Trung Quốc lại tân trang bề ngoài tàu sân bay Liêu Ninh
Sau một thời gian vắng bóng, thời gian gần đây trên các trang mạng của Trung Quốc lại xuất hiện thông tin và hình ảnh tàu sân bay mang số hiệu 16 Liêu Ninh với một màu sơn khác.
Ngày 18-4-2014, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu 16 “Liêu Ninh” đã hành trình vào cảng Đại Liên. Sau hơn một năm rời cảng này, đây là lần đầu tiên nó lại được quay về với nơi đã tân trang nó. Tuy nhiên, phía Trung Quôc không tiết lộ nhiều thông tin lý do quay về cảng Đại Liên của hàng không mẫu hạm này.
Qua những bức ảnh chụp lại từ hiện trường nhà máy đóng tàu này đã cho thấy, chiếc tàu sân bay mang số hiệu 16 này đang cập ở cầu tàu, sau đó lại được di chuyển đến ụ tàu, trên bong tàu bắt đầu xuất hiện các loại xe công trình và thiết bị thi công, thấp thoáng có thể nhìn thấy công nhân đang bận rộn ở trên đó.
Tàu sân bay Liêu Ninh trước khi thay đổi màu sơn mới
Theo phân tích của các chuyên gia quân sự, kể từ khi tàu “Liêu Ninh” chạy thử cho đến nay đã gần hai năm rưỡi, lần quay về xưởng này có thể là để bảo dưỡng giữa kỳ. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là phỏng đoán.
Gần đây, đã có sự hé lộ thông tin, hình ảnh mới nhất về tàu sân sân Liêu Ninh tại nhà máy đóng tàu Đại Liên. Chiếc tàu này đã được hạ thủy từ ụ tàu xuống, sau đó nó lại di chuyển vào neo đậu ở cầu tàu.
Đây là hạng mục bình thường của công tác bảo trì bảo dưỡng tàu chiến mặt nước cỡ lớn. Điểm đáng chú ý ở đây là đã xuất hiện một sự khác biệt, thân của con tàu này đã có sự thay đổi, nó đã được sơn một lớp sơn bảo vệ khác.
Màu sơn mới (trái) và cũ (phải) của tàu sân bay Liêu Ninh
Đây là những hình ảnh và thông tin mới nhất về tàu Liêu Ninh kể từ sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel được phía quân đội Trung Quốc mời lên thăm quan con tàu này vào ngày 7 tháng 4 vừa qua. Sau đó, nó được đưa về nhà máy đóng tàu Đại Liên để bảo dưỡng và “sơn phết” lại.
Trước đây, ngoài lần “mông má” từ con tàu nát Varyag mua từ Ukraine, Liêu Ninh cũng một lần thay đổi kiểu chữ và màu sơn số hiệu 16 vào cuối năm 2012. Khi đó, Liêu Ninh đã thay đổi kiểu sơn số hiệu từ màu đen sang trắng, từ chữ chân sang chữ bóng, viền đen.
Video đang HOT
Đức Sơn
Theo Chinanews
Cận cảnh vũ khí trên tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 vừa hạ thủy
HQ-377 và HQ-378 là hai tàu chiến đầu tiên trong loạt tàu tên lửa thuộc chương trình đóng tàu 12418 do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) tổ chức.
Chương trình đóng tàu 12418 bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2009 và đến tháng 4-2014, cặp tàu thứ nhất được hoàn thành.
Tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378 được trang bị nhiều vũ khí hiện đại
HQ-377 và HQ-378 có khả năng cơ động nhanh, được trang bị nhiều khí tài và trang thiết bị hiện đại. Sau khi thử nghiệm thành công, ngày 28-6, 2 tàu tên lửa được bàn giao cho Lữ đoàn 167 - Vùng 2 Hải quân (Quân chủng Hải quân).
Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Online xin gửi tới độc giả những hình ảnh về hai tàu tên lửa HQ-377 và HQ-378:
Chương trình đóng tàu 12418 bắt đầu được triển khai từ cuối năm 2009
Tháng 9-2013, chiếc thứ nhất (HQ-377) trong chương trình đóng tàu 12418 được hạ thủy thành công
Sau đó, 2 tàu HQ-377 và HQ378 tiến hành bắn thử nghiệm, đạt kết quả cao
Hai tàu được trang bị nhiều khí tài hiện đại
Sau thời gian chạy thử nghiệm thành công, 2 tàu tên lửa được bàn giao cho Lữ đoàn 167
Các đại biểu cắt băng bàn giao tàu
Quang cảnh tại lễ bàn giao tàu
Cán bộ, chiến sĩ hai tàu thể hiện quyết tâm trong lễ bàn giao
Cán bộ, chiến sĩ Tổng công ty Ba Son tự hào hoàn thành cặp tàu đầu tiên
Chuyên gia Nga tặng kỷ niệm chương cho thuyền trưởng tàu HQ-377
Thượng tướng Trương Quang Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng động viên cán bộ, chiến sĩ tàu HQ-377 và HQ-378
Chiếc thứ 3 (M3) và thứ 4(M4) trong chương trình cũng vừa được hạ thủy, dự kiến bàn giao vào quý 1 năm 2015
Theo Quân đội nhân dân
Năm hệ thống vũ khí của Ấn Độ mà Trung Quốc e ngại Mới đây, tạp chí "National Interest" có trụ sở ở Washington đã đăng bài viết của Kyle Mizokami - chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực quốc phòng ở San Francisco (Mỹ) - về 5 hệ thống vũ khí hiện đại của quân đội Ấn Độ có thể là mối đe dọa đối với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trên...