Trung Quốc lập quỹ triệu đô mang danh ‘bảo vệ môi trường’ Biển Đông
Quỹ mang danh bảo vệ môi trường ở Biển Đông mà Trung Quốc công bố có số vốn hơn 2,2 triệu USD.
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo phi pháp đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Theo Reuters, Trung Quốc hôm nay ngang nhiên tuyên bố quỹ bảo vệ môi trường ở Biển Đông sẽ được sử dụng trong ba năm tới, phần đầu tiên là để thám hiểm hố sâu nhất thế giới tại Hoàng Sa của Việt Nam. Quan chức bảo vệ môi trường Shi Guoning nói quỹ cũng được dùng vào việc hỗ trợ nghiên cứu khoa học, phát triển phương pháp và thiết bị mới bảo vệ môi trường.
Trung Quốc nói trong 4 năm qua nước này đã chi hơn 30 triệu nhân dân tệ (khoảng 4,5 triệu USD) để “bảo vệ các rặng san hô” ở Biển Đông. Hãng tin nhà nước Trung Quốc Xinhua còn nói Bắc Kinh đã nhiều lần thả các loài cá, rùa biển quay lại môi trường tự nhiên, “trấn áp các hoạt động săn bắn chim biển bất hợp pháp”.
Video đang HOT
Trung Quốc đưa ra thông tin “bảo vệ môi trường” trong bối cảnh Tòa Trọng tài hôm 12/7 ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” do Bắc Kinh đơn phương vạch ra, đòi chủ quyền hầu hết diện tích Biển Đông. Phán quyết của tòa nêu rõ Trung Quốc gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về môi trường khi bồi lấp trái phép các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam.
Bất chấp phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc ngang ngược tuyên bố “không dừng lại giữa chừng” với các công trình trái phép tại Trường Sa. Bắc Kinh đã cho xây đường băng, trạm radar, hải đăng và phủ sóng 4G cho toàn bộ 7 cấu trúc cưỡng chiếm của Việt Nam ở Trường Sa.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của các nước khác tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
Văn Việt
Theo VNE
Campuchia bị nói ngăn ASEAN ra tuyên bố chung về Biển Đông
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á hôm nay cho biết Campuchia đã ngăn ASEAN đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông trong các phiên họp của khối diễn ra tại Lào.
Một nhà ngoại giao Đông Nam Á cho biết Campuchia đã ngăn ASEAN đạt đồng thuận về vấn đề Biển Đông trong các phiên họp của khối diễn ra tại Lào. Ảnh minh họa: CNN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang có kỳ họp quan chức cấp cao (SOM) đầu tiên tại Lào kể từ khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) do Liên Hợp Quốc bảo trợ ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Phán quyết nêu rõ Bắc Kinh không có chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông, theo AFP.
Vấn đề tranh chấp ở Biển Đông được dự đoán tiếp tục phủ bóng lên những cuộc họp thượng đỉnh của khối. Theo một quan chức ngoại giao Đông Nam Á, Campuchia là nước duy nhất đang ngăn cản việc ASEAN ra tuyên bố chung.
"Rất u ám. Campuchia phản đối hầu như mọi thứ, kể cả việc đề cập tới chuyện tôn trọng tiến trình pháp lý và ngoại giao vốn đã xuất hiện trong các tuyên bố trước đây", quan chức này cho hay.
Theo một bản dự thảo thông cáo chung mà AFP có được, phần với tiêu đề "Biển Đông" hiện vẫn bỏ trống.
Một nhà ngoại giao khu vực khác hôm qua cũng tiết lộ các cuộc thương thảo dường như không thể đi đến đâu. "Hiện tại, tình hình đang bế tắc", ông này nói.
Trung Quốc hồi tháng trước được cho là đã gây áp lực buộc ASEAN rút lại thông cáo chung về Biển Đông với lời lẽ cứng rắn do Malaysia đưa ra sau phiên họp ASEAN - Trung Quốc. Tuy nhiên, Indonesia nói rằng văn bản trên đơn thuần chỉ là một "chỉ dẫn truyền thông", không phải tuyên bố chung của ASEAN.
Năm 2012, với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Hai lý do Trung Quốc ngăn biểu tình chống phán quyết Biển Đông Việc nhanh chóng dập tắt các cuộc biểu tình chống Mỹ thể hiện quan điểm phớt lờ phán quyết của Bắc Kinh, đồng thời ngăn chặn căng thẳng vượt tầm kiểm soát. Dân Trung Quốc tụ tập biểu tình trước một cửa hàng KFC ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: AP Như thường lệ, mỗi khi có căng thẳng với các nước khác, tại...