Trung Quốc lớn tiếng đe dọa các nước ở Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm (27/6) đã lớn tiếng cảnh báo các nước có tranh chấp ở Biển Đông rằng, việc họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên thứ ba sẽ hoàn toàn “vô ích” và rằng con đường đối đầu với Trung Quốc chắc chắn sẽ “thất bại”.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ quyết liệt ở Biển Đông với một loạt các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Với sức mạnh gia tăng, Bắc Kinh đang phơi bày tham vọng độc chiếm khu vực biển chiến lược và giàu tài nguyên. Nước này đưa ra yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò để đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, lấn đến tận gần sát bờ biển của nhiều nước trong khu vực. Để thực hiện được tham vọng này, Trung Quốc đang có nhiều động thái hung hăng, hiếu chiến, khiến Biển Đông trở thành “thùng thuốc súng” đáng ngại nhất trong khu vực Châu Á.
Những cuộc đối đầu nguy hiểm giữa tàu thuyền, cả dân sự và quân sự, giữa Trung Quốc với các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông đang làm dấy lên quan ngại về khả năng bùng nổ xung đột trong khu vực. Viễn cảnh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trữ lượng dầu mỏ khổng lồ ở Biển Đông cũng như ngư trường đánh cá dồi dào và các tuyến đường biển có tính sống còn đối với hoạt động giao thương của thế giới.
Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới Tsinghua thường niên diễn ra ngày hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cảnh báo: “Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông chọn cách đối đầu với Trung Quốc thì con đường đó chắc chắn sẽ thất bại”.
Ông Vương Nghị còn nói: “Nếu các nước có tranh chấp ở Biển Đông tìm cách khẳng định chủ quyền thiếu cơ sở của họ bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ các lực lượng bên ngoài thì điều đó sẽ hoàn toàn vô ích. Các nỗ lực đó cuối cùng sẽ được chứng minh là một tính toán chiến lược sai lầm, không đáng để bỏ công”.
Ngoại trưởng Trung Quốc không chỉ đích danh tên bất kỳ nước thứ ba hay lực lượng bên ngoài nào. Tuy nhiên, phát biểu của ông Vương Nghị được cho là ám chỉ đến Mỹ, Nhật Bản. Mỹ đang là đồng minh thân thiết của Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Đồng thời, Mỹ cũng đang củng cố quan hệ với các nước khác đang có tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi đó, Nhật Bản gần đây công khai tuyên bố ủng hộ Philippines trong cuộc chiến bảo vệ biển đảo.
Những cảnh báo và đe dọa của Ngoại trưởng Vương Nghị được đưa ra trước thềm hội nghị Ngoại trưởng các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Brunei vào cuối tuần này. Hội nghị sẽ khai mạc vào ngày thứ Bảy (29/6) và kéo dài đến thứ Ba tuần sau (2/7).
ASEAN tập trung vào vấn đề tranh chấp Biển Đông
Video đang HOT
Vấn đề tranh chấp Biển Đông được cho là sẽ trở thành một trong 2 chủ đề chính, quan trọng nhất trong cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
ASEAN hy vọng sẽ đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (COC) nhằm quản lý cách ứng xử của các bên có tranh chấp trong khu vực. Hiện tại, các bên đang thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Năm ngoái, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Campuchia, người ta đã chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử hơn 45 của ASEAN, hiệp hội này đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung do bất đồng về vấn đề Biển Đông.
Năm nay, dưới sự chủ trì của Brunei với tư cách là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, người ta mong chờ vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận sâu hơn và đem lại kết quả nhất định chứ không phải là sự thất bại như hồi năm ngoái.
Giới phân tích và quan sát chính trị hy vọng, vấn đề Biển Đông sẽ không trở thành một chướng ngại vật đối với hòa bình trong khu vực.
Giáo sư Simon Tay – Chủ tịch Viện Quốc tế Singapore, cho rằng: “Đề xuất của ASEAN về việc thiết lập một Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông là một phần chính ở đây. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN trước đó đã từng củng cố thêm các nguyên tắc trong Bộ Quy tắc Ứng xử và Ngoại trưởng Trung Quốc đã từng đến thăm 4 nước trong khu vực để bàn về cách thức thúc đẩy bộ quy tắc này”.
Cuộc họp đầu tiên về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông đã được khởi động nhưng tiến bộ của quá trình này vẫn diễn ra chậm chạp.
Ông K Shanmugam – Bộ trưởng Ngoại giao và Luật pháp Singapore, cho biết: “Chúng ta đang nói về một tiến trình dài. Đó là Bộ Quy tắc Ứng xử. Nó đòi hỏi các cuộc đàm phán chi tiết và chúng tôi đã khởi động tiến trình này. Nó sẽ mất thời gian và sẽ có lên xuống, sẽ có bất đồng do lợi ích quốc gia gây ra. Chúng ta phải dự đoán trước tình huống rối rắm, hỗn loạn có thể xảy ra và đó là lý do tại sao chúng ta cần phải rõ ràng trong vấn đề xác định lợi ích và kiên trì theo đuổi những lợi ích đó”.
Đề cập đến Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, con đường tiến tới bộ quy tắc này sẽ diễn ra từ từ, chậm rãi. Trong quá trình này, các bên vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết với nhau trước đó, ông Vương Nghị cho biết. Ông này cũng nói thêm rằng: “Cách đúng đắn hiện nay là thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông và trong tiến trình này tiến dần dần từng bước tới Bộ Quy tắc Ứng xử”. Đây cũng chính là điều mà các nước có tranh chấp ở Biển Đông mong muốn. Các nước ASEAN từng nhiều lần lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông.
Theo vietbao
Mỹ làm gì để ngăn chặn nguy cơ xung đột Biển Đông?
Một quan chức cấp cao Mỹ bày tỏ mong muốn Trung Quốc và các nước ASEAN tiến hành sớm một cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sau nhiều lần gây căng thẳng.
Trung Quốc và ASEAN thúc đẩy thực hiện DOC
Quyền trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á, ông Joe Yun cho rằng, Trung Quốc và 10 nước thành viên Đông Nam Á (ASEAN) dường như đã đạt được một bước tiến rõ ràng thông qua cuộc họp chuyên cấp diễn ra hồi tuần trước tại Bangkok, Thái Lan.
Tàu chiến Mỹ tới Biển Đông.
"Tôi cho rằng một ngày nào đó, cũng có thể là trong năm nay, họ sẽ tuyên bố một cuộc đàm phán chính thức về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông", dẫn lời ông Joe Yun phát biểu trước Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế.
Ông Joe Yun nói thêm rằng: "Nếu điều đó diễn ra, chúng ta sẽ rất hoan nghênh bởi chúng ta hiểu rằng Bộ Quy tắc ứng xử COC là chìa khóa giải quyết vấn đề nhằm mang lại hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ trên biển thời gian qua".
Theo Tân Hoa Xã ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi trong cuộc họp báo cùng ngày đã cho biết, Trung Quốc và 10 thành viên của ASEAN đã gặp mặt và thảo luận vấn đề Biển Đông. Đây là cuộc họp chung lần thứ tám của các bên trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) diễn ra tại Bangkok vào ngày 29/5.
Người phát ngôn Hồng Lỗi còn cho biết rằng, cuộc họp có ý nghĩa quan trọng và thể hiện được những bước tiến tích cực trong việc thực hiện DOC trong năm 2012, bao gồm cả việc hợp tác phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái biển...
"Các bên đã hoàn toàn nhất trí và thực hiện hiệu quả DOC, đồng thời vạch ra kế hoạch thực hiện trong năm 2013-2014", ông Hồng Lỗi cho biết.
Ngoài ra, cuộc họp lần này đã xem xét phương thức thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, nâng cao sự hiểu biết về Bộ quy tắc này ở các nước. Các bên cũng nhất trí duy trì đối thoại và đàm phán, đưa ra quyết định tổ chứa cuộc họp chung lần thứ chín vào cuối năm nay tại Bắc Kinh.
Mỹ sẽ công bằng về vấn đề Biển Đông
Căng thẳng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông đang diễn ra trong nhưng năm gần đây giữa Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Brunei, Nhật Bản... với Trung Quốc. Philippines hồi đầu năm nay đã đệ đơn lên tòa án Quốc tế của Liên Hợp Quốc kiện Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ.
Các chiến đấu cơ của Mỹ có mặt tại một số căn cứ quân sự ở châu Á. Mỹ đang thực sự quan tâm vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ảnh: Japantimes
Khu vực mở rộng ở ngoài khơi vùng biển Philippines và Đài Loan cũng gây tranh chấp. Trung Quốc và Nhật Bản thời gian qua vẫn đang "nóng" vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nơi được nhận định là giàu tài nguyên biển trên vùng biển Hoa Đông.
Ông Joe Yun nhắc lại rằng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, Mỹ không đứng về phía nước nào mà sẽ dựa vào Bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột.
Đây không phải là lần đầu tiên một quan chức cấp cao, có thể coi là "nhân vật trung gian" lên tiếng về vấn đề tranh chấp Biển Đông và Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng trong khu vực.
Cách đây hai ngày, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á Richard C. Bush III trước thềm cuộc gặp của ông Obama và ông Tập Cận Bình cũng cho biết, vấn đề tranh chấp trên sẽ được đưa vào chương trình nghị sự, đồng thời khẳng định, Mỹ luôn đặt mối quan tâm đến các vấn đề phù hợp với luật pháp Quốc tế, đặc biệt trong vấn đề tranh chấp hàng hải.
Theo vietbao
Mỹ sẽ bị hất khỏi các vùng biển Châu Á? Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới - Trung Quốc và Mỹ vốn "cơm không lành canh không ngọt" vì rất nhiều vấn đề như nạn ăn cắp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc, những cáo buộc về tấn công mạng, việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.... Tuy nhiên, "cái dằm" khó "nhổ"...