Trung Quốc mở đường trái phép ở Hoàng Sa
Giới chức Trung Quốc vừa ngang nhiên khởi công dự án mở rộng hai con đường vốn được xây trái phép ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tờ Nhân dân Nhật báo hôm nay 14.12 đưa tin dự án mở rộng đường Tuyên Đức và Vĩnh Lạc nói trên được khởi công vào ngày 13.12 và đây là hai con đường chủ yếu kết nối với bến tàu, các đơn vị dân sự và quân sự đốn trú trái phép tại Phú Lâm.
Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, quân đội Trung Quốc ngang nhiên diễn tập bắn súng ở Hoàng Sa ngày 5.12, theo tờ Hoàn Cầu thời báo.
Theo TNO
Cảnh sát biển: "Vệ sĩ" của ngư dân
Đại tá Nguyễn Quang Đạm, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết ngoài việc bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trên biển, lực lượng này còn bảo đảm môi trường an toàn cho ngư dân.
Video đang HOT
Thưa ông, Cục Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ chính là gì?
Đại tá Nguyễn Quang Đạm: Bảo đảm an ninh, an toàn trên các vùng biển của Việt Nam là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục của Cục Cảnh sát biển Việt Nam. Trong tình hình hiện nay, Cục Cảnh sát biển Việt Nam cần khéo léo xử lý mọi vấn đề phức tạp để vùng biển nước ta luôn hòa bình và hữu nghị.
Đối với vấn đề chủ quyền trên biển Đông, có nhiều tuyên bố và quan điểm khác nhau. Cục Cảnh sát biển Việt Nam sẽ làm gì để bảo đảm chủ quyền trên biển của nước ta?
Đây là vấn đề nhạy cảm do vùng biển Việt Nam có nhiều khu vực đang còn các nhận thức khác nhau nên có ảnh hưởng nhất định đến chủ quyền của chúng ta. Cảnh sát biển Việt Nam luôn tăng cường hoạt động tuần tra, kể cả trên các khu vực nhạy cảm, nơi có hoạt động của tàu thuyền nước ngoài nhằm tạo môi trường hòa bình và ổn định trên biển Đông.
Lực lượng Cảnh sát biển đã được trang bị đủ phương tiện cũng như con người để thực thi pháp luật Việt Nam và quốc tế trên các vùng biển của chúng ta?
Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã có máy bay tuần thám trên biển, nhưng vẫn giao cho Quân chủng Phòng không - Không quân vận hành. Đến khi có phi đội bay riêng, Cục Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được trang bị thêm và trực tiếp vận hành một số máy bay tuần thám.
Trong khi đó, tàu CSB 8001 với tầm hoạt động 5.000 hải lý đã được hạ thủy và sẽ đi vào vận hành thử. Tất cả những phương tiện trên giúp Lực lượng Cảnh sát biển nâng cao năng lực thực thi pháp luật Việt Nam và quốc tế trên biển.
Lực lượng cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam
Cục Cảnh sát biển Việt Nam có biện pháp gì để bảo đảm an toàn cho ngư dân và hoạt động khai thác kinh tế biển, thưa ông?
Trách nhiệm của chúng tôi là bảo vệ những hoạt động kinh tế trên vùng biển của Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế mà chúng ta có theo luật pháp Việt Nam cũng như Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1982 về Luật Biển. Việc tạo ra một môi trường hòa bình, ổn định là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Sắp tới, Việt Nam sẽ có lực lượng kiểm ngư. Cảnh sát biển sẽ phối hợp ra sao với lực lượng này để ngư dân Việt Nam có môi trường hoạt động an toàn?
Lực lượng kiểm ngư đóng vai trò là thanh tra chuyên ngành, duy trì trật tự và giám sát hoạt động nghề cá. Chúng tôi sẽ phối hợp với lực lượng này như đã phối hợp với nhiều lực lượng khác để bảo đảm một môi trường tốt nhất cho ngư dân hoạt động. Không chỉ với ngư dân Việt Nam, chúng tôi có trách nhiệm bảo đảm vùng biển an toàn cho tàu bè nước ngoài đi lại trên vùng biển quốc tế.
Cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia trung tâm chia sẻ thông tin phòng chống cướp biển khu vực châu Á. Chiến công bắt gọn 11 tên cướp biển vừa qua được đánh giá cao bởi đây là lần đầu tiên, lực lượng cảnh sát biển của một quốc gia khu vực Đông Nam Á bắt được tội phạm này.
Ông đánh giá thế nào về sự hợp tác giữa cảnh sát biển Việt Nam trong việc phối hợp tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ với lực lượng ngư chính Trung Quốc?
Tôi khẳng định hợp tác giữa hai bên rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong 6 năm qua, Cục Cảnh sát biển Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Bộ đội Biên phòng, Thanh tra Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản để thực hiện nhiệm vụ giám sát ở vịnh Bắc Bộ.
Duy trì hòa bình, ổn định trên vịnh Bắc Bộ
Vừa qua, Cục Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra - giám sát nghề cá trong các vùng nước Hiệp định vịnh Bắc Bộ (2006-2012).
Cục Cảnh sát biển Việt Nam cho biết vẫn còn một số phương tiện vi phạm chủ quyền, đánh bắt thủy sản không đúng quy định của Hiệp định vịnh Bắc Bộ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục đối với ngư dân còn bất cập tổ chức giám sát chưa thường xuyên...
Hội nghị cũng đã đề ra những công tác trọng tâm trong thời gian tới, nhất là vai trò của Ủy ban Liên hiệp Nghề cá Việt Nam - Trung Quốc trong việc duy trì Hiệp định vịnh Bắc Bộ đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ngư dân hai nước chấp hành nghiêm các quy định của Hiệp định vịnh Bắc Bộ công tác giám sát được tăng cường để giữ vững môi trường hòa bình, ổn định...
Theo Dantri
Trung Quốc lại hoạt động trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc vừa ngang nhiên thông báo một trạm dự báo và giám sát môi trường biển đã được thành lập tại cái gọi là "thành phố Tam Sa". Báo China Daily ngày 6.12 dẫn thông báo từ Cục Hải dương nhà nước Trung Quốc lên giọng cho hay 20 nhân viên sẽ vận hành trạm mới nói...