“Trung Quốc lừa dối cả Liên hợp quốc”
Sáng 20-6, tại buổi tọa đàm “Tình hình an ninh tại Biển Đông hiện nay” được tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an đã đề cập đến nhiều vấn đề xoay quanh tình hình Biển Đông”.
Thiếu tướng PGS.TS Lê Văn Cương tại buổi tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương đã thông tin về chuỗi hành động gây hấn của Trung Quốc, những hành động đang bị dư luận quốc tế lên án gay gắt.
Video đang HOT
Thứ nhất, việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là vi phạm luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Thứ hai, tàu Trung Quốc nhiều lần đe dọa dùng vũ lực và trực tiếp đâm thẳng vào tàu Việt Nam. Hành động này đi ngược lại tất cả các chế định luật pháp quốc tế. Trong khi, điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việc bất chấp, chà đạp lên luật pháp quốc tế, cho thấy bộ mặt hiếu chiến của Trung Quốc. Thứ ba, Trung Quốc đang phơi bày sự lừa dối một cách lố bịch. Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hoa Xuân Oánh còn yêu cầu Việt Nam “ngừng quấy rối hoạt động của Trung Quốc, dừng thổi phồng các vấn đề liên quan và làm căng thẳng gia tăng”. Cách đây ít ngày, Trung Quốc còn đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon phổ biến trong 193 thành viên Liên hợp quốc một văn bản nói rằng: “Tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc 1.547 lần”. Nhưng khi được yêu cầu đưa ra bằng chứng thì họ không có. Điều này chứng tỏ Trung Quốc lừa dối cả Liên hợp quốc.
Trung Quốc tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 sẽ tác nghiệp trên Biển Đông từ ngày 2-5 đến 15-8. Cũng theo giả định của PGS.TS Lê Văn Cương, nếu đến ngày 15-8 Trung Quốc rút giàn khoan này, họ sẽ tuyên bố “xanh rờn” là “đã hoàn thành nhiệm vụ, không có chuyện gì ở đây nữa”. Ông cho biết: “Phải chăng đây là hành động mở đường cho việc đưa một giàn khoan nhỏ hơn vào đây, thậm chí có thể thông qua hợp đồng kinh tế với nước ngoài, đưa hàng trăm tàu cá vào khu vực này, với sự bảo vệ của hàng chục tàu hải cảnh, hải giám… Khi đó, họ hiện thực hóa sự chiếm hữu cả dưới đáy đại dương, cả trong lòng biển. Cách đây ít ngày, Trung Quốc đã đưa thêm giàn khoan Nam Hải 9 vào Biển Đông. Với hành động này, đúng như dự báo của học giả quốc tế, thì “đỉnh điểm căng thẳng” còn ở phía trước”.
Theo ANTD
Nếu không có Mỹ ở châu Á, Trung Quốc sẽ còn gặp rắc rối hơn nhiều
Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ 19, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông.
Cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Stephen Hadley.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 21/6 đưa tin, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống George W Bush, Stephen Hadley đã không nể nang chủ nhà khi thẳng thắn chỉ trích những hành vi khiêu khích của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông đang khiến láng giềng lo ngại.
Sáng 21/6 Trung Quốc khai mạc diễn đàn Hòa bình thế giới lần thứ 3 tại Bắc Kinh, hội thảo này do đại học Thanh Hoa phối hợp với hiệp hội Ngoại giao nhân dân Trung Quốc tổ chức, được cho là một diễn đàn an ninh quốc tế phi chính thức cấp cao nhất của Trung Quốc.
Năm nay, quan chức Trung Quốc cao cấp nhất tham dự hội thảo này là ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện. Hội thảo này là "sự nối dài" thực lực ngoại giao Trung Quốc từ chính thức đến phi chính thức, Bắc Kinh mời khá nhiều quan chức nghỉ hưu của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Nga tham dự, trong đó có ông Stephen Hadley.
Mặc dù là khách mời của Bắc Kinh, nhưng cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đã không ngần ngại phê phán thẳng thắn và đích danh nước chủ nhà. Trong bài phát biểu với tiêu đề "Quan hệ nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và hòa bình khu vực", Stephen Hadley đã ví những hành vi của Trung Quốc gần đây không khác gì thế kỷ 19, bao gồm những động thái khiêu khích ở Biển Đông và đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không ở Hoa Đông.
Stephen Hadley nói: "Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đương nhiên phải nghi ngờ mong muốn của Bắc Kinh về việc xây dựng mô hình mới của quan hệ nước lớn, mặc dù Trung Quốc có giải thích của riêng họ".
Ông cho rằng tại Trung Quốc hiện nay tồn tại một quan điểm gọi là "âm mưu luận", quan điểm này cho rằng Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc đang hợp mưu đối phó với Bắc Kinh. Thậm chí một số người Trung Quốc cho rằng, không có Mỹ, quan hệ Trung Quốc với láng giềng sẽ tốt hơn nhiều. "Tuy nhiên tôi cần nhấn mạnh, nếu không có Mỹ, những vấn đề Trung Quốc phải đối mặt ở châu Á còn tồi tệ hơn nhiều."
Theo cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, sự hiện diện về mặt quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương có lợi cho Trung Quốc, giúp Bắc Kinh có một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế.
Theo Giáo Dục
Ngô Sĩ Tồn: Trung Quốc sẽ không cần quan tâm đến phán quyết trọng tài Theo Ngô Sĩ Tồn, phán quyết trọng tài sẽ không có cơ chế thực hiện, "tư pháp hóa" vấn đề Biển Đông là một xu thế mới của tình hình Biển Đông hiện nay. Ngô Sĩ Tồn - viện trưởng Viện nghiên cứu Biển Đông - Trung Quốc Tân Hoa xã ngày 21 tháng 6 đăng bài viết nhan đề vưa thach thưc...