Trung Quốc lên tiếng sau vụ máy bay áp sát Đài Loan nhiều kỷ lục
Trung Quốc tuyên bố không cho phép “các thế lực nước ngoài” can thiệp vào Đài Loan sau khi điều 28 tiêm kích, oanh tạc cơ áp sát hòn đảo.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những âm mưu nhằm tìm kiếm độc lập hoặc thế lực nước ngoài cố tình can thiệp vào vấn đề Đài Loan, nên chúng tôi cần có phản ứng mạnh mẽ với những hành vi thông đồng như vậy”, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Mã Hiểu Quang nói trong cuộc họp báo hôm nay.
Tuyên bố được đưa ra sau khi không quân Trung Quốc điều 28 máy bay áp sát đảo Đài Loan hôm 15/6. Lực lượng này gồm 14 tiêm kích đa năng J-16, 6 tiêm kích hạng nặng J-11, 4 oanh tạc cơ chiến lược H-6, cùng các máy bay chống ngầm, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Đây là lượng máy bay Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan lớn nhất trong một ngày, kể từ khi chính quyền hòn đảo bắt đầu thường xuyên thông báo các hoạt động của không quân Trung Quốc hồi năm ngoái.
Video đang HOT
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho hay các tiêm kích của hòn đảo đã được điều động để ngăn chặn và cảnh báo nhóm máy bay Trung Quốc. Hệ thống tên lửa phòng không của hòn đảo cũng được kích hoạt để giám sát nhóm máy bay của đại lục.
Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Đợt áp sát diễn ra cùng ngày nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tiến vào Biển Đông qua eo biển Ba Sĩ giữa Đài Loan và Philippines.
Quan chức Đài Loan giấu tên nhận định động thái của Bắc Kinh nhằm phát thông điệp răn đe nhằm vào Washington. “Họ muốn thể hiện năng lực quân sự và khiến Mỹ kiềm chế hành động trong khu vực”, người này cho hay.
Quan chức Đài Loan cũng cho biết lực lượng phòng vệ hòn đảo cần chú ý đến thực tế rằng quân đội Trung Quốc đang bắt đầu tiến hành diễn tập ở khu vực đông nam ADIZ Đài Loan. “Nó dường như đang nhắm tới những căn cứ ở phía đông hòn đảo, đồng thời gia tăng áp lực từ mọi hướng”, quan chức giấu tên nói thêm.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan có hai căn cứ không quân chủ chốt ở phía đông hòn đảo, nằm tựa vào sườn núi để tránh những đòn tập kích từ phía Trung Quốc đại lục.
Đợt áp sát kỷ lục diễn ra sau khi nhóm các nước phát triển G7 ra tuyên bố chung hôm 13/6, lên án Bắc Kinh về một loạt vấn đề, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định tại eo biển Đài Loan. Trung Quốc gọi những phát ngôn này là “vu khống” và “thổi phồng” mối đe dọa từ Bắc Kinh.
Vận tải cơ C-17 của không quân Mỹ chở theo ba thượng nghị sĩ nước này cũng đáp xuống thành phố Đài Bắc trên đảo Đài Loan và dừng tại đây ba tiếng hôm 6/6. Phái đoàn thượng nghị sĩ Mỹ đã gặp lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và cam kết tặng hòn đảo 750.000 liều vaccine Covid-19. Bộ Quốc phòng Trung Quốc gọi đây là động thái “cực kỳ vô trách nhiệm”, đồng thời tuyên bố bảo vệ chủ quyền với Đài Loan “bằng mọi giá”.
Máy bay săn ngầm Trung Quốc lại xâm nhập vào vùng ADIZ của Đài Loan
Đài Loan đáp trả bằng cách điều động máy bay chiến đấu, phát cảnh báo vô tuyến, triển khai hệ thống tên lửa phòng không.
Máy bay săn ngầm Thiểm Tây Y-8 của PLA bị Không quân Đài Loan chụp ảnh hôm 29/11.
Một máy bay quân sự của Trung Quốc đã xâm nhập vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan vào ngày Chủ nhật (29/11), đánh dấu lần xâm nhập thứ 21 trong tháng 11 này.
Quân đội Đài Loan cho hay, một máy bay chống ngầm Thiểm Tây Y-8 của Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) đã bay vào góc tây nam của ADIZ của đảo này vào tối Chủ nhật.
Đáp lại, Đài Loan đã điều các máy bay chiến đấu, phát cảnh báo bằng sóng vô tuyến và triển khai hệ thống tên lửa phòng không để theo dõi máy bay Trung Quốc.
Chính quyền Đài Loan cáo buộc quân đội Trung Quốc đã thường xuyên quấy rối vùng ADIZ của Đài Loan trong hơn hai tháng nay, với các cuộc xâm nhập thường xảy ra ở phía tây nam hòn đảo.
Bắt đầu từ ngày 16/9, hai chiếc Thiểm Tây Y-8 của PLAAF đã bay vào góc tây nam của ADIZ.
Vào ngày 18/9, trong khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đang ở Đài Loan trong chuyến thăm ba ngày, Bắc Kinh đã cử 18 máy bay quân sự - bao gồm máy bay ném bom H-6 và các máy bay chiến đấu J-10, J-11 và J-16 để thể hiện sự phản đối và răn đe quân sự.
Các máy bay bày được chia thành năm nhóm, thực hiện các phi vụ ở khu vực phía tây bắc của Đài Loan và ở phần tây nam của vùng ADIZ, với một số vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan.
Vào ngày 19/9, ngày cuối cùng trong chuyến thăm của ông Krach, 19 máy bay quân sự khác của Trung Quốc, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra, đã thực hiện sáu phi vụ khác ở khu vực phía tây bắc Đài Loan và phần tây nam của ADIZ, với một số lại bay qua đường trung tuyến.
Vào ngày 2/11, tám máy bay của PLAAF, bao gồm hai chiếc Thiểm Tây Y-8, hai chiếc Su-30, hai chiếc J-10 và hai chiếc J-16, đã thực hiện năm phi vụ ở phần phía tây nam của khu vực nhận dạng phòng không, đánh dấu cuộc diễn tập lớn thứ ba kể từ ngày 16 tháng 9.
Phần còn lại của các cuộc xâm nhập kể từ ngày 16/9 bao gồm từ một đến ba máy bay quân sự của Trung Quốc, trong khi vào ngày 22/10, một máy bay không người lái của Trung Quốc cũng bay vào góc tây nam của ADIZ mà Đài Loan kiểm soát.
*Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, cần được thu hồi ngay cả khi phải dùng đến vũ lực.
Nhật không thay đổi quan điểm về Đài Loan Nhật tuyên bố không thay đổi quan điểm về quan hệ với Đài Loan, sau khi Trung Quốc tức giận vì Thủ tướng Suga gọi hòn đảo là "quốc gia". "Không có gì thay đổi trong quan điểm cơ bản của Nhật Bản về duy trì mối quan hệ phi chính phủ, mang tính thực tế với Đài Loan phù hợp với Tuyên...