“Trung Quốc là thị trường lớn, ở xa họ còn tìm đến bán, không có lý do gì Việt Nam không bán sang”
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, 16/3 liên quan đến vấn đề ùn ứ nông sản xuất sang Trung Quốc.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, thời gian tới cần tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi ngành hàng.
Ùn ứ nông sản tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc “ nóng” trên nghị trường Quốc hội
Một trong những vấn đề nóng được các đại biểu đặt ra trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 16/3 là ùn ứ nông sản, nhất là tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cho rằng, chiến lược lưu thông hàng hóa đang “bế tắc” nên mới dẫn đến vấn đề ùn ứ nông sản.
Trong khi đó, đại biểu Lê Thị Song An (Long An) nêu một thực tế, do khó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, giá thanh long ruột đỏ tại địa phương chỉ còn 2.000 đồng/kg…
Kiểm tra hàng nông sản tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn trước khi xuất sang Trung Quốc. Ảnh: D.V
Liên quan đến vấn đề ùn ứ nông sản, nhất là tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc, tiếp nối câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan thừa nhận, ùn ứ nông sản là câu chuyện không phải ngày một ngày hai là giải quyết được mà phải có tầm nhìn xa.
“Với cách tổ chức sản xuất như hiện nay, không ùn ứ ở cửa khẩu thì cũng ùn ứ ở vùng nguyên liệu vì có lúc cung vượt cầu quá nhiều, sản xuất không theo tư duy thị trường. Đây cũng có một phần trách nhiệm của Bộ NNPTNT” – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nông sản không như sản phẩm công nghiệp, khi thị trường tắc thì cho vào kho, còn nông sản sau thời gian nuôi trồng là thu hoạch nhưng với quy mô manh mún, nhỏ lẻ như hiện nay, việc dự báo thị trường rất khó.
“Có một chuyên gia nói với tôi phải phân biệt 2 từ sản phẩm và thương phẩm. Nông dân tạo ra sản phẩm là trái thanh long, trái xoài nhưng sản phẩm đó muốn thành thương phẩm thì phải tạo ra giá trị lớn, sức cạnh tranh của sản phẩm. Muốn có được một thương phẩm đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ không phải là câu chuyện của Bộ NNPTNT hay Bộ Công Thương) – Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Lấy ví dụ về sự thành công của Bắc Giang, Sơn La trong xây dựng thương hiệu nông sản, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, nếu để xảy ra ùn ứ thì mới đi tìm kiếm thị trường, trong khi chưa minh bạch về chất lượng thì sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức lại sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, gom các đầu mối lại; tổ chức lại ngành hàng, không thể ở đâu cũng trồng sầu riêng, mít Thái, phải đưa vào quỹ đạo, thành lập liên minh chứ không tư duy mùa vụ.
Trung Quốc là thị trường lớn, nước ở rất xa họ còn tìm đến bán, sao ta không làm?
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khi nói về thị trường Trung Quốc và vấn đề ùn ứ nông sản thời gian qua tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nói về thị trường Trung Quốc và vấn đề ùn ứ nông sản thời gian qua tại các cửa khẩu xuất sang Trung Quốc tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3.
“Thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường lớn. Những nước rất xa vẫn tìm Trung Quốc để bán hàng và ta không có lý do gì để không bán hàng”, ông Diên nêu.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn hàng hóa cho nên người sản xuất phải tuân thủ quy định này.
Lãnh đạo Bộ Công thương khuyến cáo các ngành sản xuất nói chung, đặc biệt nông nghiệp, nông sản, thực phẩm đều phải cố gắng sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn và tiêu chuẩn ấy phải sát từng thị trường.
“Sản xuất phải đáp ứng tiêu chuẩn, thị hiếu trong nước sau đó đáp ứng yêu cầu thị trường nước ngoài thì sẽ tranh thủ được thị trường. Các hiệp định thương mại tự do mở ra cơ hội nhiều nhưng hàng không đi được là do chúng ta. Rõ ràng phải thay đổi cách nghĩ, cách làm. Thay vì đổ lỗi cho nhau hãy quay về tự xem trách nhiệm của mình đến đâu thì làm đến đấy”, ông Diên nói thêm.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhu cầu trái cây nhiệt đới của thị trường thế giới là rất lớn, đặc biệt tại các nước ôn đới, Việt Nam cũng đã tham gia 16 – 17 hiệp định thương mại tự do, đây là cơ hội để mở rộng xuất khẩu.
Cũng theo ông Diên, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo thống nhất quan điểm là trao đổi với Trung Quốc để xây dựng quy trình thông quan, vùng xanh cho hàng hóa ở biên giới.
Đồng thời chỉ đạo các tỉnh có cửa khẩu hỗ trợ các chủ vận tải, thông tin thường xuyên với những địa phương có sản phẩm để hợp tác tốt khi cửa khẩu phía bạn không mở, không gây sức ép cho các địa phương có cửa khẩu.
Hôm nay Bộ trưởng Công Thương, Tài nguyên Môi trường "đăng đàn" trả lời chất vấn
Trong ngày làm việc 16/3, Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực công thương và tài nguyên - môi trường.
Đây là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên được tổ chức tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV. Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, kênh Truyền hình Quốc hội phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri theo dõi, giám sát.
Sau khi Chủ tịch Quốc hội phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên sẽ là người trả lời chính trong buổi sáng. Nội dung thuộc lĩnh vực công thương sẽ tập trung vào tình hình sản xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng dầu; công tác điều hành giá xăng dầu thời gian qua.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.
Cùng đó là việc thực hiện các nghị quyết, kết luận về chất vấn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến công tác quản lý thị trường, phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; giải pháp bảo đảm lưu thông, xuất, nhập khẩu hàng hóa trong tình hình dịch COVID-19, nhất là mặt hàng nông sản.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Công an, Quốc phòng cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Phần chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường sẽ diễn ra vào buổi chiều và người trả lời chính là Bộ trưởng Trần Hồng Hà.
Nội dung xoay quanh việc thực hiện nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Quốc hội liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; trách nhiệm và giải pháp ngăn chặn tình trạng lợi dụng việc trả giá trong các phiên đấu giá đất với mức giá vượt xa giá trị của thị trường để đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao nhằm mục đích trục lợi cá nhân; việc thực hiện các hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, hứa mua, hứa bán về đất đai thời gian qua và việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực này.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà
Việc kiểm soát hoạt động xả thải của các nhà máy; xử lý chất thải công nghiệp. Vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; chất thải liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19; vấn đề ô nhiễm nước thải, rác thải sinh hoạt và giải pháp đầu tư xây dựng nhà máy xử lý tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công an; Tổng Thanh tra Chính phủ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết làm cơ sở để triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Trung Quốc chuyển sang thị trường khó tính lâu rồi, doanh nghiệp phải dẫn dắt nông dân Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan cho rằng, chúng ta thường "hay quên" vì khi giải phóng ùn tắc tại cửa khẩu thì những câu chuyện đó lại trôi đi mà không kiên trì tìm các giải pháp đối phó việc đứt gãy. Chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến "Để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu: Đâu là giải pháp...