Trung Quốc mất 40% sản lượng vải, thương nhân “săn” vải thiều Việt
Việc Trung Quốc mất mùa vải, sản lượng giảm đến 40% so với năm 2018 sẽ tạo cơ hội cho vải thiều Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này với giá cao.
Theo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), Trung Quốc có diện tích trồng và sản lượng quả vải hàng năm lớn nhất thế giới. Vải được trồng nhiều ở các tỉnh vùng phía Nam sông Trường Giang như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hải Nam và một số tỉnh khác với sản lượng ít hơn như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam.
Vụ thu hoạch vải tại Trung Quốc thường bắt đầu từ giữa tháng 02 đến cuối tháng 7 hàng năm, sớm và kéo dài hơn so với vụ thu hoạch vải của Việt Nam do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và giống vải phong phú hơn. Năm 2018, diện tích trồng vải của Trung Quốc khoảng 542.000 ha với sản lượng đạt khoảng 2,3 triệu tấn, mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, Trung Quốc hàng năm vẫn nhập khẩu quả vải tươi từ các thị trường khác, trong đó phần lớn là từ Việt Nam.
Hiện, nông dân các vùng trồng vải ở Bắc Giang, Hải Dương bán vải sớm với giá khá cao. Ảnh: I.T
Video đang HOT
Do mùa đông 2018 ấm, khô và ít mưa, khả năng ra hoa của cây vải trong vụ mùa năm 2019 tại các địa phương có diện tích trồng và sản lượng lớn đạt tỉ lệ thấp, dẫn đến sản lượng quả vải tại nội địa Trung Quốc giảm (sản lượng vải tại Quảng Đông – địa phương chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải Trung Quốc giảm khoảng 40% so với năm 2018).
Theo số liệu ghi nhận được từ Kho dữ liệu giá cả nông sản, Bộ Thương mại Trung Quốc gần đây, giá vải bán buôn (ngày 27/5/2019) tại các chợ đầu mối một số địa phương của Trung Quốc dao động từ 12 Nhân dân tệ (NDT)/kg đến 31 NDT/kg. Trong đó, giá vải tại Chiết Giang vào khoảng 12 NDT/kg; Quảng Đông, Giang Tô và Bắc Kinh lần lượt là 17 NDT/kg, 20 NDT/kg và 25 NDT/kg; tỉnh An Huy ghi nhận mức giá cao nhất trong ngày, đạt 31 NDT/kg (01 NDT hiện tương đương với khoảng 3.380 VNĐ).
Thông lệ các năm trước, thời điểm cuối vụ (từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7), giá vải nội địa thị trường Trung Quốc thường sẽ giảm so với các thời điểm trước đó do quả vải cuối vụ có chất lượng không bằng. Tuy nhiên, với diễn biến giá cả và sản lượng thực tế năm 2019, giá quả vải bình quân tại thị trường nội địa Trung Quốc năm nay dự kiến sẽ cao hơn năm 2018.
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến các thương nhân Trung Quốc tìm đến các vùng vải của Bắc Giang, Hải Dương để thu mua, đẩy giá vải đầu mùa lên mức khá cao.
Được biết, phía Trung Quốc đã cấp 36 mã vùng trồng vải thiều tại 30 xã, thị trấn của tỉnh Bắc Giang, sản lượng trên 80.000 tấn, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường nước bạn.
Theo ông Thang Thành Vỹ, Hội trưởng Thương hội hoa quả quốc tế Bằng Tường: “Trung Quốc có hơn 1,3 tỷ người, là thị trường có quy mô lớn nhất thế giới. Với vải tươi của tỉnh Bắc Giang, chỉ cần phù hợp điều kiện kiểm dịch của hải quan Trung Quốc và giải quyết tốt hơn vấn đề giữ tươi, hơn 100 thành viên của Thương hội sẽ hỗ trợ việc thông quan, đưa sâu vào trong nội địa tiêu thụ”.
Theo Danviet
TQ ra điều kiện đàm phán : Mỹ phải 'sửa sai'
Bộ Thương mại Trung Quốc lại vừa có những lời lẽ cứng rắn với Mỹ trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mỹ cần phải sửa chữa những hành động sai lầm của mình, nếu nước này muốn tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để kết thúc cuộc chiến thuế quan đang gây tổn hại cho cả hai nước - Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết hôm nay (23/5). Cơ quan này cũng cho rằng, việc đàm phán phải dựa trên thái độ tôn trọng lẫn nhau từ cả đôi bên.
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong.
Mỹ đã liên tục gia tăng việc ép thuế, làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu - đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết trong buổi sơ lược thông tin hàng tuần. Ông Cao cũng nói thêm rằng, Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của các tập đoàn kinh doanh Trung Quốc.
Anh Thư
Theo VNN
Trung Quốc nói không hứng thú khôi phục đàm phán thương mại, tố cáo Mỹ dùng 'thủ thuật' Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết Bắc Kinh không hứng thú nối lại các cuộc đàm phán thương mại với Washington bởi không tìm thấy sự chân thành từ Mỹ. "Không có động thái mới nào cho thấy sự chân thành từ Mỹ thì việc các quan chức đến Trung Quốc và đàm phán thương mại là vô nghĩa", Tân Hoa...