Trung Quốc lên tiếng việc Ấn Độ tăng 50.000 quân ở biên giới
Trung Quốc ngầm chỉ trích Ấn Độ và kêu gọi giảm căng thẳng sau tin New Delhi điều thêm 50.000 binh sĩ cùng nhiều tiêm kích đến biên giới.
“Lời nói và hành động của quan chức chính phủ và quân đội liên quan cũng như việc triển khai quân đội nên có lợi cho xoa dịu và hạ nhiệt tình hình, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, thay vì ngược lại”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 28/6 khi được hỏi về thông tin Ấn Độ tăng 20% binh sĩ ở biên giới so với năm ngoái.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 28/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc .
Bloomberg hôm 27/6 dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết Ấn Độ đã triển khai thêm ít nhất 50.000 binh sĩ cùng nhiều tiêm kích đến khu vực dọc biên giới giáp Trung Quốc suốt nhiều tháng qua, đánh dấu đợt chuyển quân mang tính lịch sử và cho thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu. Tổng số quân Ấn Độ tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc hiện khoảng 200.000 người, tăng 40% so với năm ngoái.
Ladakh là nơi được tăng quân lớn nhất với khoảng 20.000 binh sĩ được bổ sung, hầu hết được huy động từ các chiến dịch chống khủng bố và khu vực phòng thủ gần Pakistan.
Tuy nhiên, ông Uông khẳng định tình hình biên giới hai nước vẫn ổn định và hai bên đang giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán.
Video đang HOT
Hiện diện quân sự của Ấn Độ gần biên giới Trung Quốc trước đây chỉ mang tính phòng thủ nhằm ngăn chặn những động thái xâm nhập của Bắc Kinh. Đợt điều chuyển lực lượng gần đây sẽ cho phép các chỉ huy Ấn Độ có thêm lựa chọn tấn công và kiểm soát lãnh thổ Trung Quốc nếu cần thiết, phục vụ chiến lược “phòng thủ bằng tiến công”.
Đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc leo thang hồi tháng 5/2020 với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người ở khu vực Ladakh giữa tháng 6/2020, khiến 20 lính Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng. Sau thời gian căng thẳng, hai nước tổ chức các cuộc đàm phán và nhất trí rút phần lớn lực lượng vũ trang khỏi khu vực tranh chấp để hạ nhiệt tình hình.
Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu rút quân từ tháng 4, song hai nước nghi ngờ lẫn nhau và vẫn duy trì khoảng 100.000 binh sĩ dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa phân định.
Tình hình có dấu hiệu căng thẳng trở lại sau khi Trung Quốc tuyên bố Ấn Độ huấn luyện khoảng 10.000 dân gốc Tây Tạng đóng giả làm người chăn gia súc và xâm nhập biên giới nước này. Trong khi đó, New Delhi cáo buộc Bắc Kinh không rút lực lượng theo thỏa thuận đã ký kết.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc trong năm 2020. Đồ họa: Telegraph .
1.000 binh sĩ Trung Quốc tập trận sát Ấn Độ giữa lúc căng thẳng
Quân đội Trung Quốc đã tiến hành hơn 100 cuộc tập trận trong năm nay và tăng cường huấn luyện dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ.
Các binh sĩ Trung Quốc tham gia cuộc tập trận ở Quân khu Tây Tạng vào tháng 6 (Ảnh: SCMP).
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/6, người phát ngôn quân đội Trung Quốc Ren Guoqiang cho biết các cuộc tập trận và huấn luyện dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ vẫn tiếp tục diễn ra bất chấp đại dịch Covid-19. Các hoạt động này bao gồm cuộc tập trận ở độ cao "kỷ lục" với sự tham gia của hơn 1.000 binh sĩ từ 20 đơn vị hồi đầu tháng 6.
Ông Ren cho biết các cuộc tập trận sử dụng máy bay không người lái và "nhằm mục đích tăng cường khả năng chiến đấu của lực lượng biên phòng trong một môi trường cực kỳ lạnh giá, khắc nghiệt và rủi ro". Ông cũng cho biết, cuộc tập trận có sự tham gia của các đơn vị dân quân và lực lượng chính quy nhằm tăng cường khả năng chiến đấu.
Theo ông Ren, quân đội Trung Quốc đang sử dụng nhiều đạn dược hơn trong các cuộc tập trận bắn đạn thật so với những năm trước, song không công bố dữ liệu. Một nguồn tin quân sự cho biết Bộ Quốc phòng sẽ cần thêm thời gian để thống kê số đạn dược được sử dụng trong tập trận, bao gồm một số đạn dược và tên lửa đã hết hạn sử dụng và sắp bị phá hủy.
"Quân đội Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ thay thế vũ khí trong những năm gần đây. Một số đạn dược và tên lửa sắp hết hạn sử dụng đã được bắn trong các cuộc tập trận. Sẽ có thêm nhiều cuộc tập trận quân sự được tiến hành vào cuối năm nay vì quân đội cần bắt kịp các cuộc tập trận theo kế hoạch của năm ngoái, vốn bị hủy bỏ vì Covid-19", nguồn tin cho biết.
Báo Hindu của Ấn Độ gần đây đưa tin quân đội Trung Quốc đã huấn luyện các đơn vị dân quân mới của người Tây Tạng gần Pangong Tso, nơi xảy ra vụ đụng độ chết người giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ vào năm ngoái. Lực lượng dân quân đã kết hợp các thiết bị công nghệ cao như máy bay không người lái và các phương tiện giao thông truyền thống như ngựa và la.
Chỉ vài giờ sau vụ ẩu đả đẫm máu ở thung lũng Galwan vào ngày 15/6 năm ngoái, bộ chỉ huy quân sự Tây Tạng của quân đội Trung Quốc thông báo thành lập 5 đơn vị dân quân. Đoạn video do Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc chiếu khi đó cho thấy các đơn vị này bao gồm người Tây Tạng.
Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu rút quân từ tháng 4, nhưng hai bên vẫn nghi ngờ lẫn nhau và duy trì khoảng 100.000 binh sĩ dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) - biên giới chưa được phân định trên thực tế.
Song Zhongping, nhà bình luận quân sự ở Hong Kong và từng huấn luyện cho lực lượng quân đội Trung Quốc, cho biết huấn luyện dân quân địa phương là cách hiệu quả nhất để giúp các lực lượng vũ trang tiến hành hoạt động do thám và hậu cần.
"Thể chất của người Tây Tạng giúp họ thích nghi với độ cao dễ dàng hơn so với các binh sĩ quân đội Trung Quốc thông thường", chuyên gia Song nhận định.
Chuyên Song cho rằng việc Trung Quốc triển khai lực lượng dân quân có thể nhằm ứng phó với việc Ấn Độ tuyển mộ những người Tây Tạng lưu vong để thành lập một lực lượng tác chiến đặc biệt.
Bắc Kinh cáo buộc quân đội Ấn Độ đã huấn luyện hơn 10.000 người Tây Tạng lưu vong để đóng giả làm người chăn gia súc địa phương trong nỗ lực xâm nhập biên giới Trung Quốc.
Ấn Độ tố lính Trung Quốc tiếp tục áp sát biên giới Ngoại trưởng Jaishankar cho biết Trung Quốc tiếp tục triển khai binh sĩ sát biên giới Ấn Độ và hoài nghi việc nước này tuân thủ cam kết rút quân. "Có hai vấn đề liên quan đến biên giới Ấn - Trung, đầu tiên là việc triển khai binh sĩ sát biên giới vẫn tiếp tục, đặc biệt tại Ladakh", Ngoại trưởng Ấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump nói về việc Mỹ áp thuế 145% với Trung Quốc

Trực thăng lao xuống sông ở New York, 6 người thiệt mạng

Mỹ đang xem xét đề xuất thỏa thuận thuế quan từ 15 nước

Tổng thống Mỹ làm rõ mức thuế đối với hàng Trung Quốc là 145%

Phố Wall: Thất vọng đến vỡ òa và trở lại lo lắng trước thuế quan đối ứng của Tổng thống Trump

EU siết chặt quy định an toàn đồ chơi

Nghị sĩ Mỹ yêu cầu điều tra nhân vật đứng sau trục lợi ngay trước khi hoãn thuế đối ứng

Nhà Trắng: Mức thuế áp lên Trung Quốc hiện là 145%, không phải 125%

Mỹ "án binh bất động", liên minh tự nguyện của Anh - Pháp ở Ukraine gặp khó

EU thành lập Trung tâm nghiên cứu an ninh biên giới

Động thái trả đũa đầu tiên của Trung Quốc sau khi Mỹ áp thuế 125%

Hạ viện Mỹ thông qua kế hoạch mở đường gia hạn chính sách cắt giảm thuế
Có thể bạn quan tâm

'Chạm' đến vẻ đẹp tinh giản với trang phục đơn sắc
Thời trang
11:01:54 11/04/2025
Các địa phương hoàn thành phương án sáp nhập tỉnh, xã trước 1/5
Tin nổi bật
11:01:29 11/04/2025
Cảnh giác mắc bẫy lừa đảo khi nhận được cuộc gọi nhỡ từ số lạ
Pháp luật
10:58:31 11/04/2025
Top 4 cung hoàng đạo tài vận hanh thông, tiền bạc rực rỡ ngày 11/4
Trắc nghiệm
10:34:51 11/04/2025
Người đàn ông Thanh Hóa cưới cô gái kém 19 tuổi sau màn 'tấn công' thần tốc
Netizen
10:24:51 11/04/2025
Đi nhổ răng khôn, người đàn ông 35 tuổi bị cắt nhầm hàm
Sức khỏe
10:24:06 11/04/2025
Rùa 90 tuổi lần đầu làm mẹ
Lạ vui
10:21:57 11/04/2025
4 ca sĩ nức tiếng quê Quảng Ninh, có người là NSND U80 vẫn hát
Nhạc việt
10:21:27 11/04/2025
Tôi bị lối sống "tiết kiệm" của bố mẹ làm cho kinh ngạc: Tưởng "keo kiệt" nhưng lại tiết kiệm được cả đống tiền
Sáng tạo
09:42:14 11/04/2025
Đến với "con mắt khổng lồ" độc đáo của Cao Bằng: Núi Mắt Thần đang ngày càng thu hút nhiều du khách
Du lịch
09:32:42 11/04/2025