên lửa RAM dài 2,79 m, đường kính 12,7 cm, nặng 70,9 kg, tốc độ tối đa trên 2 Mach, tầm bắn là 9,6 km.
Hải quân Australia đang thực hiện một kế hoạch mở rộng to lớn, trong đó, tàu tấn công đổ bộ Canberra và Adelaide sẽ là trung tâm, toàn lực xây dựng hạm đội biển xa có năng lực tấn công-phòng thủ mạnh, có thể triển khai nhanh chóng.
Trang bị những tàu lớp này sẽ giúp Hải quân Australia trở thành cường quốc số một ở Nam Thái Bình Dương, phạm vi tác chiến có thể mở rộng tới Biển Đông ở phía bắc, khu vực nước sâu Nam Thái Bình Dương và Nam Cực ở hướng nam, Ấn Độ Dương ở hướng tây. Điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy các nước láng giềng đầu tư xây dựng hải quân.
Theo bài báo, việc tuyên bố tàu lớp Canberra chỉ mang theo trực thăng, không mang theo máy bay cánh cố định có thể chỉ là "tung hỏa mù". Được biết, Chính phủ Australia có kế hoạch mua 100 máy bay chiến đấu tàng hình đa năng F-35 để thay thế máy bay ném bom F-111 và máy bay chiến đấu F/A-18.
Tàu tấn công đổ bộ Canberra của Hải quân Australia tiến hành huấn luyện
Do trước đây Australia từng đưa ra ý tưởng mua sắm F-35B, cộng với tàu lớp Canberra đã hội nhập thiết kế tàu sân bay hạng nhẹ và áp dụng đường băng nối thẳng, các chuyên gia trong ngành cho rằng, trong tương lai, F-35 của Quân đội Australia đưa lên tàu là không thành vấn đề.
Như vậy, tàu lớp Canberra không chỉ là một loại trang bị điều động biển xa cỡ lớn, mà còn là một loại trang bị "kiểm soát biển" có thể mang theo máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng, cự ly ngắn.
Là một quốc gia Nam Thái Bình Dương cách xa các điểm nóng, hoạt động quân sự ngày càng tới tấp của Australia có ý vị sâu xa. Trên thực tế, những năm gần đây, Australia theo sát các bước đi của Mỹ, tích cực tham gia các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan, đã lộ ra tham vọng can thiệp quân sự đối với bên ngoài.
Cùng với việc biên chế rất nhiều tàu chiến tiên tiến, Quân đội Australia binh hùng tướng mạnh đang từ lực lượng mang tính phòng thủ chuyển thành đội quân mạnh mang tính tấn công, trong tương lai có thể sẽ đi xa hơn.
Theo Giáo Dục
Phó Thủ tướng Nga: hợp đồng Mistral là một sai lầm Bình luận về thương vụ Mistral, ông Rogozin tuần trước đã nói rằng, hợp đồng Mistral là một sai lầm. Trên trang Twitter của mình, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tuyên bố, Nga sẽ không còn dựa vào các hợp đồng với nước ngoài để xây dựng hạm đội hải quân của mình. "Chúng ta sẽ xây dựng đội tàu của chính...