Trung Quốc lại xảy ra bê bối sữa bột trẻ em
Đối tác phía Trung Quốc của Tập đoàn Hero, nhà sản xuất sữa bột lớn của Thụy Sĩ, vừa bị cáo buộc làm giả mạo sản phẩm sữa của hãng này.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin Công ty Xile Lier, có trụ sở đặt tại thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, đã pha trộn sữa bột công thức đã quá hạn sử dụng với sữa nhập khẩu theo thỏa thuận hợp tác với hãng Hero. Một đại diện pháp lý của Công ty này đã bị bắt giữ để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật này.
Ngoài việc trộn sữa quá hạn nói trên, Công ty Xile Lier còn bị cáo buộc đã thay đổi nhãn mác trên bao bì về thời hạn sử dụng sản phẩm, tráo nhãn mác các loại sữa cho trẻ lớn thành sữa bột cho trẻ sơ sinh để bán với giá cao hơn.
Đây là vụ bê bối an toàn thực phẩm mới nhất xảy ra tại Trung Quốc. Vụ bê bối “sữa bẩn” vào năm 2008 khiến ít nhất 6 trẻ thiệt mạng và 300.000 trẻ khác bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì uống phải sữa nhiễm melamine, một hợp chất hóa học độc hại.
Một quan chức thành phố Tô Châu cho biết họ đã đóng cửa dây chuyền sản xuất của Công ty Xile Lier từ tháng 11 năm ngoái sau khi nhận được thông tin tố giác. Vụ việc cũng đã được bàn giao cho cơ quan công an.
Video đang HOT
Theo ANTD
Dân Trung Quốc lo ngại sữa New Zealand nhiễm chất độc
Cơ quan chức năng Trung Quốc tiêu hủy sữa nhiễm melamine hồi năm 2008 - Ảnh: Reuters
Tân Hoa xã ngày 26.1 cho biết nhiều người tiêu dùng Trung Quốc đang hoang mang sau khi chính phủ New Zealand công bố phát hiện một chất độc hại trong các sản phẩm sữa.
Bộ Công nghiệp Sơ cấp New Zealand cho biết chỉ phát hiện "một lượng rất ít" chất dicyandiamide (DCD) trong các sản phẩm sữa của tập đoàn Fonterra, bao gồm cả sữa bột, sau một đợt kiểm tra hồi tháng 9.2012, nhưng khẳng định không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, theo tin tức từ Tân Hoa xã.
"Một lượng rất thấp có nghĩa là thấp hơn 100 lần so với với các chuẩn an toàn của Ủy ban châu Âu", ông Kelvin Wickham, giám đốc Fonterra khu vực Trung Quốc và Ấn Độ, cho Tân Hoa xã biết vào ngày 26.1. Ông Wickham khẳng định sản phẩm sữa bột trẻ em của Fonterra là an toàn.
Nhiều bậc cha mẹ ở Trung Quốc, vốn không an tâm với sản phẩm sữa nội địa, nên đã chuyển sang dùng sữa của New Zealand từ nhiều năm nay.
Họ lo ngại rằng "một lượng rất thấp DCD" trong sữa nếu uống trong thời gian dài thì cũng sẽ độc hại cho sức khỏe con người, nhất là trẻ em.
Cư dân mạng tên YiyiMMqiong, nuôi con bằng sữa bột New Zealand trong nhiều năm qua, có viết trên mạng xã hội Trung Quốc Sina Weibo rằng: "Tôi rất lo lắng. Hết sữa Trung Quốc bị nhiễm melamine, nay sữa New Zealand lại nhiễm DCD".
Nhiều cư dân mạng Trung Quốc lên tiếng kêu gọi chính quyền Trung Quốc kiểm tra và công bố tên những sản phẩm sữa nhập khẩu từ New Zealand bị nhiễm DCD.
Hồi năm 2012, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã liệt DCD vào danh sách phải kiểm tra trong thực phẩm ở Mỹ.
Kể từ vụ bê bối sữa Trung Quốc nhiễm melamine khiến 6 trẻ em thiệt mạng và 300.000 trẻ khác mắc bệnh hồi năm 2008, các công ty sữa từ New Zealand, châu Âu và Úc nhân cơ hội này đã tràn vào thị trường Trung Quốc.
Mặc dù không có quy định quốc tế nào về chuẩn mức DCD cho phép trong thực phẩm, nhưng tiêu thụ một lượng lớn chất DCD được cho là có hại cho sức khỏe con người.
Theo tờ Wall Street Journal, nông dân ở New Zealand thường phun DCD trên đồng cỏ để ngăn chặn sản phẩm phụ muối nitrat trong phân bón chảy vào sông hồ, và cỏ này được dùng để nuôi bò sữa.
Hai công ty phân bón lớn nhất New Zealand, Ravensdown và Ballance Agri-Nutrients, cũng đã ngừng bán dicyandiamide sau khi Bộ Công nghiệp Sơ cấp New Zealand công bố các sản phẩm sữa của Tập đoàn Fonterra nhiễm DCD.
Bộ Công nghiệp Sơ cấp New Zealand lo ngại thông tin về sữa nhiễm DCD có thể gây ảnh hưởng lớn ngành công nghiệp sữa New Zealand, với kim ngạch hằng năm khoảng 9,7 tỉ USD.
Theo TNO
Trung Quốc: 80% nhãn sữa ngoại là sữa nội "đội lốt" Nắm bắt tâm lý sợ sữa nội, chuộng sữa ngoại của người dân Trung Quốc, nhiều công ty tại đây đã ra nước ngoài thành lập doanh nghiệp sữa, lấy thương hiệu ngoại. Tuy nhiên sản phẩm của họ khi bán trong nước chỉ có mỗi cái tên là...ngoại. (Ảnh minh họa) Thông tin vừa được tờ First Financial Daily có trụ sở...