Trung Quốc lại tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông
Thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm nay 24.9 cho thấy nước này sẽ tiến hành hai cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông từ ngày 25-28.9.
Tàu chiến Trung Quốc trong cuộc tập trận gần đây. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH CHINAMIL.COM.CN
Cụ thể, một cuộc tập trận sẽ diễn ra từ 8 giờ đến 18 giờ trong các ngày 25-27.9. Kết quả đối chiếu các tọa độ được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận nằm gần tỉnh Quảng Đông.
Ngoài ra, một cuộc tập trận bắn đạn thật khác sẽ diễn ra ở Biển Đông từ 5 giờ đến 19 giờ trong các ngày 25-28.9. Kết quả đối chiếu các tọa độ được nêu trong thông báo lên Google Maps cho thấy khu vực tập trận nằm gần bờ biển phía đông đảo Hải Nam. Theo thông báo, tàu thuyền bị cấm vào khu vực tập trận.
Theo các thông báo được đăng trên website của MSA trước đó, Trung Quốc tiến hành 4 cuộc tập trận ở Biển Đông từ ngày 20-26.9.
Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 41 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trong đó có 15 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ và ít nhất 1 cuộc tập trận trái phép xung quanh quần đảo Hoàng Sa, diễn ra từ ngày 6-10.8.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: yêu sách Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở
Hôm 5.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tập trận ở bắc Biển Đông, trong đó có bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Bà Hằng khẳng định việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là “đi ngược lại lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông, và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.
“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; chấm dứt và không tái diễn hoạt động vi phạm tương tự làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Cũng theo bà Hằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thi hành luật An toàn giao thông hàng hải mới
Trước việc Trung Quốc bắt đầu thi hành luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. ẢNH BỘ NGOẠI GIAO
Ngày 1.9, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc chính thức thi hành luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc được Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội Trung Quốc) thông qua ngày 29.4 vừa qua. Luật sửa đổi có hiệu luật từ ngày 1.9.
Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc sẽ trao quyền cho Cục Hải sự Trung Quốc (MSA), vốn thuộc Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc, ra lệnh các tàu nước ngoài rời khỏi vùng biển nước này tuyên bố là lãnh hải, nếu đánh giá tàu đó có thể đe dọa an ninh, theo Kyodo News.
Luật sửa đổi còn cho phép MSA ngăn chặn các tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển Trung Quốc tuyên bố là lãnh hải, nếu các tàu không thuộc diện qua lại vô hại theo luật quốc tế.
Luật sửa đổi nói trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp và hoạt động gây quan ngại ở Biển Đông. Hồi tháng 2, Trung Quốc bắt đầu thực thi luật Hải cảnh cho phép lực lượng hải cảnh nổ súng chống tàu nước ngoài trong cái gọi vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, khiến nhiều nước lên tiếng quan ngại.
Trung Quốc yêu cầu tàu nước ngoài vào "lãnh hải" báo cáo thông tin Trung Quốc yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng "lãnh hải" mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phải khai báo cho nước này, bắt đầu từ ngày 1/9. Tàu hải giám Trung Quốc áp sát tàu tuần tra của cảnh sát biển Nhật Bản ở biển Hoa Đông năm 2012 (Ảnh: Kyodo). Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng...