Trung Quốc lần đầu công bố sách trắng quân sự
Trung Quốc ngày 26/5 đã lần đầu công bố sách trắng về chiến lược quân sự, với khẳng định sẽ phải đối diện với thách thức lâu dài trong bảo vệ các quyền và lợi ích biển, lo ngại chiến lược “xoay trục” của Mỹ, cùng hoạt động hiện đại hóa quân đội của Nhật.
Trung Quốc khẳng định nhiệm vụ lâu dài của quân đội là bảo vệ các quyền và lợi ích trên biển (Ảnh: FYJS)
Theo tờ China Daily, đây là một phần trong nỗ lực nhằm tăng tính minh bạch trong quân đội, bằng cách cung cấp các chi tiết về định hướng phát triển quân sự của Bắc Kinh cho các nước khác.
Tài liệu dài khoảng 9.000 ký tự Trung Quốc, chứa nhiều cách diễn đạt chưa từng xuất hiện trong các sách trắng trước đây của nước này.
“Trung Quốc nhìn chung đang có được môi trường thuận lợi để phát triển, nhưng các thách thức bên ngoài đang tăng lên”, tài liệu do Văn phòng thông tin Hội đồng nhà nước Trung Quốc phát hành khẳng định.
Video đang HOT
Theo đó, nước này vẫn đang trong một giai đoạn quan trọng với những thời cơ chiến lược để phát triển, nhưng cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa an ninh phức tạp và đa dạng, cũng như những thách thức và trở ngại ngày một lớn từ bên ngoài, khiến nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích phát triển của Trung Quốc ngày càng nặng nề.
“Mỹ đang thực hiện chiếc lược tái cân bằng và tăng cường hiện diện quân sự cũng như củng cố các liên minh quân sự trong khu vực. Nhật Bản thì không bỏ qua một nỗ lực nào để lẩn tránh các cơ chế hậu chiến tranh, hiện đại hóa quân đội và các chính sách an ninh”, sách trắng của Trung Quốc viết.
Do đó, Trung Quốc sẽ đối diện với nhiệm vụ lâu dài là bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải.
Trung Quốc cho rằng một vài quốc gia láng giềng ngoài khơi xa đang có những hành động khiêu khích quân sự và tăng cường hiện diện quân sự tại các bãi đá và đảo của Trung Quốc mà họ “chiếm đóng bất hợp pháp”.
Một số quốc gia bên ngoài cũng đang tích cực xen vào các vấn đề trên Biển Đông; một số rất nhỏ thì duy trì các hoạt động do thám trên không và trên biển, và hoạt động tình báo chống Trung Quốc.
Văn bản này cho rằng an ninh quốc gia của Trung Quốc đang trở nên dễ bị tác động bởi những bất ổn trong khu vực và thế giới, chủ nghĩa khủng bố, cướp biển, các đại dịch và thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng. Và an inh của các lợi ích ở nước ngoài, liên quan tới các nguồn năng lượng và tài nguyên, liên lạc trên các tuyến hàng hải chiến lược cũng như thể chế, nhân sự và các tài sản ở nước ngoài đang trở thành vấn đề thời sự.
Thanh Tùng
Theo Dantri/Xinhua, China Daily
Ba Lan mua hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ
Chính phủ Ba Lan ngày 21/4 tuyên bố mua các tên lửa đất đối không Patriot của Mỹ, trong bối cảnh căng thẳng với Nga đang gia tăng.
Ba Lan quyết định mua hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. (Ảnh: BBC)
Bộ Quốc phòng Ba Lan ngày 21/4 cho biết chính phủ nước này đã thông qua đề xuất của quân đội về việc đặt mua các hệ thống tên lửa Patriot của hãng Raytheon (Mỹ) .
BBC dẫn lời Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski cho biết Ba Lan sẽ sớm bắt đầu đàm phán với phía Mỹ để đi đến ký kết thỏa thuận được dự báo là có giá trị lên tới 7 tỷ USD.
Thỏa thuận mua tên lửa Patriot được cho là một phần của kết hoạch hiện đại hóa quân đội Ba Lan trong 8 năm trị giá 35 tỷ USD của chính phủ nước này. Trong khuôn khổ kế hoạch này, quân đội Ba Lan dự kiến sẽ mua các máy bay, tàu ngầm và xe bọc thép hiện đại.
Thông báo về thương vụ tên lửa Patriot được đưa ra sau khi Nga triển khai các tên lửa tại Kaliningrad, tiếp giáp với biên giới Ba Lan.
Tổng thống Ba Lan Komorowski nhận định hiện an ninh khu vực Đông Âu đang xấu đi sau cuộc khủng hoảng Ukraine. Ukraine và phương Tây nhiều lần cáo buộc Nga cung cấp tài chính, vũ khí, quân lính cho phe ly khai tại miền đông Ukraine, dù Mátxcơva nhiều lần phủ nhận.
Giới phân tích đánh giá việc quân đội Ba Lan quyết định mua các hệ thống tên lửa Patriot có thể sẽ khiến cho Nga quan ngại bởi hiện Mỹ cũng đang vận động thiết lập một lá chắn tên lửa ở châu Âu.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ BBC
Sina: Lật tẩy các chiến lược quân sự của Mỹ nhằm vào Trung Quốc Trang tin tức Sina của Trung Quốc đã đưa ra những dẫn chứng để chứng minh các chiến lược của Mỹ đang nhằm vào nước này mặc dù Washington luôn khẳng định họ không nhằm vào bất cứ quốc gia nào. Các chiến lược quân sự của Mỹ như học thuyết Tác chiến không-hải (AirSea Battle), Kế hoạch điều chỉnh quốc phòng 4...