Trung Quốc kỳ vọng ‘hốt bạc’ nhờ cung cấp đá khô bảo quản vaccine COVID
Các công ty sản xuất đá khô và thiết bị làm đá khô của Trung Quốc đang đứng trước cơ hội thu lợi nhuận khổng lồ nhờ thị trường vaccine COVID bảo quản siêu lạnh mà thế giới đang cần hơn bao giờ hết.
Nhân viên đổ đá khô vào thùng bảo quản vaccine tại nhà máy sản xuất của Pfizer tại bang Michigan. Ảnh: AP
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech đòi hỏi bảo quản siêu lạnh ở -70 độ C, trong khi vaccine của Moderna cũng yêu cầu bảo quản ở -20 độ C khi vận chuyển. Đây là thách thức lớn với các quốc gia như Mỹ và Anh, nhưng lại là cơ hội béo bở cho ngành công nghiệp đá khô Trung Quốc.
Theo tờ Economic Times, truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin, ngành công nghiệp sản xuất đá khô và máy làm đá khô của nước này đang trông đợi thu lợi nhuận lớn nhờ nhu cầu tăng vọt về dây chuyền lạnh bảo quản vaccine COVID-19.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo cho hay, các nhà cung cấp đá khô và máy làm đá khô tại Trung Quốc đang chạy hết công suất để đáp ứng nhu cầu thế giới. Lượng đơn hàng xuất khẩu của một số công ty sang Mỹ đã tăng vọt tới 10, 20 lần, mức tăng chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Những người thông thạo trong ngành công nghiệp dự đoán nhu cầu về đá khô sẽ còn tăng mạnh hơn nữa khi có thêm nhiều loại vaccine được phê duyệt và tung ra thị trường.
Nhân viên công ty vận chuyển UPS tiếp nhận lô vaccine Pfizer bảo quản lạnh tại một sân bay ở bang Kentucky, Mỹ ngày 13/12/2020. Ảnh: Getty Images
Trong ba tháng qua, Cold Jet, một công ty sản xuất thiết bị làm đá khô có trụ sở tại Mỹ, đã nhận đơn hàng vượt quá năng lực sản xuất.
Tình trạng thiếu đá khô để bảo quản vaccine diễn ra ở cả Mỹ và châu Âu. Theo ông Sun Gang, Giám đốc chi nhánh Cold Jet tại Thượng Hải, các công ty dự kiến sẽ chuyển giao các sản phẩm đá khô tới khách hàng ở Mỹ và châu Âu vào tháng 2 và tháng 3/2021.
“Vấn đề hiện nay là thời gian giao hàng cực kỳ ngắn. Thông thường, vòng sản xuất của một loại thiết bị là 3 – 4 tháng, nhưng lúc này đã bị cắt giảm xuống còn 2 tháng. Chúng tôi vẫn chưa thể cung ứng đủ”, ông Sun cho biết và bổ sung rằng tình trạng cầu tăng vọt này có thể kéo dài trong nửa năm.
Các nhà máy sản xuất của Pfizer lên kế hoạch cung cấp 1,3 tỉ liều vaccine phòng COVID-19 trong năm tới trong khi công ty Moderna (trụ sở tại Mỹ) cũng dự kiến sản xuất 1 tỉ liều trong năm 2021..
Video đang HOT
Số lượng vaccine khổng lồ như vậy, cộng thêm việc các loại vaccine này đòi hỏi tiêm hai liều, sẽ cần tới một lượng lớn chưa từng có đá khô để bảo quản siêu lạnh.
Trước nguy cơ thiếu nguồn cung, Pfizer đang chủ động mở rộng dây chuyền sản xuất đá khô của riêng mình.
Ông Sun cho biết Pfizer lên kế hoạch sản xuất 100 tấn đá khô mỗi ngày so với mức chỉ vài chục tấn hiện tại. “Pfizer đã đặt hàng thiết bị từ chúng tôi, nhưng thời gian quá gấp”, ông Sun cho biết và nói thêm rằng công ty chỉ có thể cung cấp các thiết bị cần thiết từ tháng 3 năm tới.
Đá khô hay còn gọi là băng khô, đá khói, là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2). Băng khô dưới áp suất thường không nóng chảy thành carbon dioxide lỏng mà thăng hoa trực tiếp thành dạng khí ở -78,5 C (-109,3 F). Vì thế nó được gọi là “đá khô”, để phân biệt với “đá ướt” (nước đá thông thường).
Đá khô được sản xuất bằng cách nén khí carbon dioxide thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởi quá trình nén, sau đó cho carbon dioxide lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm cho một phần CO2 bị đóng băng thành “tuyết”, sau đó “tuyết” này được nén thành các viên hay khối.
Đá khô được sử dụng nhiều trong làm lạnh thực phẩm, các mẫu sinh học và các mặt hàng dễ hỏng khác. Sở dĩ đá khô làm được điều này là do nhiệt độ của đá là -78,5 C và tốc độ tỏa nhiệt nhanh trong môi trường vì vậy sẽ làm đông các phân tử nước chứa trong mô thực phẩm, biến thực phẩm tạo thành một khối đông cứng. Mặt khác khí CO2 sinh ra từ đá tạo thành môi trường không tồn tại sự sống xung quanh thực phẩm giúp tiêu diệt hết các vi khuẩn xung quanh.
Đá khô còn dùng để bảo quản mô sinh vật và thiết bị y tế, vệ sinh công nghiệp, bảo quản thi hài hay tạo các hiệu ứng khói trên sân khấu.
Tại sao có hiện tượng thở dốc khi leo cầu thang?
Chọn thang bộ thay vì thang máy đôi khi là một quyết định khó khăn, thử thách cả về ý chí và thể chất. Thở dốc khi leo cầu thang bộ là hiện tượng bình thường mà ai cũng có thể gặp.
Do vấn đề sức khỏe
Nếu sau khi leo cầu thang, bạn không chỉ thở dốc mà còn bị đau ngực, sưng bàn chân và mắt cá chân hoặc bắt đầu ho, bạn nên đi khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Bạn chưa khởi động
Trước khi bắt đầu tập luyện, chúng ta thường khởi động. Điều này rất quan trọng vì nó giúp làm nóng các cơ, dần dần tăng lưu lượng máu và oxy, đồng thời giảm nguy cơ bị thương.
Khi leo cầu thang, chúng ta nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất nhiều hơn mà không cần khởi động trước. Đó là lý do tại sao cơ thể bạn sẽ cần phải làm việc nhiều hơn để có nhiều oxy được cung cấp đến các cơ trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhịp tim sẽ tăng lên.
Vì vậy, chúng ta thở dốc sau khi leo thang là điều bình thường.
Ảnh minh họa.
Leo cầu thang không giống như bài tập cardio thông thường
Leo cầu thang sử dụng một hệ thống năng lượng khác nhau hơn các bài tập tim mạch mà chúng ta thường làm. Nó được gọi là hệ thống năng lượng phosphagen, được sử dụng khi cơ bắp của bạn cần nhiều năng lượng trong các hoạt động ngắn hạn nhưng cường độ cao.
Ảnh minh họa.
Có một số phân tử cần thiết để hệ thống này hoạt động, nhưng không nhiều. Vì vậy, chúng ta nhanh thở dốc hơn sau khi leo cầu thang một thời gian ngắn so với tập các bài cardio trong thời gian dài và ổn định.
Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn
Sợi cơ được chia làm 2 loại: cơ co rút chậm và cơ co rút nhanh.
Nếu bạn hay chạy bộ, bạn có thể chịu đựng khi chạy đường dài nhờ các sợi co giật chậm, ít bị mệt mỏi hơn nhưng không có nhiều sức mạnh. Khi bạn đi bộ lên cầu thang, bạn cần các cơ co giật nhanh để thực hiện những chuyển động nhưng sẽ mệt mỏi nhanh hơn.
Người không tập luyện nhiều có thể ít thở dốc hơn
Nếu bạn đã rèn luyện sức bền của mình bằng cách chạy, bạn đã sử dụng các sợi co giật chậm của mình nhiều hơn và chúng dựa vào quá trình trao đổi chất hiếu khí. Tuy nhiên, khi bạn leo lên cầu thang, những đợt hoạt động ngắn đó đòi hỏi sự trao đổi chất kỵ khí. Nó tạo ra carbon dioxide và hydro, những thứ mà các vận động viên sức bền nhạy cảm hơn những người khác. Đó là lý do tại sao những người không vận động nhiều có thể dễ dàng đi lên cầu thang hơn so với những người tập luyện sức bền.
Ảnh minh họa.
Cách leo cầu thang bộ dễ dàng hơn
Hãy thử sử dụng cầu thang thường xuyên hơn. Chúng ta thấy khó khăn khi leo cầu thang là vì chúng ta không thực hiện loại vận động này thường xuyên nên cơ thể không quen.
Bạn cũng có thể thử các bài tập như chạy nước rút, nhảy hoặc các chuyển động đòi hỏi nhiều năng lượng.
Bạn có thể làm là rèn luyện cơ mông và chân của mình bằng cách thực hiện động tác squat và lunge.
Nước tiểu của bệnh nhân 62 tuổi chuyển màu xanh lá sau 5 ngày nằm viện Chỉ 5 ngày sau khi nhập viện, nước tiểu của nam bệnh nhân chuyển sang màu xanh lá cây đậm. Theo Live Science , nhân vật trong câu chuyện trên là người đàn ông 62 tuổi sống tại Mỹ. Ông được chẩn đoán mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Ông phải đến...