Trung Quốc lại ngang ngược điều giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí gần Hoàng Sa của Việt Nam
Trung Quốc lại ngang ngược điều giàn khoan Hải Dương 981 tới vị trí gần Hoàng Sa của Việt Nam
Dân trí Cục Hải sự Trung Quốc ( MSA) tối 25/6 lại ra thông báo ngang nhiên nói: từ ngày 25/6 đến 20/8, trong thời gian gần 2 tháng, giàn khoan Hải Dương 981 sẽ “tiến hành tác nghiệp” tại mỏ Lăng Thủy 25-1S-1.
Đây là vị trí tại khu vực biển cách phía đông nam thành phố Tam Á khoảng 75 hải lý, có vị trí tọa độ 170345N/1095903E. Vị trí này thuộc vùng biển phía nam của vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa.
MSA lại ngang ngược yêu cầu các tàu thuyền qua lại trên biển không vào khu vực giàn khoan HD 981 tác nghiệp 2.000 m nhằm tránh mất an toàn, đồng thời yêu cầu phía chức năng Trung Quốc nâng cao chế độ trực ban, bảo đảm an toàn cho giàn khoan HD 981 tác nghiệp.
Trước đó, ngày 15/5 MSA cũng đã ra thông báo cho hay: giàn khoan Hải dương 981 hoạt động tại mỏ Lăng Thủy 25-1S-3, khu vực hoạt động tại vị trí 170814.0N/1100030.7E, cách thành phố Tam Á khoảng 72 hải lý.
Video đang HOT
Giàn khoan Hải dương 981 ( ảnh) chính là giàn khoan hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014.
Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trái phép tại khu vực biển thuộc chủ quyền của VN, nhưng bất chấp cả dư luận quốc tế phản ứng mạnh mẽ, Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hành vi vi phạm với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Hương Giang
Theo Dantri/ msa.gov.cn
Đại tướng Trần Đại Quang tiếp xúc nhiều quan chức cấp cao dự Hội nghị tại Nga
Từ ngày 24 - 25/6, tại Ulan-Uđe - Liên bang Nga đã diễn ra Hội nghị lần thứ Sáu lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước. Tham dự hội nghị có 72 đoàn đại biểu đến từ các nước và đại diện của Liên hiệp quốc. Đoàn Việt Nam do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị.
Hội nghị đã đề cập nhiều chủ đề quan trọng như: Sự tương tác quốc tế chống lại mối đe dọa ngày càng tăng của chủ nghĩa cực đoan toàn cầu và những biểu hiện mới của nó; nước ngọt là một nguồn tài nguyên chiến lược của sự phát triển bền vững và an ninh quốc tế; hợp tác quốc tế chống lại sự lan rộng của dịch bệnh Ebola; an ninh sinh học và phòng chống khủng bố sinh học; sáng kiến của Nga về thiết lập hệ thống an ninh thông tin quốc tế.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam
Sau báo cáo đề dẫn của ông V.P Na-ra-rốp, Phó Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, báo cáo của ông Y.V Phê-đô-tốp, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã có bài tham luận với chủ đề: "Tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống khủng bố và hoạt động cực đoan".
Đại tướng Trần Đại Quang khẳng định, thời gian gần đây, tình hình khủng bố quốc tế diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, lan rộng ở hầu hết các châu lục, gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành vấn đề nóng bỏng, mang tính toàn cầu. Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống khủng bố, đã tham gia 12 trong 16 điều ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống khủng bố, là thành viên của Công ước ASEAN về chống khủng bố và đang tích cực xem xét việc gia nhập các điều ước quốc tế về chống khủng bố còn lại. Cùng với việc tăng cường hợp tác đa phương, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định song phương với các nước về tương trợ tư pháp hình sự, dẫn độ và hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có khủng bố quốc tế.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và quan chức An ninh các nước tham dự hội nghị.
Để cuộc đấu tranh phòng, chống khủng bố và các hoạt động cực đoan ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực, Bộ trưởng Trần Đại Quang đề nghị tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa cơ quan thực thi pháp luật các nước để kiểm soát, ngăn chặn các nguồn tài trợ và các trang mạng Internet truyền bá tư tưởng khủng bố, cực đoan; phối hợp chặt chẽ trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quản lý và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến di trú; bảo đảm an ninh cộng đồng người nước ngoài trên lãnh thổ của nhau. Tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương và đa phương về đấu tranh phòng, chống khủng bố và các hoạt động cực đoan; thường xuyên tổ chức các diễn đàn quốc tế và khu vực để cập nhật tình hình, thúc đẩy các cơ hội hợp tác, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm về phương thức, thủ đoạn khủng bố và các hoạt động cực đoan, cũng như đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả với loại tội phạm nguy hiểm này.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và Đại tướng, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga.
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã hội kiến Đại tướng, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Pát-tru-sép Nhi-cô-lai Plat-tô-nô-vich; Ông Mạnh Kiến Trụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ngài Sa-gan-đa-ri Ét-tút-sin, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Mông Cổ; trao đổi với Thượng tướng X.O Bê-sê-đa, Phó Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga; Ông A-lê-ran-đờ-rô Cát-tờ-rô Ét-pin, Thư ký Thường trực Văn phòng Hội đồng quốc phòng và an ninh Cộng hòa Cuba; Thiếu tướng Thiêng-tham Pa-sít, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Lào; Ngài Na-bin Mát-lum, Tư lệnh lực lượng An ninh, Cộng hòa Li Băng; Ngài Kyaw Zan Myint, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cộng hòa Liên bang Myanmar và nhiều trưởng đoàn các nước tham dự hội nghị để trao đổi về các vấn đề hợp tác song phương trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và khủng bố.
Liêm Trung
Theo Dantri
Chống buôn lậu: Cần trao quyền cho Lực lượng Công an Dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật Tạm giữ, tạm giam là hai dự luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, đã được Quốc hội cho ý kiến tại tổ. Dự án luật tiếp tục được chỉnh lý, bổ sung để Quốc hội thảo luận, thông qua vào kỳ họp cuối năm. Hai...