Trung Quốc mở cửa trạm nghiên cứu thứ 4 tại Nam Cực
Trạm nghiên cứu thứ 4 của Trung Quốc tại Nam Cực mang tên Thái Sơn (Taishan) đã chính thức mở cửa, một động thái cho thấy tham vọng khám phá Trái đất của quốc gia này.
Ảnh minh họa
Trạm nghiên cứu này được đặt theo tên núi Thái Sơn, một trong 5 ngọn núi linh thiêng của Trung Quốc, AFP dẫn thông cáo Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc ngày 10.2.
Nhiệt độ trung bình hằng năm tại trạm nghiên cứu Thái Sơn là -36,6 độ C và việc xây dựng trạm nghiên cứu này bắt đầu từ ngày 28.12.2013.
Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban hành một văn bản gửi lời chúc mừng việc thành lập trạm nghiên cứu này, cho rằng nghiên cứu khoa học tại Nam Cực là quan trọng đối với việc khám phá thiên nhiên và phát triển nhân loại.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 19.12.2013, tờ China Daily đưa tin Trung Quốc đang triển khai kế hoạch xây dựng thêm hai trạm nghiên cứu thứ 4 và thứ 5 ở Nam Cực.
Trạm nghiên cứu Thái Sơn sẽ được sử dụng để nghiên cứu “địa chất, sông băng, từ tính trái đất và khoa học khí quyển ở Nam Cực”, theo China Daily.
Một tàu phá băng Trung Quốc với thủy thủ đoàn 256 người, bao gồm các công nhân xây dựng, đã đến Nam Cực hồi tháng 12.2013. Cũng trong chuyến đi này, nhóm chuyên gia Trung Quốc sẽ tiến hành khảo sát địa điểm xây dựng trạm nghiên cứu thứ 5 ở Nam Cực.
Các nhà hoạt động môi trường thế giới vẫn thường phản đối các quốc gia lập trạm nghiên cứu tại Nam Cực vì lo ngại chúng sẽ đe dọa đời sống của 16.000 sinh vật tại đây, bao gồm chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi.
Trung Quốc gửi đội thám hiểm đầu tiên đến Nam Cực vào năm 1984 và thiết lập trạm nghiên cứu đầu tiên một năm sau đó.
Theo AFP, khoảng 30 quốc gia có trạm nghiên cứu ở Nam Cực, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Úc, Anh, Pháp và Argentina.
Argentina, một trong những quốc gia gần Nam Cực nhất, có 13 trạm nghiên cứu ở Nam Cực, trong khi Mỹ có 5 trạm và Nga có 12 trạm, theo AFP.
Theo TNO
Tàu phá băng Trung Quốc bị kẹt giữa băng khi đi giải cứu tàu Nga
Một chiếc tàu phá băng của Trung Quốc trên đường tới giải cứu một chiếc tàu nghiên cứu của Nga tại Nam Cực đã bị mắc kẹt trong băng khi còn cách mục tiêu 6,5 hải lý, báo giới Úc đưa tin.
Tàu phá băng Xuelong (rồng tuyết) của Trung Quốc
Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Úc (AMSA), đơn vị đang điều phối chiến dịch giải cứu tàu khách MV Akademik Shokalskiy của Nga, cho biết chiếc tàu phá băng đã buộc phải dừng lại khi còn cách mục tiêu 6,5 hải lý.
"Chiếc tàu đã gặp phải băng dày đặc và sẽ là không an toàn cho chính họ nếu tiếp tục hướng tới chiếc tàu của Nga", đài ABC của Úc dẫn lời quan chức AMSA cho biết.
"Chúng tôi sẽ tìm kiếm các lựa chọn khác trong ngày hôm nay (thứ Bảy)".
Chiếc tàu của Nga mang theo 74 người, đã bị mắc kẹt trong băng từ hôm thứ Ba, tại vị trí cách căn cứ Dumont D'Urville của Pháp khoảng 100 hải lý.
3 tàu phá băng, trong đó có tàu tiếp vận Nam Cực của Úc Aurora Australis, đang đổ về khu vực trên trong nỗ lực giải cứu.
Trước khi bị mắc kẹt, tàu MV Akademik Shokalskiy mang theo các nhà khoa học và du khách đang đi theo tuyến đường tới Nam Cực mà nhà thám hiểm Douglas Mawson từng đi trước đó một thế kỷ.
Tàu này cũng thực hiện các thí nghiệm khoa học tương tự như những thí nghiệm được tiến hành trong cuộc thám hiểm Nam Cực 1911 - 1914 của Úc. Đây là cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên trên quy mô lớn tới lục địa băng do Úc dẫn đầu.
Theo Dantri
Tàu phá băng Trung Quốc bị kẹt giữa băng khi đi giải cứu tàu Nga Một chiếc tàu phá băng của Trung Quốc trên đường tới giải cứu một chiếc tàu nghiên cứu của Nga tại Nam Cực đã bị mắc kẹt trong băng khi còn cách mục tiêu 6,5 hải lý, báo giới Úc đưa tin. Tàu phá băng Xuelong (rồng tuyết) của Trung Quốc Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Úc (AMSA), đơn vị...