Trung Quốc lắp ráp xong thân thủy phi cơ lớn nhất thế giới
Phần thân của chiếc AG 600, máy bay được kỳ vọng là thủy phi cơ lớn nhất thế giới, được lắp ráp xong tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Phần chính của thân AG 600 đã được hoàn tất lắp ráp tại Chu Hải hôm 8/6. Ảnh:Xinhua
Theo People’s Daily, phần chính của thân AG 600 được hoàn tất lắp ráp tại thành phố Chu Hải, phía nam tỉnh Quảng Đông hôm 8/6.
Máy bay dài 39,3 m, dài hơn phiên bản Boeing 737 tiêu chuẩn. Công ty AVIC GeneralAircraft sẽ lắp ráp cánh, đuôi, bộ phận hạ cánh, các hệ thống điện tử hàng không và thiết bị vào máy bay. Chiếc thủy phi cơ dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm nay.
AG 600 được kỳ vọng sẽ là thủy phi cơ lớn nhất thế giới. Trọng lượng cất cánh của nó là 53,5 tấn. Nó có thể hút 20 tấn nước trong 20 giây và dùng để đối phó với cháy rừng, cứu hộ thủy quân lục chiến.
So sánh với những thủy phi cơ khác như Beriev Be-200 của Nga với trọng lượng cất cánh tối đa 41 tấn, ShinMaywa US-2 của Nhật trọng lượng cất cánh tối đa 47,7 tấn, AG 600 có trình độ kỹ thuật tương đương, thậm chí nhiều công năng có tiêu chuẩn cao hơn, China News dẫn lời Hoàng Lĩnh Tài, nhà thiết kế chính AG 600, từng nói.
Ngoài ra, khi cần thiết, AG 600 còn có thể lắp đặt thêm phụ kiện phục vụ giám sát trên biển, thăm dò tài nguyên, chở khách và hàng hóa cũng như nhiều nhiệm vụ khác.
Trong bức ảnh chụp hôm 17/3, mũi máy bay được lắp ráp xong. Ảnh: ecns
Trọng Giáp
Theo VNE
Máy bay cảnh báo sớm giúp Trung Quốc áp đặt chủ quyền Biển Đông
Tăng cường tuần tra, áp đặt chủ quyền theo ý chí riêng của Trung Quốc, thủy phi cơ AG 600 to hơn cả Boeing 737 và có thể xuất khẩu theo nhu cầu của khách hàng.
Bản thiết kế thủy phi cơ AG-600 (ảnh tư liệu)
AG-600 sẽ kiểm soát phi pháp Biển Đông
Theo tờ "Hoàn Cầu" ngày 8 tháng 4, thủy phi cơ cỡ lớn Giao Long 600 (AG-600) do Trung Quốc tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo sẽ hoàn thành lắp ráp hoàn chỉnh, có kế hoạch tiến hành bay thử lần đầu tiên vào nửa năm đầu 2016. Mặc dù vẫn chưa đưa vào sử dụng, nhưng dư luận đã có nhiều phỏng đoán.
Video đang HOT
Dẫn chuyên gia quân sự từ trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 7 tháng 4, bài báo cho rằng, loại máy bay này sẽ làm cho Trung Quốc có khả năng vận chuyển (phi pháp) vật tư và nhân viên nhanh chóng tới các hòn đảo ở Biển Đông, vì vậy có thể giúp Trung Quốc "kiểm soát" (một cách bất hợp pháp) đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Theo bài báo, Trung Quốc đang chế tạo máy bay trên biển lớn nhất - AG-600, nó có thể cất cánh từ đất liền, cũng có thể cất cánh trên mặt nước.
Mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ dẫn chuyên gia cho rằng, loại máy bay này sẽ có lợi cho yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Bản thiết kế thủy phi cơ AG-600 (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, trọng lượng cất cánh lớn nhất của AG-600 là 60 tấn, nó cũng sẽ là thủy phi cơ lớn nhất của Trung Quốc, năm 2016 hoặc năm 2017 sẽ đưa vào hoạt động.
Căn cứ vào thông tin trên tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, loại máy bay này đã lắp 4 động cơ tua bin cánh quạt WJ-6, hành trình lớn nhất là 5.500 km, nghe nói tốc độ bay lớn nhất có thể đạt 348 mph (khoảng 555 km/giờ).
Mặc dù về dân dụng, loại máy bay này có thể dùng cho các nhiệm vụ như cứu nạn khẩn cấp, dập lửa trên rừng, giao thông và trinh sát trên biển, nhưng cũng có thể thực hiện một loạt nhiệm vụ quân sự, bao gồm nhiệm vụ tuần tra tầm xa, tác chiến chống tàu ngầm và nhiệm vụ đặt mìn.
Bài báo dẫn lời Trương Khánh (Ching Chang) ở Viện nghiên cứu hiệp hội nghiên cứu chiến lược ROC Đài Loan cho rằng, AG-600 thông qua tăng cường "thực thi pháp luật", tuần tra nghề cá để tăng cường chức năng chính phủ trong "quản lý thực tế Biển Đông" (hoạt động này là phi pháp), sẽ giúp cho Bắc Kinh tăng cường "kiểm soát có hiệu quả" đối với khu vực tranh chấp (do Trung Quốc gây ra).
Mạng sina Trung Quốc ngày 8 tháng 4 còn có bài viết cho rằng, là một trong 3 máy bay lớn do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo (máy bay chở khách C919, máy bay vận tải Y-20 và AG-600), đầu của thủy phi cơ AG-600 đã được bàn giao vào ngày 17 tháng 3 tại Công ty máy bay dân dụng - Tập đoàn máy bay Thành Đô - Công nghiệp hàng không Trung Quốc, đây tiếp tục là một cột mốc quan trọng trong nghiên cứu chế tạo Giao Long 600.
Bản thiết kế thủy phi cơ AG-600 (ảnh tư liệu)
Theo bài báo, đến nay, chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới này cuối cùng đã bước vào giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh. Từ tháng 3 năm 2015, các bộ kiện lớn của Giao Long 600 được lần lượt vận chuyển từ các khu vực khác nhau tới cơ sở lắp ráp hoàn chỉnh - Công ty máy bay thông dụng - Công nghiệp hàng không Trung Quốc nằm ở Chu Hải.
Công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết, AG-600 sẽ hoàn thành lắp ráp hoàn chỉnh vào năm 2015, năm 2016 tiến hành bay thử lần đầu tiên.
Quan chức hàng không Trung Quốc cho rằng, thiết kế độc đáo làm cho AG 600 có khả năng thực hiện nhiều loại nhiệm vụ đặc biệt. Ngoài tìm kiếm tầng trời thấp trên mặt nước, còn có thể hạ cánh triển khai hành động cứu nạn trên mặt nước.
Đồng thời, máy bay này còn có thể lắp thiết bị cần thiết theo nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhiệm vụ "thực thi pháp luật bảo vệ chủ quyền trên biển".
Còn theo tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 19 tháng 3, Trung Quốc rất coi trọng nghiên cứu chế tạo loại máy bay này. Thủy phi cơ Giao Long 600 bắt đầu lắp ráp hoàn chỉnh từ tháng 4 năm 2015. Nó có thể cất cánh từ Tam Á ở đảo Hải Nam, bay đến bãi ngầm James ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để "thực hiện nhiệm vụ" (phi pháp) và quay trở về.
Theo báo chí Mỹ, thủy phi cơ mới do Trung Quốc chế tạo có thể thúc đẩy các yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo tài liệu thu thập được từ Triển lãm hàng không Chu Hải năm 2014, thủy phi cơ Giao Long 600 trang bị 4 động cơ tua bin cánh quạt WJ-6, hành trình lớn nhất là 5.500 km, có thể triển khai hoạt động mức độ lớn ở Biển Đông.
Đầu thủy phi cơ AG-600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Chuyên gia quân sự Nga cho rằng, Giao Long 600 hoàn toàn có thể làm máy bay vận tải chuyên dụng của Thái Bình Dương, sẽ "nâng cao rất lớn" vị thế của Trung Quốc ở khu vực quan trọng chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.
Richard Bitzinger, chuyên gia của chương trình chuyển đổi quân sự, Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam Singapore cho rằng: "Các thủy phi cơ như Giao Long 600 sẽ có thể cung cấp tiếp tế hoàn hảo tiếp theo cho Trung Quốc ở Biển Đông".
Cố vấn chương trình an ninh trên biển của tổ chức này, Sam Bateman cho rằng, Giao Long 600 có thể hỗ trợ tin tức tình báo cho Quân đội Trung Quốc, đồng thời tăng cường vai trò tiền tiêu quân sự của Trung Quốc ở những đảo không có sân bay đơn giản.
Nhà nghiên cứu Trương Cạnh, Hiệp hội nghiên cứu chiến lược Trung Hoa - Đài Loan cho rằng, Giao Long 600 cũng có thể phát huy vai trò ảnh hưởng chính trị.
Ông nói: "Các nước cần quản lý hiệu quả để chứng minh đòi hỏi chủ quyền của mình. Giao Long 600 sẽ nâng cao khả năng của Trung Quốc trên các phương diện như thực thi pháp luật, tuần tra nghề cá, ngăn chặn ô nhiễm, tìm kiếm và cứu nạn, vận chuyển cấp cứu y tế, khảo sát địa chấn và khí tượng.
Tức là, tất cả có thể thể hiện chức năng chính phủ trong tiến hành quản lý thực chất đối với Biển Đông".
Ông ta nói như vậy, nhưng khi một nước dùng chiến tranh xâm lược biển đảo của nước khác thì hành vi đó đã có tính chất phi pháp, hành vi này sẽ không mang lại chủ quyền cho họ đối với các hòn đảo cưỡng chiếm được - PV.
Đầu thủy phi cơ AG-600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Triển vọng xuất khẩu
Theo bài báo, hiện nay, các nước có nhiều loại thủy phi cơ kinh điển, chẳng hạn thủy phi cơ Be-200 của Nga, US-2 của Nhật Bản, trọng lượng cất cánh của 2 loại thủy phi cơ này khoảng 40 - 45 tấn, còn thủy phi cơ CL415 của Canada khoảng 20 tấn.
Nhìn vào trình độ tổng thể, theo quan chức Trung Quốc, thủy phi cơ Giao Long 600 có "cùng 1 trình độ" với những máy bay của các nước nêu trên; nhìn vào chức năng sử dụng và khả năng thực hiện nhiệm vụ, tính năng tổng thể cũng "tương đương", thậm chí có chỉ tiêu tính năng do Trung Quốc yêu cầu còn "cao hơn", trong tương lai Giao Long 600 sẽ phát triển theo dòng.
Hai nhà sản xuất thủy phi cơ hiện nay trên thế giới - Nga và Nhật Bản đã đạt được thành tích nhất định trong xuất khẩu loại máy bay này. Nga đã bán 1 chiếc thủy phi cơ Be-200 cho Azerbaijan, còn Nhật Bản chuẩn bị ký kết hợp đồng cung cấp 9 thủy phi cơ US-2 với Ấn Độ.
Về triển vọng thị trường và khách hàng tương lai của loại máy bay này, theo quan chức Trung Quốc, thủy phi cơ có công dụng rất rộng, Giao Long 600 hiện đã nhận được đơn đặt hàng 17 chiếc. Trong tương lai, nếu có nhu cầu của thị trường quốc tế, Trung Quốc sẽ tiến hành cải tiến tương ứng theo nhu cầu của đối phương, nhưng hiện nay chủ yếu đáp ứng xây dựng hệ thống cứu nạn khẩn cấp trong nước.
Thủy phi cơ cỡ lớn US-2 do Nhật Bản sản xuất
"Người kế tục" to hơn cả Boeing 737
Theo mạng sina, thủy phi cơ Giao Long 600 đã từ trên giấy đến hiện thực, có nghĩa là sau 40 năm nghiên cứu, thủy phi cơ SH-5 của Trung Quốc đã "có người kế tục", trong tương lai không xa, Giao Long 600 sẽ trở thành trang bị quan trọng trong cứu nạn trên đất liền-trên biển của Trung Quốc.
Thủy phi cơ Giao Long 600 trông giống như một con cá heo khổng lồ, thân dài 39,3 m, sải cánh 39 m, cao 12 m, lớn hơn cả phiên bản tiêu chuẩn của máy bay chở khách Boeing 737. Thủy phi cơ này có trọng lượng cất cánh lớn nhất 53,5 tấn, trong 20 giây có thể múc 12 tấn nước/lần, có thể cứu nhiều nhất 50 người/lần ở trên mặt nước, độ cao chống sóng khi cất hạ cánh trên mặt nước là 2 m.
Sau đây xin giới thiệu thêm một số hình ảnh về thủy phi cơ cỡ lớn Be-200 của Nga:
Thủy phi cơ cỡ lớn Be-200 Nga
Theo Giáo Dục
Lộ ảnh Trung Quốc chế tạo thủy phi cơ "khủng" AG600 Mạng Sina hôm qua đã đăng tải hình ảnh về việc chế tạo thủy phi cơ lớn nhất thế giới AG600 tại một nhà máy. Theo một số nguồn tin, nhà máy này thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) đang thực hiện việc chế tạo thủy phi cơ AG600 phục vụ cho các nhiệm vụ tìm kiếm cứu...