Trung Quốc: Kiến trúc nhà hình vô cực ở tỉnh Tứ Xuyên
Thiết kế kiểu nhà của một công ty ở Trung Quốc đã làm tôn lên sự độc đáo giữa truyền thống và hiện đại.
Ảnh: Archi-Union Architects
Thị trấn Daoming ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được biết đến với truyền thống đan lát bằng tre. Archi-Union Architects nói: “Hoạt động này không chỉ là một ngành công nghiệp nông thôn. Đó là một phần không thể thiếu trong cách các gia đình trong thị trấn dành thời gian bên nhau và cách hàng xóm thăm hỏi nhau”.
Một trong những dự án của công ty mang tên “ In Bamboo” là một sự tôn kính đối với phong tục địa phương phong phú này. Được xây dựng chỉ trong 52 ngày vào năm 2018, công trình kiến trúc này trải dài 1.800 mét vuông và có không gian cho các cuộc triển lãm, tụ họp và ăn uống. Kết cấu thép và gỗ hỗ trợ mái nhà hình vô cực bằng gạch men nhỏ, dốc xuống gần hồ bơi phản chiếu trung tâm của tòa nhà.
Thiết kế theo phong cách Mobius nhằm ghi lại các mối quan hệ giữa nội thất và ngoại thất, di sản và sự đổi mới, gợi lên nét vẽ của một bức tranh phong cảnh truyền thống của Trung Quốc nằm giữa khu rừng tre.
Kiến trúc sư chính Philip F. Yuan cho biết: “Định nghĩa mới được đưa ra cho các mô hình truyền thống và việc suy nghĩ lại các vấn đề nông thôn và thành thị như một lăng kính để suy nghĩ về ý nghĩa của kiến trúc trong thời điểm hiện tại”.
Dưới đây là loạt ảnh kiến trúc của dự án “In bamboo”:
Video đang HOT
Bố chồng gửi tặng cây cau, cây chuối làm quà khiến nàng dâu không vui, cho đến khi bí mật phong thủy được hé mở
Về nhà mới bố chồng gửi tặng cây cau, cây chuối khiến nàng dâu không vui, cho tới khi biết bí mật phong thủy được chồng hè mớ...
Bất ngờ với quà mừng nhà mới của bố chồng
Nhà chị Hoa sắp dọn về nhà mới thì bố chồng ở quê gửi lên cho 2 cây cau và 2 cây chuối con con, bảo là mừng hai vợ chồng có nhà mới. Còn dặn kỹ cách trồng và chăm tưới.
Phong thủy xưa thường trồng cau trước nhà, trồng chuối sau nhà. Ảnh minh họa
Chị Hoa càu nhàu với chồng, rằng cái sân trước nhà bé toen hoẻn, chỉ đủ để xe máy. Giờ trồng cau, trồng chuối thì chật chội, hết đất. Mà không trồng thì khi lên chơi bố chồng lại buồn.
Giá như là cây ăn quả, cây hồng cảnh, hay giàn hoa giấy... còn bõ công trồng chăm, chứ mấy thứ cây này chị không thích.
Chị Hoa còn ấm ức vì hôm trước bố chồng gọi điện hỏi kỹ về kiến trúc ngôi nhà, rồi bảo sẽ gửi quà mừng cho hai vợ chồng.
Khi ấy chị mở cờ trong bụng tưởng bố chồng mừng quà quý gì đó, ai ngờ chỉ là cặp cây cau, cây chuối.
Lúc đó chồng chị Hoa không nói gì, nhưng hôm sau thấy anh mang về 2 chậu cây cảnh, và mấy bao đất.
Anh hì hục đục đáy 2 chậu cây đặt vào hai hố đất đào sẵn hai bên cửa nhà, rồi trồng vào mỗi chậu một cây cau. Còn hai cây chuối con anh trồng vào góc vườn sau nhà.
Bữa ăn tối ấy anh giao cho hai đứa con hàng ngày lấy nước vo gạo tưới cho hai cây cau và hai cây chuối.
Chồng chị còn giảng giải cho hai con nghe về việc vì sao phải "trồng cau trước nhà, trồng chuối sau nhà" - một quan niệm phong thủy mà rất nhiều năm nay người dân lãng quên. Còn nhấn mạnh đó là một bí mật phong thủy cho gia đình...
Nghe chồng nói chị Hoa mới dần hiểu ra ý nghĩa việc trồng cây cau trước nhà, cây chuối sau nhà mà đổi giận làm vui.
Cây chuối người xưa thường trồng sau nhà. Ảnh minh họa
Chuyên gia nói về việc trồng cây cau trước cửa, trồng cây chuối sau nhà
Theo giải thích của chuyên gia phong thủy Tam Nguyên, trong phong thủy từ xa xưa cha ông ta khi chọn đất dựng nhà, bài trí mảnh sân, góc vườn rất chú trọng tới hàng cau, khóm chuối.
Đa phần những ngôi nhà ở vùng quê, đặc biệt là vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đều không thể thiếu cây chuối, cây cau, cùng với một số cây khác như bưởi, cam, na, khế, tre...
Những loại cây này đã trở thành biểu tượng quen thuộc, làm cho cảnh quan của mỗi ngôi nhà ở vùng quê trở nên xanh mát và tươi đẹp hơn.
Tại làng quê xưa, trong khuôn viên của mỗi gia đình, dù cho nhà xây cất bằng gạch hay vách bùn đất, phên nứa, phên tre, cha ông ta đều bố trí một khoảng sân lớn phía trước, dùng để phơi thóc lúa, rơm rạ mỗi vụ mùa.
Nơi mé sân thường có những cây cau cao vút, hoặc cả một hàng cau được trồng ngay hàng, thẳng lối.
Dưới gốc cau thường là cái chum, cái vại để chứa nước mưa hoặc dưới gốc cau có trồng vài dây trầu không.
Ảnh minh họa của PTTN.
Phía sau nhà cũng dành một khoảng vườn trống để trồng vài khóm chuối...
Cấu trúc nhà xưa tại vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ thường là 3 gian 2 chái hoặc nhà 5 gian, cửa bức bàn, mái lợp rơm rạ, nhà nào có điều kiện thì mới lợp ngói.
Khung cảnh xưa tuy vậy mà tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, đảm bảo mỹ quan về không gian kiến trúc phong thủy và người sống trong ngôi nhà đó thường cảm thấy thoáng mát chứ không bị bí bách, nóng nực như những ngôi nhà mọc san sát, đổ bê tông, xây tường gạch như thời nay.
Trước ngõ - sau nhà, cau chuối đều có thân tròn, ngay thẳng, vươn lên khỏe mạnh, có khả năng bắt ion dương, điện tích vũ trụ (tức là thiên khí) rất tốt, có tác dụng thanh lọc khí rất tốt.
Khi trồng cây cau trước ngõ, do tác dụng bắt ion dương tốt, không khí lưu chuyển qua ngõ vào nhà sẽ mang theo luồng dương khí, tiếp sinh khí mạnh mẽ cho ngôi nhà.
Hoa cau trắng tinh khôi, mềm mại, mang tới hương thơm thoang thoảng xen trong gió quê; hoa chuối trổ bông, xòe rộng tựa như những ngón tay đang chở che, nâng đỡ.
Buồng cau, buồng chuối đều sai chi chít, là biểu trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Tán lá tựa như những cánh tay sải rộng, bao bọc, gợi liên tưởng mang tới ấm no, may mắn cho gia chủ.
Bây giờ, những ngôi nhà được xây dựng tiện nghi, hiện đại hơn, nhưng để có một khuôn viên, cảnh quan như ngôi nhà xưa hẳn là điều mà bao người mong ước, nhất là khi nơi phố xá "tấc đất, tấc vàng", tình thế "đất chật người đông".
Có lẽ cũng bởi vậy mà trải qua bao năm tháng, các thế hệ nhà xây sau này khi bài trí gần như gia chủ đã lãng quên đi câu nói xưa của cha ông "trước sau, cau chuối", trồng trúc, tre quanh vườn nhà.
Lóa mắt lâu đài 'trực thăng' dát vàng ở Vĩnh Phúc Quần thể lâu đài ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) không chỉ nổi bật bởi nhiều chi tiết dát vàng mà còn có một mô hình trực thăng trên nóc. Tọa lạc tại thôn Bắc Trại, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), quần thể lâu đài của 3 anh em Phạm Văn Định, Phạm Văn Sắc và Nguyễn Tiến Bằng (hay còn...