Trung Quốc lo nổ ra “xung đột thảm khốc” ở Triều Tiên
Học giả Dương Hy Vũ, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đã mất khả năng kiểm soát tình hình dù từng được coi là đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng.
Chuyên gia Thời Ân Hoành thuộc Trường ĐH Nhân Dân ở Bắc Kinh vừa nhận định trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng: “Các điều kiện trên bán đảo Triều Tiên có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh trong nhiều thập kỷ. Triều Tiên là một quả bom hẹn giờ, chúng tôi chỉ có thể trì hoãn vụ nổ. Hy vọng rằng việc trì hoãn sẽ có thêm thời gian để loại bỏ các thiết bị nổ”.
Phát biểu tại một hội nghị ở thủ đô Bắc Kinh – Trung Quốc trong tuần này, ông Vương Hồng Quang, cựu phó tư lệnh Quân khu Nam Kinh, cảnh báo chiến tranh có thể bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên bất cứ lúc nào kể từ bây giờ cho đến tháng 3-2018, khi Hàn Quốc và Mỹ tổ chức tập trận quân sự thường niên. Ông Vương nói trong buổi hội thảo rằng “đây là giai đoạn rất nguy hiểm, Đông Bắc Trung Quốc cần vận động phòng thủ cho chiến tranh”.
Trong khi đó, học giả Dương Hy Vũ của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đã mất khả năng kiểm soát tình hình dù từng được coi là đồng minh quan trọng của Bình Nhưỡng. Bởi lẽ, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho Triều Tiên.
Học giả Dương Hy Vũ của Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đã mất khả năng kiểm soát tình hình trên bán đảo Triều Tiên. Ảnh: AP
Gần đây, Trung Quốc chấp nhận các lệnh trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên trong khi kêu gọi đối thoại. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ thúc giục Bắc Kinh làm nhiều hơn để nới lỏng các mối đe dọa toàn cầu và tham vọng hạt nhân của nước láng giềng này, theo trang Politico. Giáo sư Thời Ân Hoằng của Trường ĐH Nhân Dân cho rằng hy vọng hòa bình không thể dựa vào nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo vị giáo sư này, Trung Quốc và Nga nên hợp tác để ngăn chặn chiến tranh.
Các quan chức Trung Quốc đã tìm cách cải thiện quan hệ với Triều Tiên trong tình trạng căng thẳng gia tăng bất thường giữa Bình Nhưỡng và các nhà lãnh đạo thế giới về chương trình hạt nhân đang phát triển của quốc gia này. Thế nhưng, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa để chuẩn bị cho xung đột trong trường hợp các can thiệp ngoại giao không thành công.
Binh lính Triều Tiên ở khu vực gần sông Áp Lục. Ảnh: REUTERS
Tuần trước, Nhật báo Cát Lâm, tờ báo chính thức của tỉnh biên giới Cát Lâm, đã xuất bản một trang hướng dẫn các cư dân cách phản ứng với một cuộc tấn công hạt nhân. Một tài liệu được cho là của nhà khai thác viễn thông China Mobile về kế hoạch thành lập 5 trại tị nạn tại huyện Trường Bạch của Cát Lâm cũng được công bố trên mạng vào tuần trước.
Giáo sư Chu Phong thuộc Trường ĐH Nam Kinh cho rằng kể cả nếu nguy cơ là rất nhỏ thì Trung Quốc vẫn cần chuẩn bị về mặt tâm lý và thực tiễn cho “một cuộc xung đột hạt nhân thảm khốc, một vụ nổ hạt nhân hoặc phát tán phóng xạ”.
Triều Tiên sẽ thử tên lửa vào hôm nay?Theo trang Mirror, giới chuyên gia nhận định Triều Tiên nhiều khả năng sẽ tưởng nhớ ngày mất của cố lãnh đạo Kim Jong-il, cha của đương kim lãnh đạo Kim Jong-un, vào ngày 17-12 bằng vụ phóng thử tên lửa lần thứ 17 trong năm 2017.
Video đang HOT
Theo Danviet
Sự thật chuyện Võ Tắc Thiên cướp cả giang sơn từ tay chồng
Võ Tắc Thiên được phác họa như một vị nữ hoàng chuyên quyền và độc đoán, nhưng có phải vì người chồng Đường Cao Tông quá yếu đuối, nhu nhược nên mới để giang sơn rơi vào tay hoàng hậu?
Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Đường Cao Tông (628 - 683), tự Lý Trị là vị hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì tổng cộng 34 năm nhưng việc nước trong khoảng thời gian này phần lớn đều có sự can thiệp của hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
Đường Cao Tông trị vì đất nước sau giai đoạn hưng thịnh của Đường Thái Tông, đã kế thừa tương đối tốt đẹp, không phạm phải bất kỳ sai lầm nghiêm trọng nào.
Không hề yếu đuối, bất tài
Có luồng ý kiến cho rằng, hoàng đế Đường Cao Tông là người kém nổi bật nhất so với thân phụ Đường Thái Tông và hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
Bởi ông là người đã gián tiếp để Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, đi ngược lại đạo lý truyền thống. Thậm chí có chuyện thêu dệt rằng Cao Tông lúc cuối đời cũng tìm thuốc trường sinh giống như Tần Thủy Hoàng năm xưa.
Nhưng liệu những quan niệm của người đời xưa về vị hoàng đế nhà Đường, người chồng của nữ hoàng Võ Tắc Thiên có chính xác?
Theo trang mạng Qulishi, mất mẹ từ nhỏ, Cao Tông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo huấn của vua cha. Trong lịch sử, việc Hoàng đế tự thân dạy dỗ thái tử là điều rất hiếm thấy. Thậm chí khi vua Đường Thái Tông bận bịu việc triều chính, ông còn để con trai đứng ngay bên cạnh.
Các sử gia ngày nay có cái nhìn khác về mối tình giữa Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên.
Theo cuốn Tân Đường Thư, năm 645, Đường Thái Tông đem quân tiến đánh nước Cao Câu Ly (Goguryeo). Tuy nhiên, Thái Tông khi đó lâm bệnh, cơ thể suy nhược lại còn bị thương do chiến trận nên nổi mụn nhọt khắp người.
Cao Tông khi ấy tới thỉnh an, đã không ngại ngần dùng miệng của mình hút mủ trên người Thái Tông, giúp cha vơi bớt đau đớn. Các sử gia sau này đều đánh giá rằng, đây là bằng chứng rõ nét cho tấm lòng hiếu thảo của thái tử.
Sau này, Thái Tông viết mười hai chương "Đế phạm" giao cho thái tử Lý Trị, dạy chuẩn tắc hành vi làm một hoàng đế tốt. Lý Trị đăng cơ năm 22 tuổi, kế thừa nguyện vọng và phong cách lãnh đạo của Thái Tông, lấy nhân đức trị thiên hạ, bốn biển thái bình.
Đối với hoàng hậu Võ Tắc Thiên, Đường Thái Tông đã bất chấp lời cảnh báo của các đại thần để đưa bà trở lại cung. Năm đó, Võ Tắc Thiên mới 28 tuổi còn Thái Tông 24 tuổi.
Theo các sử gia Trung Quốc hiện đại, Võ Tắc Thiên không hề dễ dàng thao túng hoàng đế như sử sách phác họa. Năm 662, Cao Tông suýt chút nữa đã nghe lời Tể tướng Thượng Quan Nghi phế truất bà, ngay đến cả chiếu thư phế truất hoàng hậu cũng đã soạn thảo xong.
May mắn cho Võ Tắc Thiên là một vị đại thần trong triều biết được nên đem chuyện đem nói với bà. Tân Đường Thư do tác giả Âu Dương Tu thời Bắc Tống chủ biên chép lại rằng, "Võ hoàng hậu tức tốc đến gặp Cao Tông kêu oan, khiến hoàng đế thay đổi quyết định".
Giao giang sơn cho hoàng hậu
Khi mới lên nối ngôi năm 650, Đường Cao Tông đã nhanh chóng ổn định chính sựu, ra chiếu viết: "Trẫm vừa mới lên ngôi, triều chính có nhiều chỗ bất tiện, bá tánh cũng có lòng nghi ngờ, nhưng không thể nói lên được. Nay tuyên thứ sử các châu vào điện để hỏi tật khổ của dân chúng, mà đề ra đường lối cai trị".
Võ Tắc Thiên ngồi bên cạnh vua Đường Cao Tông trong phim.
Những cuộc chiến tranh với các vương quốc láng giềng khi đó đều được Cao Tông dàn xếp một cách ổn thỏa. Bước ngoặt trong cuộc đời hoàng đế thứ ba của nhà Đường đến sau khi ông trị vì được khoảng 10 năm.
Năm 660, Cao Tông mắc bệnh phong hàn, không thể lo liệu chính sự. Bệnh này dường như là bệnh di truyền của hoàng tộc nhà Đường, bởi có đến 7 vị hoàng đế đều mắc bệnh.
Bệnh tình ngày càng nặng khiến Cao Tông choáng váng ù tai, mắt không nhìn thấy, đầu đau nhức đến mức như muốn nứt ra.
Bệnh nặng như vậy khiến cho Đường Cao Tông không còn có thể tự mình giải quyết chuyện triều chính. Ở thời điểm đó, quyền lực của một số đại thần nhà Đường ngày càng lớn mạnh, lấn án cả triều đình còn non trẻ dưới thời Cao Tông.
Nổi bật nhất trong số này là Trưởng Tôn Vô Kỵ, một đại công thần trong triều đại nhà Đường, người trải qua ba đời hoàng đế nhà Đường từ những ngày đầu lập quốc.
Bên cạnh đó, thái tử Lý Hoằng, con trai trưởng của Đường Cao Tông với Võ Tắc Thiên chỉ mới 8 tuổi, chưa đủ sức gánh vác việc nước. Trong tình thế như vậy, việc Cao Tông dần dần giao cả giang sơn cho hoàng hậu Võ Tắc Thiên quản lý là điều dễ hiểu.
Đường Cao Tông Lý Trị không phải là người yếu đuối, nhu nhược như lịch sử từng phác họa.
Lịch sử Trung Quốc cũng không thiếu các trường hợp hoàng hậu can thiệp triều chính cho đến khi thái tử đủ tuổi nối ngôi. Theo Qulishi, Cao Tông có thể đã không lường trước được việc Võ Tắc Thiên tự mình xưng đế, lập ra nhà Võ Chu. Nhưng theo lẽ thường, hoàng hậu nắm quyền bao lâu đi nữa rồi cũng phải nhường lại cho con trai, có lẽ chỉ là vấn đề bàn giao lúc còn sống hay đã chết.
Trên thực tế, Võ Tắc Thiên đến cuối đời vẫn phải nhường lại ngôi cho con trai của bà và chồng Đường Cao Tông. Còn việc tiếp tục triều đại nhà Võ Chu hay khôi phục nhà Đường đều do vị vua sau này quyết định.
Ngược lại, nếu để đại thần lạm quyền chiếm ngôi, khả năng nhà Đường sớm bị diệt vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bản thân hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Đường là Lý Uyên cũng từng là một đại thần trong nhà Tùy.
Vậy nên Đường Cao Tông có lý do để lo ngại đại thần chiếm ngôi, đặc biệt là người như Trưởng Tôn Vô Kỵ hơn là đề phòng Võ Tắc Thiên.
Đến khi qua đời, Võ Tắc Thiên để lại di chúc, mong muốn được chôn cất cùng chồng Đường Cao Tông. Điều này cho thấy tấm lòng của bà vẫn một mực hướng về người chồng đã khuất.
___________________
Bài viết xuất bản ngày 29.8 sẽ khai cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên lần đầu tiên của Trung Quốc dưới thời Võ Tắc Thiên.
Theo Danviet
Singapore khởi kiện cháu trai Lý Quang Diệu Singapore sẽ bắt đầu truy tố Lý Sinh Vũ, cháu trai cố thủ tướng Lý Quang Diệu, đang sống ở Mỹ, vì một thông điệp trên Facebook. Lý Sinh Vũ, học giả tại Đại học Harvard. Ảnh: YouTube. Ông Lý Sinh Vũ, 32 tuổi, con trai của Lý Hiển Dương, cũng là cháu trai Thủ tướng Lý Hiển Long, hôm 15/7 cho rằng...