Trung Quốc lại “dòm ngó” quần đảo Natuna
Trước nay Indonesia rất tích cực với vai trò trung gian thương lượng trong giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam với tư cách là nước đứng ngoài tranh chấp. Thế nhưng sắp tới điều này có thể sẽ thay đổi. Tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 2/10 đăng bài viết nhận định như trên.
Căn cứ không quân Ranai ở đảo Natuna (quần đảo Natuna, Indonesia) đang được nâng cấp, mở rộng đường băng, tháng 7-2014. Ảnh: REUTERS
Hồi tháng 3, lần đầu tiên Indonesia lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn biển Đông, trong đó có quần đảo Natuna và một số quần đảo khác thuộc tỉnh đảo Riau của Indonesia. Natuna (còn gọi là Natuna Lớn) là đảo chính thuộc quần đảo Natuna với diện tích 1.720 km, dân số khoảng 100.000 dân, có nhiều tài nguyên thủy sản và khí đốt.
Cho đến thập niên 1970, phần lớn cư dân trên quần đảo là dân Trung Quốc. Sau các vụ bạo động lớn chống Trung Quốc xảy ra vào thập niên 1960, đầu thập niên 1980 và năm 1988, số dân Trung Quốc trên quần đảo giảm dần, từ 5.000-6.000 người vào thời điểm thập niên 1970 xuống còn khoảng 1.000 người.
Trong những năm 1980, chính phủ bắt đầu đưa dân Indonesia gốc Mã Lai đến định cư tại quần đảo Natuna. Dần dần họ chiếm đa số dân trên quần đảo.
Video đang HOT
Hiện tại chỉ có các hãng hàng không nội địa của Indonesia khai thác các tuyến bay đến đảo Natuna. Thế nhưng để đến được nơi này, du khách nước ngoài còn phải đăng ký và cung cấp bản sao hộ chiếu cho bộ phận an ninh trên đảo.
Du khách không được phép chụp ảnh trong sân bay trên đảo vì sân bay là căn cứ không quân. Khi rời đảo, du khách sẽ được nhân viên an ninh phỏng vấn đã đi những đâu trên đảo, lộ trình đi và đến thế nào. Trong quá trình tham quan đảo, nếu vô tình gặp lính hải quân, có thể du khách sẽ bị hỏi đã làm gì trên đảo.
Tạp chí The Diplomat ghi nhận Indonesia tăng cường an ninh ở quần đảo Natuna vì bất an với tham vọng thôn tính biển Đông của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động mang tính đe dọa Trung Quốc đã làm trong hai năm gần đây như tăng cường triển khai hải quân tuần tra, triển khai giàn khoan, tấn công tàu cá, cải tạo và xây dựng trên nhiều bãi và đá trên biển Đông.
Một trong những lưu ý đầu tiên của Tổng thống mới đắc cử Joko Widodo khi ông nhậm chức vào ngày 20-10 tới sẽ là thái độ hung hăng của Trung Quốc. Ông sẽ dễ dàng nhận ra không quân và hải quân trên quần đảo Natuna chưa đủ sức mạnh.
Căn cứ không quân trên đảo Natuna chỉ có ba nhà chứa máy bay nhỏ và không có máy bay trinh sát. Hải quân trên đảo chỉ có hơn 20 người, trong đó có cả nữ quân nhân, với hai tàu hải quân nhỏ, một xuồng cao tốc thân cứng bơm phồng neo tại cầu cảng cũ kỹ làm công tác tuần tra. Năm 1996, nhận thấy Trung Quốc đã bộc lộ dấu hiệu gia tăng tuyên bố chủ quyền tại các vùng biển gần quần đảo Natuna, Indonesia đã tổ chức tập trận hải quân lớn ở quần đảo Natuna.
Nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, Indonesia cũng đã tăng cường hợp tác dầu khí với các công ty dầu khí của Mỹ. Tuy nhiên, theo tạp chí The Diplomat, sau tám năm thì với tình hình phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc, tình thế của Indonesia khó khăn hơn nhiều.
Nhận thức điều đó, Indonesia đã có kế hoạch nâng cấp căn cứ không quân trên đảo Natuna, lập một trung đội máy bay chiến đấu hiện đại với các máy bay Su-27, Su-30 và trực thăng AH-64 Apache. Indonesia cũng đã đưa vũ khí đến một căn cứ trên quần đảo Anambas cách Natuna gần 400 km.
Theo_VnMedia
Philippines: Kế hoạch giảm căng thẳng ở Biển Đông được ủng hộ
AFP đưa tin, ngày 4/8, Philippines cho biết nước này đã giành được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei đối với một kế hoạch giảm căng thẳng trên Biển Đông.
Dự kiến, Manila sẽ đệ trình kế hoạch trên tại hội nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở Myanmar trong tuần này.
Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose.
Kế hoạch này của Manila hối thúc ngừng ngay lập tức các hành động gây leo thang căng thẳng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) - nơi có các tuyến hàng hải huyết mạch và được cho là có các lớp trầm tích dầu mỏ và khí đốt khổng lồ.
Phát biểu với các phóng viên, Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết kế hoạch trên đã được nêu ra trong các chuyến thăm mới đây của Ngoại trưởng Albert del Rosario tới Brunei, Việt Nam và Indonesia.
Ông Jose nêu rõ: "Ngoại trưởng Rosario đã thực hiện chuyến công du (3 nước) nhằm xây dựng kế hoạch hành động ba bên này và cho đến nay, tất cả các nước trên đều bày tỏ ủng hộ sáng kiến trên."
Theo ông Jose, Ngoại trưởng Rosario và các đại diện ngoại giao của Philippines sẽ tìm cách đưa sáng kiến trên ra các cuộc thảo luận của ASEAN.
Theo Vietnam
Hải quân Malaysia đẩy lùi hải tặc trên Biển Đông Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 2/8 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông. Tàu tuần tra "Pahang" của Hải quân Malaysia. Wikipedia RFI dẫn thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 3/8/2014 cho...