Trung Quốc kiếm tiền từ chiến tranh khủng khiếp ở Sudan như thế nào?
Nhiều thập kỷ qua Trung Quốc đã đổ hàng tỉ USD viện trợ tài chính, hỗ trợ ngoại giao và quân sự cho chính quyền Sudan để đổi lấy nguồn dầu mỏ dồi dào.
Trung Quốc “nhét” 5 triệu lao động vào các dự án đầu tư ở nước ngoàiJohn Kerry cam kết bảo vệ đồng minh Trung Đông trước mối đe dọa từ IranVương Nghị: Trung Quốc không giống “thực dân phương Tây” tại châu Phi
Tổng thống Sudan Omar al-Bashir thăm Trung Quốc, ảnh: IBTIMES.
Bơm tiền, vũ khí đổi lấy dầu mỏ
Theo tờ International Business Times ngày 26/8, nhiều thập kỷ qua Trung Quốc đã đổ hàng tỉ USD viện trợ tài chính, hỗ trợ ngoại giao và quân sự cho chính quyền Sudan để đổi lấy nguồn dầu mỏ dồi dào từ quốc gia châu Phi này. Tuy nhiên chiến tranh tàn phá đã nhấn Sudan chì sâu hơn vào khủng hoảng tài chính, xã hội trong khi khả năng Bắc Kinh rót thêm tiền có thể sẽ sớm chấm dứt.
Những lo ngại về suy thoái kinh tế Trung Quốc đã gia tăng trong tuần này sau khi chỉ số Shanghai Composite giảm mạnh nhất trong 8 năm hôm Thứ Hai vừa qua. Sụt giảm của thị trường Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia châu Phi này, đối với Sudan điều này đồng nghĩa với tiền và vũ khí từ Bắc Kinh ít hơn trước, có thể làm trầm trọng thêm an ninh lương thực, nền kinh tế mong manh và xã hội bất ổn.
Eric Reeves, một nhà nghiên cứu và chuyên gia phân tích tại trường Sudan Smith ở Massachusetts cho biết, nền kinh tế Sudan sẽ sụp đổ nếu không có sự chống lưng của Trung Quốc. Chế độ của Tổng thống Sudan, Omar al-Bashir từ lâu phải dựa vào vũ khí Trung Quốc với vô số súng phóng tên lửa, xe tăng, máy bay, tên lửa.
Video đang HOT
Vốn giàu tài nguyên năng lượng và khoáng sản, châu Phi là điểm đến đầu tư lớn nhất của Trung Quốc. Thủ tướng nước này Lý Khắc Cường năm ngoái công bố rằng Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 400 tỉ USD tổng kim ngạch thương mại với châu lục đen và gia tăng đầu tư trực tiếp vào châu Phi lên 100 tỉ USD vào năm 2020. Sudan xếp thứ 3 trong danh sách đối tác của Bắc Kinh ở châu Phi.
Sudan đã mất 1/3 trữ lượng dầu mỏ khi Nam Sudan tuyên bố ly khai năm 2011 sau 2 thập kỷ nội chiến. Hầu hết dầu của Sudan nằm dọc theo biên giới bất ổn với Nam Sudan, mặc dù đầu tư của Trung Quốc đã “giúp” phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia này.
Một người dân Sudan phải uống nước từ vũng lầy trên đường. Ảnh: IBTIMES.
Trung Quốc kiếm tiền từ chiến tranh khủng khiếp ở Nam Sudan như thế nào?
South China Morning Post ngày 26/8 đưa tin, một báo cáo điều tra của các chuyên gia Liên Hợp Quốc gần đây cho biết, một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đã bán được hơn 20 triệu USD vũ khí cho chính phủ Nam Sundan năm ngoái, chỉ vài tháng trước khi nổ ra những cuộc xung đột chết người.
Doanh số bán vũ khí của Trung Quốc tăng cao giữa lúc xung đột ngày càng tàn bạo, lính Nam Sudan cưỡng hiếp trẻ em, đốt cháy nhà dân thường và săn đuổi họ trong nhiều ngày trong các đầm lầy.
Báo cáo công bố hôm Thứ Ba cho hay, Tập đoàn Công nghiệp Miền Bắc Trung Quốc viết tắt là Norinco đã bán cho chính phủ Nam Sudan 100 súng phóng tên lửa chống tăng, 1200 tên lửa, 2400 lựu đạn, gần 10 ngàn khẩu súng trường tự động và 24 triệu viên đạn các loại. Bằng cách nào đó quân đội Nam Sudan cũng đã thu được 4 máy bay trực thăng vũ trang tấn công kể từ khi bắt đầu xung đột mà trước đó không có.
Nội chiến tại Nam Sudan bắt đầu từ tháng 12/2013 khi chia rẽ leo thang trong lực lượng an ninh trở thành cuộc nổi dậy bạo lực. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang xem xét một nghị quyết do Mỹ soạn thảo áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan nếu chính phủ nước này không chịu ký thỏa thuận hòa bình.
Các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết, dân thường Nam Sudan đã trở thành mục tiêu của cả quân đội chính phủ lẫn phe nổi dậy, mức độ tàn bạo của bạo lực là chưa từng thấy. Quân chính phủ đã thực hiện cái gọi là “chính sách tiêu thổ” san bằng, xóa sổ các ngôi làng đôi khi có người dân vẫn còn sống trong những ngôi nhà của họ, hãm hiếp phụ nữ, bắt cóc trẻ em.
Hàng ngàn người đã bị giết chết, hơn 1,6 triệu người đã phải dời bỏ nhà cửa. Nợ công của Nam Sudan giàu dầu mỏ đã tăng từ 0 đồng khi tuyên bố độc lập năm 2011 lên 4,2 tỉ USD tính đến tháng 6 năm nay.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Tổng thống Sudan Bashir giành chiến thắng với số phiếu áp đảo
Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hồi đầu tháng này với 94,5% số phiếu bầu.
Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/4 ở thủ đô Khartoum, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) của Sudan, Mukhtar Al-Sam cho biết ông Bashir, ứng cử viên của đảng Đại hội Nhân dân (NCP) cầm quyền đã giành được 5.252.478 phiếu trên tổng số 6.091.412 số phiếu được kiểm, bỏ xa ứng cử viên thứ hai là Fadl el-Sayed Shuiab của đảng Sự thật Liên bang (FTP) với 79.779 phiếu, tương đương 1,43%.
Theo Chủ tịch al-Asam, đảng NCP cầm quyền cũng giành được số ghế áp đảo với 323 ghế trên tổng số 426 ghế Quốc hội. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong bốn ngày bầu cử là 46%.
Trước đó, các đảng đối lập chính đã tẩy chay bầu cử vì cho rằng cuộc bầu cử này nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của Tổng thống Bashir, người đã giữ chức vụ này hơn 25 năm kể từ khi lên nắm quyền năm 1989 sau một cuộc đảo chính được phe Hồi giáo ủng hộ. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Bashir cam kết cải thiện nền kinh tế, duy trì ổn định.
Tham gia tranh cử Quốc hội và Hội đồng lập pháp bang lần này có 44 đảng phái, trong đó đa số là đồng minh của NCP. Cuộc bầu cử này đã vấp phải sự chỉ trích của quốc tế khi các nước như Mỹ, Anh và Na Uy tuần trước cho rằng Sudan thất bại trong việc tạo ra một môi trường bầu cử tự do và công bằng.
Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini nhận xét các cuộc bầu cử trên "không thể mang đến kết quả đáng tin cậy do sự thất bại của Chính phủ Sudan trong việc tổ chức đối thoại quốc gia với phe đối lập."
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên tại Sudan kể từ khi miền Nam Sudan tách ra thành một quốc gia độc lập vào năm 2011, kéo theo 3/4 nguồn thu từ dầu mỏ.
Cũng từ năm 2011, xung đột xảy ra triền miên tại các bang Nam Kordofan và Blue Nile, trong khi xung đột tại Darfur từ năm 2003 vẫn chưa chấm dứt./.
Theo Vietnam
Lăm lăm súng ống bảo vệ con tê giác trắng đực cuối... Con tê giác trắng đực cuối cùng đang được bảo vệ cẩn mật 24/24 tại một khu bảo tồn ở Kenya để tránh những kẻ săn trộm Con tê giác tên Sudan cùng với 2 con tê giác cái khác đang được các cán bộ kiểm lâm của khu bảo tồn Ol Pejeta chăm sóc. Đây là 3 trong số 5 con tê...