Trung Quốc mua gần hết thứ mủ lấy từ loài cây trồng nhiều ở miền Nam, Việt Nam thu ngay 3,3 tỷ USD
Do nhu cầu tăng cao từ Trung Quốc, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2021 thắng lợi lớn, bất chấp những tác động của dịch Covid-19.
Giá cao su giảm nhẹ, xuất khẩu cao su đạt kỷ lục nhờ Trung Quốc mua nhiều
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương), dù giá cao su giảm nhẹ nhưng xuất khẩu cao su năm 2021 vẫn lập kỷ lục nhờ sức mua lớn từ thị trường Trung Quốc.
Trong tháng 12/2021, tình hình khai thác, sản xuất cao su trong nước đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 tại các tỉnh sản xuất chính như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương diễn biến phức tạp.
Theo đó, giá cao su tiểu điền được thu mua dao động quanh mức 290- 320 đồng/độ mủ, giảm 5-8 đồng/độ TSC so với cuối tháng 11/2021.
Tại Bình Phước, giá thu mua mủ nước dao động ở mức 316-309 đồng/độ mủ.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 318-322 đồng/độ mủ. Tại Đồng Nai, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 323 đồng/độ mủ.
Nhờ sức mua tăng từ thị trường Trung Quốc, tháng 12/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 270.000 tấn, trị giá 464 triệu USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 28,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Như vậy, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2021 tiếp tục lập kỷ lục với 1,97 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD, tăng 12,9% về lượng và tăng 39% về trị giá so với năm 2020.
Việt Nam bán sang Trung Quốc 99% hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu, thu 1,74 tỷ USD. Trong ảnh: Thu mua mủ cao su tại Bình Dương. Ảnh: CS Dầu Tiếng.
Video đang HOT
Việt Nam bán sang Trung Quốc 99% hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2021, các chủng loại cao su xuất khẩu phần lớn đều tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,4% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 1,05 triệu tấn, trị giá 1,74 tỷ USD, tăng 6,7% về lượng và tăng 31,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng chú ý, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều tăng so với cùng kỳ năm 2020, trừ cao su tổng hợp có giá xuất khẩu bình quân giảm.
Trung Quốc hiện là thị trường thu mua cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 11 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 11,35 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 2 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng năm 2021 chiếm 17,7%, tăng so với mức 15,5% của 11 tháng năm 2020.
Giá cao su sẽ tăng trở lại
Tháng 12/2021, ghi nhận giá cao su giảm tại các sàn giao dịch lớn. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC), mặc dù sản lượng ở hầu hết các nước sản xuất bị ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi trong tháng 11/2021, nhưng sản lượng cao su toàn cầu dự kiến vẫn tăng.
Dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2021 đạt 13,882 triệu tấn, tăng 2,1% so với năm 2020 (cao hơn so với mức 13,787 triệu tấn của dự báo trước).
Qua số liệu cho thấy, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu năm 2021 cao hơn sản lượng khoảng 194.000 tấn.
Cùng với việc thế giới thiếu hụt cao su tự nhiên trong năm 2021, giá dầu tăng mạnh trở lại sẽ kéo theo giá cao su khởi sắc, dự báo giá cao su sẽ tăng trở lại đến hết quý I/2022.
Trung Quốc giảm mua loại lâm sản trồng khắp trong Nam ngoài Bắc, Việt Nam tăng tốc bán sang Hàn Quốc
Do Trung Quốc giảm thu mua, giá cao su ở nhiều sàn châu Á giảm mạnh từ cuối tháng 11, trong khi giá cao su trong nước không có nhiều biến động.
Giá cao su châu Á đảo chiều giảm mạnh do nhu cầu từ Trung Quốc giảm
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), do Trung Quốc giảm thu mua, giá cao su ở nhiều sàn châu Á giảm mạnh từ cuối tháng 11, trong khi giá cao su trong nước không có nhiều biến động.
Cụ thể, từ đầu tháng 12/2021 đến nay, giá cao su nguyên liệu tại Bình Phước được thu mua với giá 305 - 320 đồng/độ mủ.
Tại Đồng Nai, giá mủ cao su nguyên liệu được thu mua ở mức từ 331 - 333 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá mủ cao su nguyên liệu dao động ở mức 336 đồng/độ mủ.
Tại Bình Thuận, giá mủ cao su nguyên liệu ở mức 328 đồng/độ mủ. Tại Đắk Lắk, giá mủ cao su nguyên liệu trong khoảng 290 - 300 đồng/độ mủ.
Từ cuối tháng 11/2021, giá cao su đảo chiều giảm mạnh tại các sàn ở châu Á do các nhà đầu tư vẫn lo ngại về nhu cầu sẽ giảm, nhất là ở thị trường Trung Quốc.
Số liệu thống kê cho thấy, sản xuất ô tô Trung Quốc thấp hơn dự kiến. Doanh số bán ô tô của Trung Quốc trong tháng 10/2021 giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2020, tháng giảm thứ sáu liên tiếp.
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, tháng 11/2021, Trung Quốc nhập khẩu 661.000 tấn cao su tự nhiên và tổng hợp, trị giá 1,18 tỷ USD.
Tính chung 11 tháng năm 2021, Trung Quốc nhập khẩu 6,13 triệu tấn cao su, trị giá 10,95 tỷ USD, giảm 9,2% về lượng, nhưng tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Do Trung Quốc giảm thu mua, giá cao su ở nhiều sàn châu Á giảm mạnh từ cuối tháng 11, trong khi giá cao su trong nước không có nhiều biến động. Trong ảnh: Thu mua mủ cao su ở Công ty Cao su Dầu Tiếng (Bình Dương). Ảnh: CS Dầu Tiếng.
Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm, Việt Nam tìm đường bán cho Hàn Quốc
Trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc giảm nhẹ do Trung Quốc "siết" kiểm soát xuất nhập khẩu thì xuất khẩu cao su sang Hàn Quốc tăng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 37.620 tấn, trị giá 68,87 triệu USD, tăng 57,8% về lượng và tăng 95,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020; giá xuất khẩu bình quân đạt 1.831 USD/tấn, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhìn chung, trong 10 tháng năm 2021, phần lớn các chủng loại cao su xuất khẩu sang Hàn Quốc đều đạt được sự tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, trong 10 tháng năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu 461.290 tấn cao su, trị giá 952,9 triệu USD, tăng 16,5% về lượng và tăng 41,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc với 35.880 tấn, trị giá 68,76 triệu USD, tăng 32,3% về lượng và tăng 68,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam chiếm 7,8% trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Hàn Quốc, tăng so với mức 6,8% của 10 tháng năm 2020.
Đối với mặt hàng cao su tự nhiên, trong 10 tháng năm 2021, Hàn Quốc nhập khẩu 290.580 tấn cao su tự nhiên, trị giá 514,84 triệu USD.
Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 3 cho Hàn Quốc, với 35.730 tấn, trị giá 68,35 triệu USD, tăng 33,6% về lượng và tăng 70,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 12,3%, tăng so với 10,6% của 10 tháng năm 2020.
Mỹ, Trung Quốc tăng tốc mua nhiều, giá tiêu xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh Tháng 12/2021, giá hạt tiêu đen và trắng tại thị trường nội địa giảm từ 4.500 - 5.500 đồng/kg so với 1 tháng trước đó, xuống còn từ 77.500 - 79.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ổn định ở mức 119.000 đồng/kg. Tin mừng là sang đầu năm 2022, giá tiêu tăng dần, dao động từ 79.500 - 82.500 đồng/kg. Giá tiêu xuất...