Trung Quốc lợi dụng Thượng đỉnh Á-Phi phục vụ mưu đồ của mình
Tờ báo kinh tế của Pháp Les Echos vừa có bài viết đáng chú ý về cuộc họp Thượng đỉnh Á Phi đang tiến hành ở Indonesia, với tựa đề: “Thượng đỉnh Á – Phi, Trung Quốc đẩy các con tốt”.
Logo Thượng Đỉnh Á -Phi 2015. Ảnh Reuters
Tờ Les Echos giải thích: “Ở Jakarta, Trung Quốc muốn tranh thủ Hội nghị Á Phi để chính đáng hóa chiến lược bành trướng của mình”.
Bài báo nhắc lại là Trung Quốc là một trong những tác nhân chính ở Hội nghị Bandung năm 1955, đã khai sinh phong trào phi liên kết, trong một thế giới chìm trong chiến tranh lạnh.
60 năm sau Trung Quốc tiếp tục muốn ghi đậm dấu ấn ở Thượng đỉnh Á Phi, mở ra từ hôm 20/04 tại Jakarta.
Hội nghị này theo bài báo cũng đã rất quan trọng đối với nước chủ nhà, vì Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhìn thấy đây là một dịp tốt để xác định lại, trên lãnh thổ của mình, nền tảng chính sách ngoại giao, xây dựng trên các nguyên tắc an ninh hàng hải mà người tiền nhiệm của ông, Sukarno đã đưa ra 60 năm trước đây.
Thượng đỉnh chiến lược đối với Trung Quốc
Đối với Trung Quốc rõ ràng Thượng đỉnh Á Phi mang tính chiến lược: Vào năm 1955, Trung Quốc chuẩn bị bước Đại nhảy vọt, hiện nay thì họ đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.
Tác giả bài báo trích nhận xét của một chuyên gia Pháp David Camroux, cho rằng Trung Quốc muốn lợi dụng sự hiện diện ở Hội nghị để “làm cho hành động của mình ở Châu Phi trở nên chính đáng hơn”.
Video đang HOT
Lý do là giờ đây, theo bài báo, trong tại Châu Phi, Bắc Kinh không còn tôn trọng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình được nêu lên năm 1955 – tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, đồng thuận, tương trợ… – mà là hành động tùy theo nhu cầu của mình, nhất là về nguyên liệu.
Không chỉ đối với Châu Phi, mà đối với các láng giềng Châu Á cũng vậy, Trung Quốc đẩy các con tốt của mình, ở phía nam Ấn Độ Dương hay phía Đông Nam mà những hình ảnh gần đây cho thấy Trung Quốc bồi đắp các bãi đá, thiết lập phi đạo…
Theo đánh giá của chuyên gia Camroux: “Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở những nơi này”.
Tại Hội nghị ở Indonesia, tác giả bài báo trên Les Echos còn thấy một đọ sức khác, đọ sức Nhật – Trung, vì Nhật cũng đang giành ảnh hưởng.
Nhật dĩ nhiên chơi lá bài kinh tế, nhấn mạnh trên đóng góp của mình vào kinh tế thế giới, trợ giúp phát triển, lờ đi quá khứ chiến tranh.
Les Echos nhắc lại là tại Jakarta, nơi giao thông tắc nghẽn kinh niên, tuyến tàu điện ngầm đầu tiên là do Nhật tài trợ.
Bài báo kết luận là Hội nghị kéo dài trong tuần có thể cho thấy những chiến lược bành trướng không mấy khác nhau.
Bắc Kinh cũng như Tokyo đều muốn đánh dấu vùng ảnh hưởng của mình, nhấn mạnh trên những giới hạn về mặt kinh tế.
Trung Quốc đã ghi điểm khi thiết lập trên trên lãnh thổ của mình Ngân hàng nhóm BRICS và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng AIIB.
Theo NTD
EU họp hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về vấn đề nhập cư
Một nội dung được thảo luận là phá hủy các địa điểm, bến tàu mà các nhóm buôn người sử dụng để đưa người nhập cư trái phép sang châu Âu.
Các nhà lãnh đạo 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) hôm nay (23/4) tổ chức cuộc họp Thượng đỉnh bất thường để bàn về vấn đề nhập cư đang gây bức xúc trên Địa Trung Hải.
Người nhập cư trái phép sang châu Âu (ảnh: Telegraph)
Cuộc họp Thượng đỉnh bất thường khai mạc hôm nay 23/4 ở Brussel, diễn ra 5 ngày sau bi kịch chìm tàu khiến gần 900 người nhập cư bất hợp pháp từ Bắc Phi thiệt mạng trên Địa Trung Hải cuối tuần qua. Thảm kịch này khiến EU bị chỉ trích mạnh mẽ và buộc nhóm 28 nước phải tiến hành những thay đổi lớn trong chính sách kiểm soát nhập cư và cấp quy chế tị nạn.
Xem xét lại chương trình Triton
Nội dung quan trọng nhất trong cuộc họp Thượng đỉnh bất thường này sẽ là việc xem xét lại chương trình "Triton" về kiểm soát biên giới ngoại vi của EU. Từ cuối năm 2014, khi được đưa vào hoạt động để thay cho chương trình "Mare Nostrum" của Italy, "Triton" đã bị chỉ trích rất nhiều về sự kém hiệu quả do trang bị nghèo nàn và kinh phí hoạt động ít ỏi.
So với "Mare Nostrum", ngân sách hoạt động của Triton chỉ bằng 1/3, là 3 triệu euro/tháng so với 9 triệu euro của "Mare Nostrum". Về nhân sự, "Triton" cũng chỉ bằng 1/10 "Mare Nostrum" và quan trọng nhất là về mục đích hoạt động, "Triton" chỉ đề cao việc giám sát vùng biển Địa Trung Hải chứ không chú trọng vào hoạt động cứu hộ.
Chính vì những lí do đó, "Triton" bị chỉ trích gay gắt và bị xem như là bằng chứng cho thấy các nước EU coi trọng việc tiết kiệm tiền bạc hơn là mạng sống con người.
Trước thảm kịch vừa cướp đi sinh mạng của gần 900 người, dự kiến các lãnh đạo EU sẽ phải thay đổi căn bản chương trình "Triton" theo hướng tăng thêm ngân sách, nhân sự cũng như năng lực cứu hộ của chương trình này.
Chương trình hành động mới
Một chương trình hành động 10 điểm cũng sẽ được bàn thảo, trong đó bao gồm:
Phá hủy các địa điểm, bến tàu mà các nhóm buôn người sử dụng để đưa người nhập cư trái phép sang châu Âu
Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng hải quan, bảo vệ bờ biển, cảnh sát châu Âu, tình báo... để trao đổi thông tin về các cách thức đưa người nhập cư trái phép vào châu Âu.
Triển khai các Văn phòng di cư của châu Âu tại các nước như Italy và Hy Lạp để giúp quản lý việc xin tị nạn
Thiết lập hệ thống quản lý nhân dạng điện tử với tất cả những người nhập cư vào châu Âu
Phân bổ người xin tị nạn về các nước thành viên với tỷ lệ thích hợp hơn
Lên chương trình trục xuất nhanh chóng những người nhập cư không đủ điều kiện xin tị nạn về nước xuất phát.
Phối hợp với những nước Bắc Phi như Libya để phong tỏa các đường dây đưa người nhập cư trái phép sang châu Âu./.
Thùy Vân
Theo_VOV
The New York Times đoạt giải Pulitzer nhờ loạt bài về Ebola Tờ The New York Times (Mỹ) ngày 20.4 giành giải thưởng danh giá Pulitzer 2015 ở ba hạng mục đưa tin quốc tế, phóng sự ảnh về dịch bệnh chết người Ebola và phóng sự điều tra. Một người khóc thương khi một nhóm nhân viên Chữ Thập Đỏ ở Liberia xử lý xác nạn nhân thiệt mạng vì Ebola. Đây là một...