Trung Quốc “mời” Mỹ vào Biển Đông
Mỹ sẽ giám sát các hoạt động tại Biển Đông để xem các nước có thực hiện những bước giảm căng thẳng hay không.
Tuyên bố trên được một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố hôm 11/8, một ngày sau khi Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN kết thúc.
Có thể nói chính Trung Quốc đã mời Mỹ vào Biển Đông một cách đường hoàng khi cự tuyệt những áp lực từ phía Washington nhằm kiềm chế các hành động của Trung Quốc ở vùng biển tồn tại nhiều tranh chấp này.
Tàu khu trục Mỹ tuần tra trên Biển Đông
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, ông Vương Nghị tuyên bố: “Một số nước bên ngoài khu vực đang thổi bùng căng thẳng. Phải chăng ý định của họ là tạo ra sự hỗn loạn trong khu vực?”.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định lời chỉ trích của ông Vương Nghị nhắm thẳng vào Mỹ.
Ngoại trưởng Trung Quốc còn cho rằng “có kẻ đã cố tình thổi phồng căng thẳng” trên Biển Đông. Trong cuộc đối thoại giữa ông Vương Nghị và ông John Kerry ở Myanmar hôm 9/8, ông Kerry đã đến trễ một chút. Khi đó ông Vương đã vùng vằng chỉ trích ông Kerry đến muộn.
Trong cuộc họp báo sau đó cùng ngày, ông Vương nhấn mạnh chỉ có Tuyên bố chung về ứng xử các bên trên biển Đông (DOC) là kim chỉ nam, đồng thời cho rằng bất cứ đề xuất nào khác cũng gây hại cho lợi ích của Bắc Kinh và ASEAN.
Thông điệp này chính là sự phản đối dành cho đề xuất đóng băng các hành động gây căng thẳng trên Biển Đông mà Washington đưa ra.
Tiến sĩ Shi Yinhong của Trường ĐH Nhân Dân ở Bắc Kinh nhận định: “Ông Kerry tỏ rõ ý muốn làm nhà trung gian của Mỹ nhưng Trung Quốc hoàn toàn không chấp nhận điều này”.
Vậy nhưng với vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và có các mối quan hệ đồng minh mạnh tại khu vực này, bất chấp Trung Quốc có đồng ý hay không, Mỹ hoàn toàn có thể can thiệp vào Biển Đông. Và những tuyên bố của Trung Quốc tại Myanmar chính là cái cớ trực tiếp để Mỹ giám sát khu vực này. Với sự tham gia của Mỹ, hẳn Trung Quốc sẽ phải dè chừng trong các hành động leo thang gây hấn trên Biển Đông.
Theo Đất Việt
Vụ Chu Vĩnh Khang: Tóm "khỉ" trước khi bắt "cọp" Giang Trạch Dân ?
Tầm ảnh hưởng lớn lao của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân lên Quân đội nhân giải phóng Trung Quốc (PLA) và thành phốThượng Hải là những yếu tố mà Chủ tịch Tập Cận Bình muốn ngăn chặn, khi ông đang thu tóm quyền lực. Liệu ông Tập sẽ thành công, sau khi dẹp tan "bè lũ tham ô" ở Tứ Xuyên mà Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) là "kẻ cầm đầu" ?
Ảnh: chủ tịch Quân ủy trung ương Giang Trạch Dân duyệt binh
Video đang HOT
"Làm quá" lấy đâu ra người làm việc ?
Thượng Hải là trung tâm quyền lực kinh tế của TQ, cũng là một "địa bàn" lý tưởng cho các công chức muốn "lem nhem" để giàu nhanh bất chính.
Trang National Interest nêu có những dấu chỉ để cho thấy sau khi "bắt cọp" Chu, ông Tập còn muốn bắt thêm "rồng", cụ thể là nhân dịp kỷ niệm 87 năm ngày thành lập PLA mới đây, khi đi thăm cán bộ chiến sĩ PLA ở tỉnh Phúc Kiến, ông hứa sẽ "đánh mạnh nạn tiêu cực trong quân đội", nhằm xây dựng lực lượng vũ trang mạnh "sẵn sàng bảo vệ tổ quốc vào lúc đang có những thế lực thù địch đe dọa", theo Tân Hoa Xã.
National Interest nhận định việc hướng mũi điều tra vào PLA và Thượng Hải cho thấy ông Tập đã nhắm đến "cọp lớn" hơn cả Chu: ông Giang, nguời đã về hưu năm 2002 nhưng vẫn còn tầm ảnh hưởng lớn sau hậu trường.
Trên thực tế, ông Giang tích cực góp phần giới thiệu ủy viên Bộ chính trị, và 5/7 ủy viên hiện tại là người của ông.
Tờ Financial Times cho rằng có lẽ ông Tập muốn "cất" luôn tầm ảnh hưởng trong CPC của ông Giang nên ông "cắt" Chu.
Reuters đưa tin ông Giang và cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã "duyệt" cho ông Tập "xử" Chu, nhằm nói đến việc ông Tập vẫn cần có sự ủng hộ của hai tiền nhiệm lão thành.
Nhưng Financial Times đưa tin hồi tháng 4: cả hai ông Giang và ông Hồ Cẩm Đào yêu cầu ông Tập ngưng hoặc ít ra tạm hoãn chiến dịch chống tham nhũng. Báo này nêu hai đàn anh đồng ý điều tra Chu, nhưng lại ngại ông Tập "làm quá" với cả các cán bộ lãnh đạo cấp cao khác, thì "chính phủ lấy đâu ra người làm việc".
Nếu đúng như thế, trong vài tháng tới, nhất là các cuộc điều tra PLA và ở Thượng Hải sẽ cho biết ông Tập có nghe lời các "đàn anh" hay không.
Tuân lệnh thủ trưởng, chính ủy "lên lon"
Nhà quan sát chính trị Hua Po ở Bắc Kinh nói: "Ông Tập đang xử lý bè lũ ở Thượng Hải, nhất là cánh quân đội ủng hộ ông Giang".
Ông Giang, 87 tuổi, từng là bí thư thành ủy Thượng Hải và theo trang National Interest ngày 1.8, và PLA cũng là "hùng cứ" của ông Giang, cựu chủ tịch Quân ủy trung ương.
Ngày 30.6, CPC tuyên bố khai trừ đảng đối với cựu tướng Từ Tài Hậu, cựu ủy viên Bộ chính trị và cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương. Cuối năm 2012, tướng Từ mới cùng Chu về hưu sau đại hội CPC khóa 18.
Tướng Từ bị buộc tội "ăn hối lộ" tiền lớn của các sĩ quan muốn "lên lon", cũng là "đệ tử ruột" của ông Giang.
Tuần san New Epoch đưa tin ông Giang bị sốc nên ngày 2.7, ông Giang đi xe lửa từ Thượng Hải lên Bắc Kinh nhưng không gặp được ông Tập.
Hẳn vì ông Giang muốn cứu "thằng em" mà ông Giang từng thử thách đức kiên trung hồi năm 1988, nhân một trận lũ ở sông Dương Tử.
Lúc ấy ông Giang là tổng bí thư CPC kiêm chủ tịch Quân ủy trung ương, nhưng không biết mình có quyền thực sự với PLA hay không, nên ông muốn đo sự trung thành của quân đội, theo bài báo "Tất cả vì quyền lực: câu chuyện thật của Giang Trạch Dân" đăng trên Epoch Times năm 2005.
Còn theo tuần san tài chính Tài Kinh rất có uy tín ở TQ, cuộc thử thách ấy là thời điểm để chính trị viên Từ của Quân khu Jinan vươn lên trên đường quan lộ:
Đơn vị của Từ vừa hoàn thành nhiệm vụ giúp dân chống lũ, trở về căn cứ nhưng ông Giang lệnh quay lại. Từ tuân lệnh lập tức nên được ông Giang khen là "sĩ quan gương mẫu".
Trên thực tế, ông Giang thử thách lòng trung của các cán bộ chỉ huy khác bằng cách sai họ đem quân tới- lui, liên tục thay chỉ huy bất chấp sự an toàn của quân lính và nhân dân TQ.
"Chống lũ sai quy trình"
Việc sai lính thế này bị đồn thổi rằng ông Giang mê tín dị đoan: một thầy bói bảo ông "chớ nên chia cách mạch rồng".
Dù kế hoạch cứu hộ thiên tai khẩn cấp từng thực hiện thành công trong quá khứ là chuyển dòng lũ vào đập tránh lũ Jinjiang, ông Giang vẫn không làm theo.
Thay vào đó, ông cho lính đắp đê lên cao, thậm chí đi dọc sống Dương Tử để đích thân chỉ đạo-giám sát và hướng dẫn bộ đội hô khẩu hiệu.
Dù PLA tung nỗ lực, đê vẫn vỡ, trở thành cơn lũ tệ hại nhất trong 40 năm. Theo số liệu chính thức, gần 5.000 người chết, 15 triệu người mất nhà cửa. Nhiều chuyên gia nhận định đây là "nhân tai" chứ không phải thiên tai.
Tướng Từ trước khi bị điều tra (ảnh nhỏ khi ông còn là chính ủy)
Nhưng Từ "phất", năm sau được đưa vào Quân ủy trung ương, làm phó chủ nhiệm tổng cục chính trị PLA và năm 2000 lên chức phó chủ tịch quân ủy trung ương, bảo vệ tầm ảnh hưởng của ông Giang trong PLA, dù ông về hưu.
Sau trận động đất ở Tứ Xuyên năm 2008, Thủ tướng TQ lúc ấy là ông Ôn Gia Bảo đến tận hiện trường lập tức, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cứu hộ. Ông cũng lênh mở đường đến vùng Wenchuan bị nặng nhất bằng bất kỳ giá nào.
Nhưng quân đội cố tình trì hoãn nhiệm vụ, một số cán bộ chỉ huy còn từ chối đưa quân tới với lý do "thời tiết quá xấu".
Ông Ôn phải hét vào tai một ông tướng, qua điện thoại: "Tôi không cần biết. Nhân dân trả lương cho ông, tùy ông làm gì thì làm !" rồi ông giập máy.
Chủ tịch Quân ủy trung ương lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào cũng không nói được PLA, theo một cán bộ chỉ huy là Chen Bingde, vì mọi hoạt động quân sự đều phải có lệnh từ ông Giang với các tướng cấp cao hơn, ông Hồ Cẩm Đào chỉ có thể lệnh cho từ thiếu tướng trở xuống.
Có thông tin cuộc điều tra ông Giang được mở sớm, vì ông Tập phẫn nộ với phe ông Giang (như Chu, Từ, Bạc Hy Lai) ở Thượng Hải là "bè lũ táo tợn" thường xuyên chống lệnh, cãi bướng, thường xuyên đẩy tình hình vào sự hỗn độn bằng các hành động "kiêu binh".
Thậm chí có thông tin "bè lũ Thượng Hải" của ông Giang còn tính chuyện ám sát ông Tập trước thềm đại hội CPC cuối năm 2012:
Tháng 3.2012, sau khi Bạc bị mất chức bí thư thành ủy Thượng Hải, trên mạng internet xuất hiện nhiều ảnh xe quân sự vào Bắc Kinh lúc khuya và có tiếng đấu súng.
Giới truyền thông nước ngoài dẫn các nguồn tin từ Trung Nam Hải, nêu Chu chỉ huy lực lượng kiểm soát quân sự và ông ta toan đảo chính nhưng bị quân chính phủ đánh bại.
Sau đó vào mùa hè năm ấy, Chu lại có hai cơ hội ám sát ông Tập tại cuộc họp ở khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hải của CPC: cài bom hẹn giờ vào phòng họp, và lúc ông Tập đi khám sức khỏe ở bệnh viện quân y 301 của PLA, nơi ông Tập suýt bị một mũi tiêm thuốc độc.
Ông Tập Cận Bình thị sát một căn cứ PLA
Từ đó, ông Tập phải lui về một căn cứ quân sự ở Bắc Kinh để phòng thân, trong lúc chuẩn bị chính thức trở thành tổng bí thư CPC ở đại hội đảng khóa 18 vào tháng 11.2012.
Các thông tin này trùng thời điểm cuối tháng 8 đến ngày 14.9, ông Tập đột nhiên "biến mất" khỏi sự chú ý của dân Bắc Kinh.
Ông Tập "nhập vai" Võ Tòng bắt cọp
Nhà quan sát chính trị Hua Po ở Bắc Kinh nói: "Ông Tập đang xử lý bè lũ ở Thượng Hải, nhất là cánh quân đội ủng hộ ông Giang".
Đầu năm 2013, ông Tập mới cùng lãnh đạo Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI) Vương Kỳ Sơn mở chiến dịch "đả hổ đập ruồi", là để đập "bè lũ Giang". Theo nhà báo lão thành Gao Yu ở TQ, ông Tập và ông Vương dự tính điều tra một ủy viên thường vụ Bộ chính trị, 2 ủy viên Bộ Chính trị. Nhưng ông Giang quát vào mặt ông Vương rằng không chấp nhận, nên chiến dịch "đả hổ đập ruồi" bị chậm.
Giới truyền thông nhà nước TQ cũng đầy các cuộc "phản pháo" của phe ông Giang. Ví dụ khi CCDI "phăng" ra cựu thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh là "cạ" của Chu, biên tập viên Jing Yidan của Đài truyền hình trung ương (CCTV) nói bóng gió về ông Tập: "Muốn đủ phẩm chất đả hổ, quý vị phải tự hỏi: "Liệu mình có là một bậc anh hùng như Võ Tòng đả hổ ?"
Ngày 16.7.2014, Vương ra lời cảnh báo: đoàn điều tra CCDI đến Thượng Hải sẽ "soi" bất kỳ vấn đề nào và ai có vấn đề, để "xác minh làm rõ".
Và ngay cả sau khi CCDI chính thức công bố Chu bị điều tra, giới truyền thông TQ vẫn e dè. Như Nhân dân nhật báo ngày 29.7 đã rút bài "Bắt cọp lớn Chu Vĩnh Khang chưa phải hoàn toàn chấm dứt cuộc điều tra". Nhưng giới truyền thông TQ gần đây lại phát tín hiệu "Săn cọp to sau Chu Vĩnh Khang".
Các nhà phân tích nói khi ông Tập tiến hành chống tham nhũng, "phe cánh ông Giang" liên tục chống đối, gây lộn xộn. Vì thế, ông Tập cần thi triển nhanh các biện pháp phản công.
Hậu quả: các vụ "bắt cọp" ngày càng lớn hơn. Nhà phân tích Tianxiao Li ở Mỹ nói: "theo thiển ý, Giang sẽ không còn có thể vẫy vùng".
Theo Một Thế Giới
Vén màn bí mật chuyện Châu Âu giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự Nêu Quân giai phong nhân dân Trung Quôc (PLA) phai tham gia chiên tranh ngay trong ngay mai, ho se mang ra chiên trương môt kho vu khi vơi đây thiêt bi phân cưng mua tư cac đông minh thân cân nhât cua My la Đưc, Phap va Anh. "Vo" Trung Quôc, "thit" châu Âu Dươi biên, phân lơn cac tau chiên đâu...