Trung Quốc lên án mối đe doạ trừng phạt của Mỹ nhằm vào Nga
Bắc Kinh cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga không giải quyết được vấn đề gì và chỉ gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu.
Quốc kỳ Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh ngày 26/2. Ảnh: Getty Images
“Trung Quốc phản đối mọi hình thức trừng phạt đơn phương không có cơ sở. Các biện pháp trừng phạt kinh tế không chỉ không giải quyết được các vấn đề an ninh mà còn gây tổn hại đến đời sống của người dân, phá vỡ thị trường toàn cầu và khiến nền kinh tế thế giới vốn đã trì trệ trở nên tồi tệ hơn”, đài RT (Nga) dẫn lời ông Gao Feng, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết hôm 17/3.
Tuyên bố của ông Gao được đưa ra sau khi cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan, cảnh báo Bắc Kinh sẽ phải chịu hoàn toàn hậu quả nếu giúp Nga né các lệnh trừng phạt và khôi phục các lĩnh vực kinh tế bị ảnh hưởng.
Quan chức này cũng cho biết Trung Quốc sẽ cam kết bảo vệ các doanh nghiệp của mình nếu Washington nhắm vào các công ty Bắc Kinh. Ông nói thêm rằng các hành động phi lý của Washington đối với các công ty Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến người tiêu dùng trên toàn thế giới, bao gồm cả những người Mỹ.
Bắc Kinh đã từ chối lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Không như những nước phương Tây và một số quốc gia châu Á khác, nước này đã không áp đặt lệnh trừng phạt nào đối với Moskva. Trong tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng khẳng định Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất của quốc gia này.
'Công chúa Huawei' cảm ơn ông Tập
Từ Canada về nước, Mạnh Vãn Chu cảm ơn ông Tập vì luôn quan tâm đến mình, dù bà chỉ là "một công dân Trung Quốc bình thường".
Máy bay chở Mạnh Vãn Chu, người được mệnh danh là "Công chúa Huawei", tối 25/9 hạ cánh xuống sân bay Bảo An Thâm Quyến, đưa bà về nước sau ba năm bị quản thúc tại Canada. Bà Mạnh mặc chiếc váy đỏ, bước ra khỏi máy bay và vẫy tay chào hơn 100 người đang vẫy quốc kỳ Trung Quốc và hét lên "chào mừng về nhà" ở đường băng sân bay.
"Cuối cùng tôi cũng trở về nhà rồi", bà Mạnh bắt đầu bài phát biểu ngắn gọn, bày tỏ biết ơn tới "tổ quốc vĩ đại", đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình.
Bà Mạnh xuống máy bay tại sân bay Bảo An Thâm Quyến tối 25/9. Video: CGTN .
"Là một công dân Trung Quốc bình thường phải chịu hoàn cảnh khó khăn và bị mắc kẹt ở nước ngoài trong ba năm, tôi chưa một phút giây nào không cảm nhận được sự quan tâm ấm áp của đảng, của tổ quốc và nhân dân Trung Quốc", bà Mạnh, ái nữ của người sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi, nói trong cuộc họp báo ở sân bay Thâm Quyến.
"Chủ tịch Tập quan tâm đến sự an toàn của mọi công dân Trung Quốc và luôn để ý tới tình hình của tôi. Tôi vô cùng cảm động", bà Mạnh nói và kết thúc bài phát biểu với lời thề trung thành với đất nước.
"Nơi nào có quốc kỳ của Trung Quốc, nơi đó có ngọn hải đăng của niềm tin. Nếu niềm tin có màu sắc, đó phải là màu đỏ của Trung Quốc", bà Mạnh nói.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu vẫy tay chào khi bước ra khỏi máy bay tại sân bay Bảo An Thâm Quyến, Trung Quốc ngày 25/9. Ảnh: AFP .
Dù Mạnh Vãn Chu liên tục tự nhận mình là "một công dân Trung Quốc bình thường", nghi thức đón bà tại sân bay lại rất đặc biệt. Khi máy bay của Mạnh Vãn Chu hạ cánh xuống sân bay Thâm Quyến, tháp điều khiển không lưu phát thông điệp đặc biệt: "Đây là sân bay Bảo An Thâm Quyến của Trung Quốc. Tổ quốc mãi mãi là chỗ dựa vững chắc của bà. Chào mừng Mạnh Vãn Chu trở về".
Tại sảnh đến của sân bay, hàng trăm người mang theo quốc kỳ Trung Quốc, hoa cùng biểu ngữ để chào đón bà Mạnh. Họ hô vang khẩu hiệu "tổ quốc muôn năm" và hát các bài ca yêu nước. Những tòa nhà chọc trời cao nhất ở trung tâm Thâm Quyến bừng sáng với thông điệp "chào mừng Mạnh Vãn Chu trở về".
Bà Mạnh được trả tự do tại phiên tòa ở thành phố Vancouver của Canada ngày 24/9, vài giờ sau khi các công tố viên Mỹ tại New York công bố một thỏa thuận đình chỉ các cáo buộc gian lận đối với bà.
Trung Quốc sau đó trả tự do cho Michael Kovrig và Michael Spavor, hai công dân Canada bị bắt vài ngày sau khi giám đốc Huawei bị giam. Tuy nhiên, truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc không đề cập đến hai công dân Canada được thả tự do, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không bình luận về vấn đề này.
Trung Quốc chỉ trích Canada "vâng lệnh Mỹ" khi bắt bà Mạnh, người có thể trở thành lãnh đạo của Huawei trong tương lai, đồng thời cáo buộc Mỹ tấn công chính trị vào một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu ở châu Á.
Dân Trung Quốc tập trung tại sân bay Bảo An Thâm Quyến để chào đón Mạnh Vãn Chu ngày 25/9. Ảnh: AFP .
Vụ bắt Mạnh Vãn Chu được cho là nằm trong một chiến dịch lớn hơn được Mỹ tiến hành nhằm vào Huawei, tập đoàn công nghệ bị Washington nghi có quan hệ chặt chẽ với chính phủ và quân đội Trung Quốc.
Huawei nhiều lần bác bỏ cáo buộc tập đoàn này do thám cho chính phủ và quân đội Trung Quốc, cho rằng Mỹ muốn cản trở họ tăng trưởng vì không công ty nào của nước này cung cấp công nghệ tương tự với mức giá cạnh tranh. Trung Quốc chỉ trích Mỹ tấn công vào Huawei với lý do chính trị nhằm làm tổn hại sức mạnh kinh tế của nước này.
Trung Quốc đóng cửa Phòng Thương mại Mỹ ở Thành Đô Giới chức Trung Quốc yêu cầu Phòng Thương mại Mỹ ở thành phố Thành Đô ngừng hoạt động, nhưng chưa rõ lý do cụ thể. Phòng Thương mại Mỹ ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, hôm 30/8 thông báo với đội ngũ nhân viên rằng theo luật và quy định của Trung Quốc, cơ quan phải ngừng hoạt động, "không còn...