Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 726,41 nghìn tấn, trị giá 974,77 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh minh họa.
Bộ Công thương cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 10/2019, giá mủ cao su nguyên liệu tại tỉnh Đắk Lắk giảm nhẹ so với cuối tháng 9/2019. Cụ thể ngày 10/10/2019, giá thu mua mủ cao su nước tại vườn và tại nhà máy tại tỉnh Đắk Lắk giảm 5 Đ/độ TSC so với cuối tháng 9/2019, xuống còn lần lượt 241 Đ/độ TSC và 246 Đ/độ TSC.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su trong tháng 9/2019 đạt 150,86 nghìn tấn, trị giá 197,64 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 1,51 tỷ USD, tăng 8% về lượng và tăng 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao su trong tháng 9/2019 đạt bình quân 1.310 USD/tấn, giảm 2,8% so với tháng 8/2019, nhưng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Video đang HOT
Tháng 9/2019, xuất khẩu cao su giảm so với cùng kỳ năm 2018 chủ yếu do xuất khẩu sang Ấn Độ giảm, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan tăng.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, trong tháng 9 đạt 103,43 nghìn tấn, trị giá 133,18 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 726,41 nghìn tấn, trị giá 974,77 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 8,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân 1.342 USD/tấn, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Bộ Công thương dự báo, trong thời gian tới, xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục gặp khó khăn do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc diễn biến khó lường. Trong khi đó, sức ép từ nguồn cung tăng lên khi Indonesia và Malaysia đã hoàn tất chương trình cắt giảm xuất khẩu cao su tự nhiên theo cam kết của Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC). Bên cạnh đó, xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn nữa nếu Thái Lan xúc tiến xuất khẩu cao su thành công.
Tùng Anh
Theo Trí thức trẻ
Bộ Công thương lưu ý "sống còn" cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Benin
Thương vụ Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm thị trường Benin mới đây đã đưa ra một số lưu ý đảm bảo an toàn hơn trong giao dịch với các đối tác Benin cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc để tránh rủi ro, thiệt hại và tăng tính đảm bảo trong giao dịch thương mại với các đối tác tại Benin các doanh nghiệp cần kiểm tra Thẻ thương nhân của giám đốc công ty đóng tại Benin hoặc Thẻ nhập khẩu chuyên nghiệp đích thực và phải còn giá trị. Kèm theo giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, yêu cầu đối tác Benin cung cấp đầy đủ số điện thoại cố định, số Fax, số di động, whatsap, viber, email có đuôi tin cậy, có giấy chứng nhận về tính chính danh củ Phòng Thương mại hoặc cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, mã nước của của Benin là 229 và số điện thoại có đầu 9 thường là số di động. Trong khi đó mã điện thoại cố định, số Fax của Thành phố Cotonou là 21. Dựa vào một số đặc điểm này có thể giúp doanh nghiệp ta nhận biết sơ bộ đối tác co nghiêm túc hay không.
Ngoài ra, các doanh nghiệp đề nghị cung cấp sao kê tài khoản ngân hàng. Sau đó có thể dựa trên thông tin sao kê để kiểm chứng về khách hàng. Đôi khi đối tác Benin chỉ cung cấp tên ngân hàng uy tín nhưng sửa các thông tin còn lại như địa chỉ , số điện thoại, email, số fax...
Đặc biệt, tiếng Pháp là ngôn ngữ chủ yếu tại Benin. Các cơ quan công quyền không có thói quen trả lời thư điện tử, nên gọi điện trực tiếp bằng tiếng Pháp là giải pháp tối ưu nhất.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam cho biết, lưu ý sống còn mà các doanh nghiệp xuất khẩu xem xét lưu ý là không tin lời hứa và tùy loại hàng xuất khẩu phải yêu cầu đặt cọc tối thiếu 25-30%. Không đặt cọc không làm. Cạnh tranh không lành mạnh rủi ro sẽ rất cao, nhiều trường hợp không xử lý được. Đã có 01 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá ngừ và bị lừa đảo cách đây 6 năm. Hiện nay, Thương vụ ĐSQ Việt Nam tại Maroc vẫn đang tiếp tục hỗ trợ xử lý mà khả năng thành công hạn chế.
Quỳnh Anh
Theo Tài chính Plus
Giao dịch dùng tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam 90% giao dịch tại Việt Nam sử dụng tiền mặt. Muốn thay đổi thói quen người dân, các chuyên gia cho rằng cần tăng tính trải nghiệm cho người dùng và bắt kịp xu hướng thế giới. Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh...