Trung Quốc “lộng ngôn”: HJ-9 thừa sức diệt mọi xe tăng
Đó là tuyên bố của Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc Trung Quốc về mẫu tên lửa chống tăng do công ty này chế tạo.
Báo Đài Loan dẫn lời từ Tổng công ty công nghiệp quốc phòng phương Bắc của Trung Quốc (NORINCO) cho hay, mẫu tên lửa chống tăng Hongjian-9 hay còn được biết tới với cái tên AFT-9A, do công ty này phát triển có thể tiêu diệt bất cứ mẫu xe tăng hay xe bọc thép nào trên thế giới.
HJ-9A là mẫu tên lửa chống tăng được trang bị công nghệ dẫn đường bằng laser được thiết kế và chế tạo bởi Norinco, và theo tuyên bố của công ty này AFT-9A có thể xuyên qua lớp giáp bảo vệ dày 1.200mm của bất cứ mẫu xe tăng nào. Và khả năng trên sẽ biến AFT-9A trở thành một sát thủ diệt tăng theo đúng nghĩa.
Tổ hợp tên lửa chống tăng HJ-9 được trang bị trên một mẫu xe bọc thép của Quân đội Trung Quốc.
Bên cạnh đó ngoài khả năng chống tăng, AFT-9A còn có thể được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu cố định như lô cốt, công sự và các công trình kiên cố, nó còn được trang bị hai loại đầu đạn nổ lõm và nhiệt áp với tầm bắn hiệu quả lên tới 5 km.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng phát triển lực lượng tăng thiết giáp của mình nhằm đối phó với mọi cuộc xung đột trong tương lai, bên cạnh đó nước này cũng ra sức phát triển hàng loạt các loại tên lửa chống tăng thế hệ mới và AFT-9A chỉ là một trong những số đó.
Mẫu tên lửa chống tăng HJ-12 được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc giấu tên cho biết rằng, ngoài HJ-9 Trung Quốc còn sở hữu một sát thủ diệt tăng khác là mẫu tên lửa chống tăng HJ-12 với nguyên lý hoạt động “khóa trước khi bắn”. Sau khi bắn, nó sẽ tự động bay đến mục tiêu, xạ thủ có thể ẩn nấp ngay hoặc nạp đạn cho hệ thống để tấn công mục tiêu tiếp theo. Và HJ-12 sẽ giúp Trung Quốc giảm bớt các thiệt hại không đáng có về người trên chiến trường. Bên cạnh đó tên lửa chống tăng HJ-12 sử dụng công nghệ “phóng mềm”, do đó nó có thể được phóng đi từ bên trong các tòa nhà hoặc hầm ngầm
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, HJ-12 sử dụng đầu đạn phá giáp hóa năng và dựa trên thông số kỹ thuật của Norinco nó có thể phá xuyên giáp bảo vệ của các loại xe tăng hay xe bọc thép có độ dày 1.100mm. Mẫu tên lửa này còn có thể tấn công hiệu quả các mục tiêu cố định hay các mục tiêu bay tầm thấp.
Theo Kiến Thức
Video đang HOT
Trung Quốc toan tính gì khi dùng thiết kế tàu chiến đóng tàu hải cảnh?
Theo Jane's, việc TQ đóng mới tàu hải cảnh dựa trên thiết kế tàu chiến là động thái bất ngờ, dù trước đây, hải cảnh TQ từng sử dụng tàu tuần tra chuyển đổi từ tàu chiến bị loại biên.
Những suy đoán ban đầu
Tạp chí quốc phòng IHS Jane's (Anh) đưa tin, những hình ảnh xuất hiện trên các trang mạng quân sự của Trung Quốc cho thấy một tàu tuần tra mới dành cho lực lượng hải cảnh Trung Quốc (CCG) đang được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu, miền nam Trung Quốc.
Điều đáng chú ý là con tàu này có thiết kế thân rất giống với tàu hộ tống Type 056 (cũng do Trung Quốc sản xuất).
Hình ảnh tàu hải cảnh mới của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố. Hình ảnh tàu hải cảnh mới của Trung Quốc tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố.
Nhà máy đóng tàu Hoàng Phố là nơi hoàn thiện 5 trong số 17 tàu Type 056 đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc (PLAN) kể từ tháng 2/2013. Đây cũng là nơi phụ trách đóng một số lượng lớn tàu hải cảnh của Trung Quốc.
Tàu hộ tống Type 056 có chiều dài 90m và lượng giãn nước vào khoảng 1.500 tấn.
Tuy nhiên, qua quan sát các bức ảnh, tàu hải cảnh mới không được trang bị pháo 76mm, tên lửa chống tàu, tên lửa đất đối không tầm ngắn hoặc các hệ thống vũ khí khác nên có vẻ sẽ có lượng giãn nước nhỏ hơn.
Con tàu này sử dụng động cơ diesel, với tốc độ tối đa ước tính 25 hải lý/giờ.
Tàu hải cảnh mới của Trung Quốc có nhiều thay đổi ở phần cấu trúc thượng tầng so với tàu Type 056 nguyên bản
Mặc dù có thiết kế thân tàu giống với Type 056 nhưng tàu hải cảnh có những thay đổi rõ rệt ở phần cấu trúc thượng tầng.
Trong khi đó, có vẻ như sàn đáp máy bay trên tàu được giữ nguyên, với khả năng tiếp nhận một chiếc trực thăng kích cỡ tương đương trực thăng Z-9.
Chiếc tàu này và tàu Type 056 nguyên bản đều không được thiết kế nhà chứa máy bay.
Ngoài ra, một số cầu trục lớn được bố trí phía trước sàn đáp, ở cả mạn trái và phải của tàu - các vị trí có thể thả xuồng tuần tra cao tốc RHIB hoặc một số loại tàu xuồng cỡ nhỏ khác.
Lựa chọn bất ngờ của Trung Quốc
Theo IHS Jane's, CCG đang sử dụng một số loại tàu tuần tra chuyển đổi từ tàu chiến đã bị loại biên của Hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc đóng tàu hải cảnh mới hoàn toàn dựa trên thiết kế tàu chiến là một lựa chọn khá bất ngờ bởi các tàu hải quân đòi hỏi phải có các vách ngăn kín nước, điều này thường làm tăng chi phí đóng tàu.
Dẫu vậy, với số lượng và tốc độ đóng tàu hộ tống Type 056, có thể thấy PLAN hài lòng với khả năng và tính năng của loại tàu này.
Việc Trung Quốc đóng mới tàu hải cảnh dựa trên thiết kế tàu chiến là một lựa chọn khá bất ngờ
Hiện chưa rõ bao nhiêu tàu hải cảnh như trên sẽ được trang bị cho CCG nhưng nếu chỉ trang bị với số lượng nhỏ thì đây lại có thể là một giải pháp mang lại nhiều hiệu quả chi phí hơn, khi phát triển từ một thiết kế tàu đã được chứng minh hiệu quả, thay vì bắt đầu từ con số không.
Một lợi ích khác mà CCG có thể tìm thấy khi áp dụng thiết kế của Type 056 là cải thiện khả năng hỗ trợ hậu cần và giảm chi phí bảo dưỡng, thông qua việc tăng cường mức độ tương đồng với các hệ thống mà PLAN sử dụng.
Theo đánh giá trên các trang mạng quân sự, con tàu này phù hợp để triển khai tại các vùng ven biển, thay vì ở các vùng biển xa.
Tham vọng bành trướng trên biển với Type 056
Sự xuất hiện của loại tàu hải cảnh trên là bước đi tiếp theo trong chương trình trang bị tàu mới cho CCG của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, Trung Quốc cũng liên tục tăng cường các tàu hải cảnh mới với lượng giãn nước lớn.
Hồi tháng 10 năm nay, IHS Jane's đã đưa tin về việc Trung Quốc đóng tàu hải cảnh 10.000 tấn đầu tiên và một số thông tin khác về chiếc tàu hải cảnh 10.000 tấn thứ hai đang được thi công tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải.
Theo IHS Jane's, những chiếc tàu hải cảnh cỡ lớn này nhiều khả năng sẽ được triển khai tại Biển Đông hoặc Hoa Đông.
Các chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang tham vọng xây dựng một lực lượng chấp pháp biển mạnh nhất trên thế giới, vượt trội lực lượng bảo vệ an ninh biển thuộc dạng mạnh nhất châu Á của Nhật Bản.
Chưa hết, theo tạp chí Diplomat (Nhật Bản), Trung Quốc đang cho ra đời nhiều phiên bản của Type 056.
Mới đây, PLAN đã tiếp nhận phiên bản cải tiến của Type 056, với thiết kế của mở lớn ở phía đuôi tàu. Giới phân tích cho rằng, đây chính là nơi lắp đặt thiết bị thủy âm kéo dây, có khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu ngầm.
Theo Diplomat, động thái trên cho thấy Type 056 là một bước đi mới trong kế hoạch thực hiện tham vọng bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Theo Tri Thức
Các vũ khí Trung Quốc có thể làm thay đổi cục diện châu Á Trên chặng đường vươn tới vị thế siêu cường, Bắc Kinh đang cố tăng cường khả năng hỏa lực một cách nhanh chóng. Business Insider đưa tin, Trung Quốc cố gắng nâng cấp lực lượng quân sự của nước này một cách nghiêm túc, bằng việc bổ sung các chiến đấu cơ thế hệ mới, tên lửa đạn đạo và tàu hải quân...