Trung Quốc lại muốn né tránh vấn đề biển Đông
Trung Quốc hôm 11-7 lớn tiếng cho rằng biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự và cũng không nên được nhắc tới tại Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu (ASEM) tại Mông Cổ vào cuối tuần này.
“Hội nghị các nhà lãnh ASEM không phải là nơi thích hợp để bàn về tình hình biển Đông. Không có kế hoạch nào bàn về nó trong chương trình nghị sự và cũng không nên được đưa vào” – Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, ông Khổng Huyễn Hữu, cho biết tại cuộc họp báo ngày 11-7.
Ông này cho rằng nếu có căng thẳng tại biển Đông thì đó là do một số nước ngoài khu vực tìm cách phô trương lực lượng và can thiệp vào tình hình nơi này. “Không có lý do gì để đưa vấn đề biển Đông vào ASEM lần này. Những nỗi lo về tự do hàng hải và lợi ích an ninh không có căn cứ để đứng vững” – trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh có tham gia công tác chuẩn bị cho ASEM nói rằng khó có thể tránh khỏi chuyện thảo luận những tranh chấp trên biển Đông tại hội nghị này.
Tàu Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Scarborough Ảnh: AP
ASEM sẽ là sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague – Hà Lan dự kiến ngày 12-7 ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở biển Đông. Hội nghị diễn ra 2 năm 1 lần này là nơi các nhà lãnh đạo Á – Âu gặp gỡ để thảo luận những vấn đề giữa hai châu lục.
Video đang HOT
Dự kiến, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Đức Angela Merkel dự hội nghị ASEM sắp tới.
Mỹ đã thực thi chiến dịch bảo vệ tự do tuần tra hải gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp ở biển Đông, khiến Bắc Kinh nóng mặt. Trung Quốc nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ gây thêm rắc rối ở biển Đông trong lúc leo thang củng cố hiện diện quân sự ở đó.
Theo Người Lao Động
Indonesia tăng cường bảo vệ Natuna trước thềm phán quyết của PCA
Indonesia tăng cường khai thác khí đốt, dầu mỏ, triển khai ngư dân, xây cảng, đường băng ở quần đảo Natuna, đề phòng Trung Quốc thôn tính quần đảo này trước thềm Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.
Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) sẽ công bố phán quyết vào lúc 11 giờ sáng 12.7 (16 giờ theo giờ VN) về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, theo AFP.
Vào năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên PCA, phản đối tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần cả Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố phớt lờ phán quyết của toà, cho rằng PCA không có quyền tài phán.
Chính quyền Indonesia cho biết nước này không có tranh chấp lãnh thổ nào với Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng chưa thách thức tuyên bố chủ quyền với Indonesia tại quần đảo Natuna, nhưng lại ngang ngược bảo nước này có quyền đánh bắt trong vùng biển quanh Natuna, theo tờ The Wall Street Journal (Mỹ) ngày 10.7.
Tàu hải quân Indonesia trong một lần "đụng độ" với tàu hải cảnh Trung Quốc gần quần đảo Natuna hồi tháng 6.2016Reuters
Cũng giống như các nước ở Đông Nam Á, Indonesia đang tăng cường hiện diện kinh tế và quân sự giữa lúc Trung Quốc gia tăng hoạt động bành trướng ở Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn The Wall Street Journal, Chuẩn đô đốc Achmad Taufiqoerrochman, chỉ huy Hạm đội miền Tây của Hải quân Indonesia tuyên bố nhiều tàu cá Trung Quốc xuất hiện quanh quần đảo Natuna kể từ tháng 3.2016, và đánh bắt cá chỉ là cái cớ để Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại đây trước thềm PCA ra phán quyết.
Để bảo vệ Natuna, Indonesia thời gian gần đây đưa thêm nhiều ngư dân ra quần đảo này, xây cảng và đường băng.
Ngoài ra, việc tăng cường khai thác dầu mỏ và khí đốt sẽ giúp Indonesia củng cố tuyên bố chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý quanh quần đảo Natuna, giữa lúc Bắc Kinh lăm le thôn tính quần đảo này.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (phải, phía trước) trên tàu chiến ra thăm quần đảo Natuna hồi tháng 6.2016, khẳng định chủ quyền của Indonesia tại đây Reuters
"Chỉ có 5 trong số 16 mỏ dầu và khí đốt quanh Natuna đang được khai thác", Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu trước nội các hồi tháng 6, đồng thời bày tỏ kỳ vọng sớm hoàn tất thăm dò và đưa vào khai thác các mỏ còn lại.
Sở hữu các tài nguyên kinh tế trong khu vực này cũng sẽ giúp Indonesia có quyền tăng cường tuần tra ở vùng biển quanh Natuna bằng các tàu tuần duyên hay tàu hải quân, ngăn chặn tàu nước ngoài xâm phạm.
Hồi tháng 4.2016, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu tuyên bố Jakarta sẽ triển khai chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna để ngăn chặn "những kẻ trộm cắp" sau vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đụng độ tàu Indonesia trước đó.
Indonesia cũng sẽ triển khai lính thủy đánh bộ, các đơn vị đặc nhiệm không quân, một tiểu đoàn, ba tàu khu trục nhỏ, cùng một hệ thống radar mới và các máy bay không người lái đến quần đảo Natuna, theo ông Ryacudu.
Theo Thanh Niên
Cứng giọng thách thức, Trung Quốc che giấu sự tuyệt vọng? Truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm qua (8/7) tiếp tục lên tiếng tuyên bố đầy thách thức rằng, nước này sẽ "không lùi dù chỉ một bước" trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Đây là tuyên bố mới nhất trong hàng loạt những tuyên bố cứng rắn mà báo chí Trung Quốc đưa ra trong thời gian gần đây, trước...