Trung Quốc mua dầu bằng công nghệ hạt nhân và tên lửa
Không nghèo, không cần vũ khí rẻ tiền, lạc hậu, nên một số nước Trung Đông có một nguồn dự trữ dầu khí dồi dào được Trung Quốc tiếp cận bằng công nghệ hạt nhân.
Cơn khát dầu mang tên Trung Quốc
Với mức tiêu thụ dầu lớn thứ nhì thế giới nên chẳng có lý do gì Trung Quốc không “nhòm ngó” giếng dầu của những đại gia dầu mỏ thuộc Trung – Cận Đông.
Đôi bên cùng có lợi
Mối quan hệ Trung Quốc – Saudi Arabia được thiết lập cách đây hơn hai thập kỷ. Cùng với thời gian, mối quan hệ đó vẫn được duy trì và củng cố trên rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, chính trị.
Trong thập kỷ vừa qua, với tốc độ phát triển kinh tế chóng mặt của mình, Trung Quốc đang trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Saudi Arabia, và nước này thành một trong những nguồn dầu dồi dào nhất. Saudi Arabia đã tìm thấy ở thị trường Trung Quốc những gì họ mong chờ: mối quan hệ làm ăn lâu dài, tăng doanh số tiêu thụ cũng như những thương vụ với thị trường vũ khí Trung Quốc.
Đối lập với mối quan hệ kinh tế, quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước còn nhiều điểm khá mờ ảo. Ngoại trừ thỏa thuận chuyển giao vũ khí mà kết quả là Saudi Arabia nhận từ Trung Quốc 36 tên lửa CSS-2 (tên lửa đạn đạo tầm xa) cùng 9 bệ phóng vào năm 1988, đến nay vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào chứng minh những cuộc chuyển giao tương tự vẫn diễn ra.
Tuy nhiên, để làm đối trọng với quân đội Iran, Saudi Arabia vẫn thèm muốn mua vũ khí hoặc công nghệ hạt nhân từ Trung Quốc. Theo nhiều nguồn tin, gần đây Nhà vua Saudi Arabia Abdullah đã cử Cố vấn an ninh quốc gia, hoàng tử Bandar Bin Sultan nhận một sứ mệnh đặc biệt
Video đang HOT
Saudi Arabia đổi dầu lấy Dongfeng-2? Ảnh: T.M
Nguồn tin quân sự và tình báo của tờ DEBKA-Net-Weekly cho biết vị cựu đại sứ tại Mỹ đầy tài năng này đã được triệu hồi để tham dự vào những vòng đàm phán bí mật với phía Trung Quốc. Nội dung của những vòng đàm phán này là việc Saudi Arabia muốn dùng dầu để đổi lấy đầu đạn hạt nhân và nhiều tên lửa đạn đạo tầm trung, tương tự như Đông Phong 21.
Ông Sultan đã trực tiếp tham dự vào các cuộc đàm phán song phương tại Bắc Kinh, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt. Hai bên lần đầu tiên bàn đến vấn đề tên lửa là khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm Saudi Arabia hôm 15/1.
Trong buổi họp báo chính thức, hai nhà lãnh đạo thông báo rằng họ đã đồng thuận cùng cố gắng tăng cường mối quan hệ song phương dựa trên một “dự thảo chiến lược”.
“Dự thảo chiến lược” ở đây là yêu cầu Trung Quốc cung cấp cho Saudi Arabia tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân. Để đổi lại, Saudi Arabia đã đề nghị trả cho Trung Quốc số tiền là 60 tỷ USD. Một phần trong gói cung cấp tên lửa sẽ bao gồm việc Trung Quốc xây thêm các nhà chứa tên lửa tại các khu vực sa mạc của Saudi Arabia, nơi Iran khó có thể tấn công được.
Hơn nữa, do khó có thể tìm được những nguồn đầu tư chắc chắn trong tình hình kinh tế thế giới hiện thời, trong khi Trung Quốc lại đang thừa tiền, Bandar Bin Sultan đã đề nghị cung cấp dầu đến tận năm 2035 cho Bắc Kinh, bất kể có chuyện gì xảy ra. Từ trước đến nay, chưa từng có một nước sản xuất dầu nào đưa ra một đề nghị tương tự. Đề nghị này được đưa ra được cho là nhằm mục đích duy nhất có được tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Kinh.
Nhiều bí ẩn trong quan hệ với Iran
Mối quan hệ kinh tế với Iran luôn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố chính trị. Trung Quốc thường phải đối mặt với những rủi ro như các Nghị quyết và lệnh cấm vận của Liên hợp quốc, sức ép từ chính phủ Mỹ lên Iran.
Tuy nhiên, không vì thế mà Trung Quốc dễ dàng bỏ cuộc. Để có đủ dầu cho nhu cầu phát triển không ngừng của mình, trong khi Iran lại là nước có trữ lượng dầu dự tính lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc sẵn sàng “lách luật”. Tuy lượng dầu nhập khẩu từ Iran có lúc thay đổi nhưng luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Năm 2008 – 2009, lượng dầu nhập khẩu tăng 9%, năm 2010 – 2011, lượng dầu nhập khẩu tăng 30%, chiếm khoảng 11% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc, với trị giá khoảng 21,8 tỷ USD.
Không chỉ trực tiếp mua dầu, các công ty nhà nước của Trung Quốc như Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec), còn trực tiếp đầu tư vào ngành công nghiệp dầu khí Iran. Đến năm 2009, các công ty Trung Quốc đã tuyên bố đầu tư khoảng 55 tỷ USD cho ngành công nghiệp dầu khí Iran. Ngoài ra họ còn ký nhiều bản hợp đồng ghi nhớ đầu tư trị giá hàng tỷ USD với đối tác Iran.
Quan hệ Trung Quốc-Iran còn nhiều bí ẩn. Ảnh: THX
Có tiền, Iran muốn phát triển chương trình hạt nhân. Và Trung Quốc lại là bạn hàng mà Iran dễ dàng tiếp cận. Trung Quốc đã phải trải qua nhiều phen sóng gió khi Mỹ liên tục đưa ra những bản báo cáo, những chứng cứ chứng minh Bắc Kinh có “dính líu” đến chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, kéo theo đó là những lệnh trừng phạt được áp đặt lên các công ty Trung Quốc. Tờ Washington Post dẫn lời một nhóm đối lập tại Iran cho biết, năm 2002, các công ty của Iran đã thu mua nguyên liệu từ Trung Quốc và nhiều nước để phục vụ cho những cơ sở hạt nhân bí mật.
Trong khi đó, nhiều chuyên gia Trung Quốc đang làm việc tại các mỏ urani ở Saghand và máy ly tâm dùng để làm giàu uran) gần Isfahan. Năm 2006, Iran đã sử dụng khí UF6, mua từ Trung Quốc để đẩy nhanh chương trình làm giàu urani. Nhiều công ty của Trung Quốc cũng được cho là đã cung cấp cho Iran những nguyên liệu giúp làm giàu urani.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn bị tố cáo chuyển giao cho Iran công nghệ tên lửa. Gần đây, tháng 2/2011, một bản báo cáo gửi cho Thượng viện Mỹ đề cập đến việc một số công ty Trung Quốc vẫn cung cấp những mặt hàng có liên quan đến tên lửa cho Iran. Báo cáo này cũng cho biết các công ty Trung Quốc cung cấp những thành phần quan trọng để Iran sản xuất tên lửa đạn đạo.
Theo Báo Đất Việt
Mỹ bắt đầu áp lệnh cấm vận dầu mỏ Iran
Lệnh cấm vận dầu mỏ của Mỹ đối với Iran đã có hiệu lực đầy đủ vào ngày 28-6, buộc các quốc gia không được nhập khẩu dầu từ Iran để nước này mất nguồn lực tài chính cho công nghệ hạt nhân.
Iran - quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ năm thế giới năm 2011 - sẽ mất nguồn thu nhập quan trọng sau khi lệnh cấm vận của Mỹ và EU có hiệu lực đầy đủ ngày 28-6 và 1-7 - Ảnh: CSM
CNN cho biết đạo luật cấm vận mà Tổng thống Barack Obama ký tháng 12-2011 nêu rõ nước Mỹ sẽ có hành động chống lại những quốc gia tiếp tục mua lượng lớn dầu thô của Iran thông qua Ngân hàng Trung ương Iran.
Theo quan điểm của Mỹ cũng như Liên minh châu Âu (EU), mục đích của lệnh trừng phạt này nhằm triệt tiêu khoản thu nhập lớn nhất của Iran - nước xuất dầu lớn thứ năm thế giới và lớn thứ hai trong khối OPEC - từ việc xuất khẩu dầu mỏ, từ đó Iran không còn tiềm lực tài chính phát triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử.
Mỹ cho rằng đây là thời điểm thích hợp để áp dụng lệnh cấm vận do sản lượng dầu của Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - đã tăng lên và giá dầu hiện đang giảm mạnh. Quốc hội Mỹ còn muốn Nhà Trắng đưa ra những biện pháp trừng phạt chặt chẽ hơn đối với Iran thời gian tới.
Mỹ cũng đưa ra danh sách miễn trừ các ảnh hưởng của lệnh cấm vận đối với 18 quốc gia và vùng lãnh thổ. Họ được mua dầu của Iran nhưng với số lượng giảm bớt hẳn so với trước đây và thay thế nhu cầu dầu bằng các nguồn cung khác. Các quốc gia và vùng lãnh thổ này bao gồm thành viên EU, Ấn Độ, Malaysia, Nam Phi, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Tại châu Á, Hàn Quốc là nước đầu tiên dừng nhập khẩu dầu từ Iran nhưng khách hàng lớn của Iran là Trung Quốc cho biết họ vẫn nhập dầu sau ngày 1-7, thời điểm EU áp lệnh cấm vận dầu mỏ đối với nước Trung Đông này. Riêng Trung Quốc mua trung bình 20% sản lượng dầu thô từ Iran.
Trung Quốc hiện không có tên trong danh sách miễn trừ của Mỹ. AFP đưa tin Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối sau khi Mỹ từ chối đưa Trung Quốc vào danh sách miễn trừ. Họ cho rằng việc họ mua dầu của Iran là hợp pháp và trong sạch.
Sản lượng dầu thô của Iran đã giảm xuống mức 1,2-1,8 triệu thùng/ngày kể từ khi có các lệnh cấm vận, mức thấp nhất trong 20 năm qua.
Sau khi EU tuyên bố cấm vận dầu Iran từ ngày 1-7, Iran cho rằng các nước EU sẽ thiệt thòi khi áp dụng lệnh này và đe dọa sẽ dừng nhập khẩu mọi hàng hóa của Hàn Quốc - quốc gia quyết định ngừng nhập dầu của Iran.
Theo Tuổi Trẻ
Toshiba lạc quan về kinh doanh công nghệ hạt nhân Theo báo "Yomiuri" số ra mới đây, Chủ tịch Tập đoàn Toshiba Norio Sasaki bày tỏ lạc quan về công việc kinh doanh nhà máy điện hạt nhân của hãng cơ khí hàng đầu Nhật Bản này tại thị trường Mỹ và các quốc gia khác. Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. (Nguồn: Internet)Phát biểu trước báo giới...