Trung Quốc lên kế hoạch đưa người lên mặt trăng
Trung Quốc muốn đưa các phi hành gia lên mặt trăng trước năm 2036, mục tiêu mới nhất trong chương trình thám hiểm mặt trăng đầy tham vọng của nước này.
Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào không gian sau Liên Xô và Mỹ.
Nước này đã lên kế hoạch thám hiểm mặt trăng và cuối năm 2013 đã hoàn thành việc “hạ cánh mềm” trên mặt trăng lần đầu tiên kể từ năm 1976 với tàu vũ trụ Hằng Nga 3 và robot tự hành Thỏ Ngọc.
Trung Quốc phải “nâng cao năng lực của mình và sử dụng 15-20 năm để thực hiện mục tiêu thám hiểm mặt trăng với tàu có người lái và tạo bước vững chắc cho người dân Trung Quốc đạt được những thành tựu trong việc tận dụng vũ trụ” – Trung tướng Trương Ngọc Lâm, Phó Chỉ huy chương trình Vũ trụ Có người lái Trung Quốc (CMSP), nói hôm 28-4.
Tờ China Daily cho biết tuyên bố trên đánh dấu “việc xác nhận đầu tiên của Trung Quốc về chương trình thám hiểm mặt trăng có người lái” của nước này.
Video đang HOT
Trung Quốc lên kế hoạch đưa các phi hành gia lên mặt trăng trước năm 2036. Ảnh: NDTV
Bài viết dẫn lời các chuyên gia cho biết Trung Quốc cần phát triển một loại tên lửa đủ mạnh để nâng tải trọng ít nhất 100 tấn vào quỹ đạo Trái đất. Nước này cũng cần công nghệ tiên tiến hơn, bao gồm trang phục không gian mới để thực hiện sứ mệnh mặt trăng.
Việc thúc đẩy chương trình vũ trụ là một ưu tiên đối với Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng kêu gọi nước này phát triển thành một cường quốc vũ trụ.
Trung Quốc khẳng định chương trình của nước này dành cho các mục đích hòa bình nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh năng lực vũ trụ ngày càng tăng của Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh đang theo đuổi các hoạt động nhằm ngăn chặn kẻ thù sử dụng thiết bị vũ trụ trong trường hợp khủng hoảng.
Ngoài các tham vọng dân sự của mình, Bắc Kinh cũng đã thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh. Phía Quốc hội Mỹ đã cấm NASA tham gia hợp tác với Trung Quốc do những lo ngại về an ninh.
Ngân sách ngành vũ trụ của Trung Quốc hiện chỉ bằng 1/10 chi tiêu vũ trụ của Mỹ. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Trung Quốc chi khoảng 2 tỉ USD một năm cho chương trình vũ trụ của nước này.
Trung Quốc ngoài ra đã lên kế hoạch đưa tàu vũ trụ lên nửa tối mặt trăng vào năm 2018. Nước này cũng đang chuẩn bị phóng một tàu thăm dò sao Hỏa vào năm 2020, mà sẽ đến hành tinh Đỏ vào năm 2021, theo Tân Hoa xã.
BẢO ANH
Theo_PLO
Lời giải cho 'thuyết âm mưu' Mỹ giả đáp tàu vũ trụ lên mặt trăng
Một nhà khoa học tại đại học Oxford kết luậ,n những thuyết âm mưu lớn, như giả thuyết Mỹ làm giả chuyến du hành vũ trụ lên mặt trăng, nếu thật sự chính xác thì chỉ tốn tối đa 3 năm 8 tháng để bị "lật tẩy".
Theo tính toán của tiến sĩ vật lý David Grimes từ Đại học Oxford, để một "cốt truyện" tồn tại trong 5 năm, âm mưu đó sẽ có tối đa 2521 kẻ phối hợp tham gia âm mưu. Để giữ cho một âm mưu không bị phát hiện trong hơn một thập kỷ, chỉ được xấp xỉ 1000 người có thể tham gia. Còn một âm mưu có thể tồn tại suốt gần một thế kỷ, cần ít hơn 125 người tham gia vào âm mưu.
"Lời nói dối" về biến đổi khí hậu toàn cầu đáng lẽ đã có thể bị phơi bày từ lâu
Số người càng lớn thì khả năng bị lật tẩy càng cao. Cũng cùng cách tính này, ông Grimes dự đoán nếu thật sự các hãng dược lớn đang giấu giếm phương thuốc chữa ung thư, thì nó đã bị lật tẩy chỉ trong vòng 3 năm 3 tháng. Tuy nhiên, chưa có một thuyết âm mưu nào trong cả 3 giả thuyết trên được chứng minh là đúng cho đến nay. Tiến sĩ Grimes đã phát triển một phương trình xác suất để tìm hiểu xem âm mưu được cố tình che đậy hay bị tiết lộ một cách vô ý. Những yếu tố liên quan bao gồm độ dài thời gian và kể cả hiệu ứng "chết dần" của các thuyết âm mưu do các nguyên nhân "bất thường" gây ra. Yếu tố không kém phần quan trọng khác là các cá nhân để lộ âm mưu. Số lượng người được đưa ra dựa trên ba thuyết âm mưu chính, bao gồm cả dự án NSA Prism được tiết lộ bởi Edward Snowden. Tiến sĩ Grimes, người có nghiên cứu xuất hiện trên tạp chí trực tuyến Public Library of Science ONE, nói thêm: "Không phải ai cũng nghĩ thuyết âm mưu là không hợp lý . Tôi hy vọng thông qua nghiên cứu của mình, một số người sẽ xem xét lại niềm tin phản khoa học của họ." "Nếu chúng ta muốn giải quyết những khó khăn về biến đổi khí hậu và địa chính trị, chúng ta cần phải nắm lấy thực tế hơn là những hư cấu. Chúng ta cần phải hiểu rõ làm thế nào và tại sao một số ý tưởng cố hữu và dai dẳng vẫn tồn tại mặc dù có bằng chứng rõ ràng, và làm thế nào chúng ta có thể chống lại điều này." Tiến sĩ Grimes cho biết.
Mai Khanh - Kiệt Anh
Theo_PLO
Trung Quốc sẽ đưa tàu vũ trụ thám hiểm vùng tối mặt trăng Trung Quốc đang lên kế hoạch đưa tàu thăm dò Hằng Nga 4 lên vùng tối của mặt trăng. Đây là khu vực chưa được khám phá và còn nhiều bí ẩn với con người. Tàu thăm dò Hằng Nga 3 của Trung Quốc - Ảnh: AFP Kế hoạch này được ông Ngô Vĩ Nhân, kỹ sư trưởng chương trình khám phá mặt...