Trung Quốc miễn nợ cho 17 quốc gia châu Phi
Trung Quốc, bên cho vay song phương lớn nhất của châu Phi, đã miễn nợ cho 17 quốc gia ở châu lục này đối với 23 khoản vay không tính lãi đến hạn vào năm 2021.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa). Ảnh: QZ
Theo trang Qz ngày 23/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết bối cảnh của đợt miễn nợ mới nhất này nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn châu Phi coi mình là đối tác ưa thích để phát triển lâu dài.
Thông báo miễn nợ được công bố vào ngày 18/8 trong một bài phát biểu trước các nhà ngoại giao Trung Quốc và châu Phi tại cuộc họp liên quan đến Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi được tổ chức vào tháng 11/2021 tại Senegal. Tại diễn đàn đó năm ngoái, Trung Quốc đã giảm 33% cam kết đối với châu Phi do lo ngại về việc châu Phi mắc nợ nước này và trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.
Chi tiết cụ thể của việc miễn nợ nói trên không được công bố vì Trung Quốc không nói quốc gia và số tiền được miễn. Trước đó, Trung Quốc đã hủy nợ tới hạn đối với các khoản cho vay không tính lãi trị giá 113,8 triệu USD đến hạn vào năm 2020 cho 15 quốc gia châu Phi, trong đó có Botswana, Burundi, Rwanda, Cameroon, CHDC Congo và Mozambique.
Video đang HOT
Trong cuộc họp ngày 18/8 nói trên, ông Vương Nghị nói: “Trung Quốc đánh giá cao cam kết chắc chắn của các nước châu Phi đối với nguyên tắc một Trung Quốc và đánh giá cao ủng hộ mạnh mẽ của các bạn đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ”.
Ông nhấn mạnh các điểm khác của thỏa thuận chính trị giữa Trung Quốc và châu Phi, mà kết quả là châu Phi đã nhận được các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và nhân đạo do Trung Quốc tài trợ, từ cây cầu Foundiougne khai trương ở Senegal năm nay, đường cao tốc Nairobi ở Kenya, tới khoản hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho Djibouti, Ethiopia, Somalia và Eritrea.
Các nhà tài chính Trung Quốc và các chính phủ châu Phi đã ký hơn 1.180 cam kết cho vay trị giá 160 tỷ USD từ năm 2000 đến năm 2020, trong đó 2/3 là dành cho các dự án vận tải, điện và khai mỏ. Angola, Zambia, Ethiopia, Kenya và Cameroon đã vay nhiều nhất từ Trung Quốc bằng đồng USD.
Ông Vương Nghị cam kết Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào châu Phi, trong đó có khoản hỗ trợ xây dựng “Vạn lý trường thành xanh” chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ lương thực cho 17 quốc gia và tăng nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Phi.
Đồng thời, ông Vương Nghị nhấn mạnh nguyên lý cốt lõi trong quan hệ giữa hai bên: “Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết các vấn đề của châu Phi theo cách của châu Phi. Chúng tôi phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của các nước châu Phi và phản đối châm ngòi cho đối đầu và xung đột ở châu Phi”.
Ông Vương Nghị cho biết châu Phi muốn môi trường hợp tác thuận lợi và thân thiện, chứ không phải tâm lý Chiến tranh Lạnh mà không ai thắng, muốn hợp tác cùng có lợi vì lợi ích lớn hơn của người dân, chứ không phải ganh đua giữa các nước lớn để giành lợi ích địa chính trị.
Ngoại trưởng Mỹ tới châu Phi tìm cách xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 10/8 đã từ CHDC Congo đến Rwanda, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 nước châu Phi của ông.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Tổng thống Rwanda Paul Kagame tại cuộc gặp ở Kigali ngày 11/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự kiến, ông Blinken sẽ tiến hành hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Paul Kagame trong ngày 11/8.
Chuyến công du châu Phi của Ngoại trưởng Mỹ diễn ra không lâu sau chuyến đi của người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đến khu vực này, đồng thời trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Rwanda và nước láng giềng CHDC Congo.
Chính quyền Kinshasa cáo buộc Kigali hậu thuẫn cho cuộc nổi dậy của phiến quân M23 ở miền Đông CHDC Congo. Nhưng phía Rwanda đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Dự kiến, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Kagame, Ngoại trưởng Blinken sẽ thảo luận những nỗ lực nhằm giảm căng thẳng giữa Rwanda và CHDC Congo cũng như các vấn đề khác trong quan hệ giữa Mỹ và Rwanda.
Trước đó, trong chuyến thăm CHDC Congo trong ngày 10/8, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Blinken đã gặp Thủ tướng Sama Lukonde và thảo luận về các cuộc bầu cử công bằng, vấn đề môi trường, chống tham nhũng và "đảm bảo chuỗi cung ứng các loại khoáng sản quan trọng".
Trong chặng dừng chân đầu tiên ở Nam Phi, Ngoại trưởng Mỹ cũng đã gặp các quan chức nước chủ nhà. Tại Pretoria, ông Blinken nhấn mạnh Mỹ mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác thực chất với châu Phi, trong khi Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi Naledi Pandor tuyên bố Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất của đất nước cực Nam châu Phi này.
Giới ngoại giao Trung Quốc đổ xô đến châu Phi, ngăn phương Tây mở rộng hiện diện Đây có lẽ là thời điểm bận rộn đối với hoạt động ngoại giao của Trung Quốc ở châu Phi, khi các quan chức cấp cao nước này thực hiện hàng chục chuyến đi tới châu lục. Xu Jinghu - Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề châu Phi gặp Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye ở Bujumbura....