Trung Quốc lần đầu thừa nhận ‘bè phái’ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang
Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, hai chính trị gia cấp cao của Trung Quốc “ngã ngựa” trong những năm gần đây, hôm nay bị truyền thông nước này tố cáo “kết bè kéo cánh” với nhau.
Chu Vĩnh Khang (trái) và Bạc Hy Lai. Ảnh: Reuters
China Daily dẫn một báo cáo dài trên tạp chí Phoenix cho hay hai cựu quan chức đã “xây dựng bè phái chính trị” và tuyên bố “chơi một trận lớn”.
Ông Chu và ông Bạc được cho là từng tổ chức một cuộc họp bí mật, trong đó họ chủ trương “điều chỉnh” chính sách cải cách và mở cửa của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình vào những năm 1970.
Chính sách của Đặng Tiểu Bình đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua và Bộ Chính trị nước này từng khẳng định rằng nó “cần phải được tiếp tục và không bao giờ dừng lại”.
Bài báo cũng cho biết Chu Vinh Khang có kế hoạch lật ngược lại quy định các ủy viên Bộ Chính trị từ 68 tuổi trở lên không được tái cử, nhằm tiếp tục duy trì quyền lực. Theo đó, Chu sẽ giữ chức Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội). Song song với đó, Chu còn dốc toàn lực cài cắm thân tin khắp nới, gây ra phản ứng tiêu cực trong toàn đảng Cộng sản Trung Quốc.
Năm 2012, ông Chu được cho là đã báo với ông Bạc về việc giám đốc công an Trùng Khánh Vương Lập Quân, “cánh tay phải” của Bạc, đang tị nạn ở lãnh sứ quán Mỹ tại Thành Đô. Từ đây, vụ bê bối liên quan đến ông Bạc vỡ lở.
Đây dường như là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc công khai cáo buộc về phe phái của hai quan chức quyền lực một thời, dù từ lâu họ đã được xem là các đồng minh.
Video đang HOT
Ông Chu từng là người đứng đầu tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) trong những năm 1990 và giữ chức bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên năm 1999 – 2002, sau đó làm bộ trưởng công an trước khi được bầu vào Ban thường vụ Bộ Chính trị. Ông về hưu năm 2012.
Ông là quan chức cấp cao nhất bị truy tố các tội danh tham nhũng và nhận hối lộ kể từ những năm 1980, sau khi bị bắt và khai trừ đảng tháng trước. Cơ quan giám sát kỷ luật đảng đã chuyển vụ án của ông lên các công tố viên chờ ngày xét xử.
Trong khi đó, Bạc Hy Lai từng là một ngôi sao trên chính trường Trung Quốc khi trải qua nhiều chức vụ cao và được dự đoán sẽ nắm giữ vị trí quan trọng hơn trong cuộc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc năm 2012.
Tuy nhiên, tháng 9/2013, chính trị gia này bị kết án chung thân vì nhận hối lộ, tham nhũng và lạm quyền, đồng thời dính líu đến vụ án giết người của vợ. Bạc Hy Lai đã tạo ra một trong những bê bối chính trị nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc suốt mấy chục năm qua.
Tháng trước, sau một cuộc họp do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, Ủy ban Trung ương đảng đã ra tuyên bố cảnh báo tư tưởng bè phái.
“Các thành viên của đảng cần ưu tiên thực hiện các nguyên tắc của đảng, và đảng sẽ không khoan nhượng trước những bè phái, phe phái trong nội bộ”, tuyên bố viết.
Một bài viết trên truyền thông nhà nước Trung Quốc sau đó liệt kê các bè phái của các quan chức tham nhũng, trong đó có nhóm quan chức trong ngành dầu mỏ quyền lực mà Chu Vĩnh Khang từng đóng vai trò chủ chốt.
Anh Ngọc
Theo VNE
"Hổ lớn" Lệnh Kế Hoạch sẽ đối mặt với số phận giống Bạc Hy Lai
Ông Lệnh Kế Hoạch, cựu cố vấn hàng đầu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cầm Đào, nhiều khả năng sẽ đối mặt với số phận tương tự cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, các nhà phân tích tại đại lục cho hay.
Ông Lệnh Kế Hoạch.
Ông Lệnh, 58 tuổi, là "hổ lớn" mới nhất bị điều tra trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mặc dù không rõ liệu có thêm nhân vật cấp cao nào khác bị điều tra hay không.
Ông Lệnh Kế Hoạch là Phó Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc. Ông cũng từng là Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất Trung ương và là trợ thủ số một của cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trong vai trò Thư ký riêng và Chủ tịch Văn phòng Trung ương Đảng.
Sau cú "ngã ngựa" của Bạc Hy Lai, giới chức Trung Quốc cũng đã mở các cuộc điều tra nhằm vào cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và cựu Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu.
Trong một tuyên bố ngắn hôm 22/12, cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ cho biết ông Lệnh bị điều tra vì "các vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
Ông Zhang Ming, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Renmin, cho hay ông Lệnh nhiều khả năng sẽ đối mặt với không chỉ một cuộc họp kỷ luật của đảng. Mà thay vào đó, ông Zhang dự đoán rằng ông Lệnh sẽ đối mặt với một phiên tòa giống ông Bạc, người bị khai trừ khỏi Đảng hồi năm 2012 và bị kết án tù chung thân hồi năm ngoái vì tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.
"Nhận định từ các trường hợp trước đó như của ông Bạc, nhiều khả năng ông Lệnh, ông Từ và ông Chu sẽ không chỉ nhận sự trừng phạt trong nội bộ đảng", ông Zhang nói.
Các nhà phân tích khác thì nói rằng 4 "hổ lớn" bị điều tra là kết quả của không chỉ nỗ lực chống tham nhũng, mà còn là một cuộc đấu tranh chính trị trong nội bộ đảng.
Zhang Lifan, nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh, cho hay đảng Cộng sản Trung Quốc thường loại bỏ những kẻ ngáng đường bằng cách cáo buộc họ các tội danh kinh tế.
"Giờ đây khi sự tham nhũng lan tràn trong nội bộ đảng, việc sử dụng danh nghĩa chống tham nhũng sẽ tốt hơn là sử dụng các biện pháp chính trị đơn thuần nhằm đánh bại mội đối phương".
Có những đồn đoán ngày càng gia tăng rằng 4 "hổ lớn" trên có liên quan chặt chẽ với nhau.
Một bài viết được đăng tải trên tài khoản WeChat của tờ Nhân dân Nhật báo đã trích dẫn các tuyên bố của ông Tập nói rằng việc "lập phe phái" trong nội bộ đảng là không được phép. Mặc dù vậy, ông Zhang nói rằng nhiều khả năng sẽ xảy ra xáo trộn vì các phe phái chính trị là chuyện thường thấy tại Trung Quốc.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Chu Vĩnh Khang xây dựng đế chế quyền lực của mình như thế nào Chu Vĩnh Khang đã xây dựng đế chế thông qua việc cài cắm thân tín vào lĩnh vực mình từng phụ trách, và liên minh với cựu ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai. Năm 1985, Chu Vĩnh Khang được điều động từ Cục Khảo sát dầu khí Liêu Hà lên Bắc Kinh, đảm nhiệm chức vụ thứ trưởng Dầu khí, phụ...