Trung Quốc mở trang web về quần đảo tranh chấp với Nhật Bản
Trung Quốc vừa có thêm một bước đi mới trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku với Nhật Bản khi chính thức cho ra mắt trang web giới thiệu về quần đảo không có người ở này.
Trang web của Trung Quốc về đảo tranh chấp với Nhật Bản.
Trang web có địa chỉ www.diaoyudao.org.cn, được Cơ quan thông tin và dữ liệu biển quốc gia Trung Quốc chính thức công bố ngày 30/12.
Trang web được thiết kế trên hình nền cờ Trung Quốc và đăng tải nhiều tài liệu pháp lý cũng như bản đồ có niên đại từ năm 1403, thời điểm lần đầu tiên Bắc Kinh ra tuyên bố bằng văn bản về chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Khi đó, văn bản này được viết bằng tiếng Quan thoại.
“Xét cả trên phương diện lịch sử lẫn pháp lý, các tài liệu trên trang web cung cấp bằng chứng rõ ràng cho thấy quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”, hãng tin Xinhua viết.
Trước mắt, trang web được thể hiện hoàn toàn bằng tiếng Trung và sẽ được chuyển sang ít nhất 7 thứ tiếng khác, trong đó có tiếng Nhật.
Video đang HOT
Trước đó, trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng có phần riêng nói về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư bằng 12 thứ tiếng.
“Rõ ràng quần đảo Senkaku là phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản xét cả về các bằng chứng lịch sử cũng như trên cơ sở luật pháp quốc tế”, tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh.
Động thái mới của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến cho tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng xấu đi.
Thông tin về việc Trung Quốc cho ra mắt trang web riêng về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku xuất hiện trong bối cảnh 3 tàu hải giám Trung Quốc vừa kết thúc chuyến tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Trong vài năm gần đây, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã bị đẩy xuống mức thấp nhất do những tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là quần thể 5 đảo không có người ở trên biển Hoa Đông, hiện do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi có chủ quyền.
Tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp “phá băng” hiếm hoi bên lề Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Bắc Kinh.
Tuy nhiên, những căng thẳng biển đảo vẫn là rào cản không thể vượt qua giữa hai nước khi chỉ hai tuần sau cuộc gặp, Trung Quốc đã cử các tàu hải giám nối lại các chuyến tuần tra ra vùng biển tranh chấp.
Vũ Anh-Hương Giang
Theo AFP
Nhật muốn đưa quân tới các đảo biên giới đề phòng Trung Quốc
Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của Nhật nhiều khả năng sẽ trình lên quốc hội một dự luật để đưa 10 đảo hẻo lánh có người ở thành "các đảo biên giới đặc biệt", nơi các cơ sở quân sự sẽ được xây dựng, nhằm tăng cường bảo vệ và phát triển các đảo.
Đảo Yonagunijima tại tỉnh Okinawa.
Dư luật sẽ kêu gọi chính phủ xây dựng các cơ sở của lực lượng phòng vệ trên các đảo và hỗ trợ tài chính nhiều hơn cho sự phát triển của chúng, tờYomiuri Shimbun ngày 12/8 dẫn các nguồn tin cho biết.
Dự luật trên nhằm phối phó với sự mở rộng hàng hải của Trung Quốc và việc thu mua đất đai trên các đảo hẻo lánh thông qua vốn nước ngoài.
Trong danh sách các đảo biên giới đặc biệt có quần đảo Oki tại tỉnh Shimane, quần đảo Tsushima tại tỉnh Nagasaki, đảo Yonagunijima tại tỉnh Okinawa. Đảo Okushiri, Rebun và Rishiri tại Hokkaido cũng nằm trong danh sách.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc tích tực mua đất trên đảo Tsushima, trong khi quần đảo Oki gần quần đảo Takeshima hiện đang tranh chấp với Hàn Quốc. Đảo Yonagunijima nằm cách quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư khoảng 150 km về phía nam, nơi các tàu Trung Quốc thường xuyên xuất hiện. Dự luật không bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vì chúng không có người ở.
Dự luật của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền sẽ hối thúc chính phủ trung ương thực hiện các biện pháp như xây dựng các cơ sở nhà nước như các đơn vị của lực lượng phòng vệ hoặc bảo vệ bờ biển Nhật, mua đất để chính phủ quản lý, xây dựng các cảng và sân bay để phục vụ các đơn vị của lực lượng phòng vệ.
Dự luật cũng bao gồm các biện pháp như tăng chi phí của chính phủ cho việc xây dựng cảng, đường xá và các công trình cơ sở hạ tầng khác và hỗ trợ các ngư dân bị thiệt hại do các hành động trái phép của tàu nước ngoài.
Tính tới tháng 4/2013, Nhật Bản có 6.847 hòn đảo hẻo lánh. Hơn 90% trong số các đảo hẻo lánh là không có người ở và chỉ 418 đảo là có cư dân sinh sống.
An Bình
Theo Dantri/Yomiuri Shimbun
Nhật Bản: Tàu Trung Quốc vẫn đi lại quanh quần đảo tranh chấp Ngày 12/8, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết 3 tàu hải cảnh của Trung Quốc vẫn tiếp tục đi lại trong vùng tiếp giáp lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Như vậy các tàu này đã có mặt ở vùng biển quanh quần đảo tranh chấp 4 ngày liên tục. Theo Văn phòng...