Trung Quốc kiểm soát mạng lưới cảng chiến lược quan trọng trên toàn cầu?
Trung Quốc đã giành được cổ phần đáng kể trong mạng lưới cảng toàn cầu, vốn là trung tâm của thương mại thế giới và tự do hàng hải, theo mạng tin hellenicshippingnews.com.
Trung Quốc đang ngày càng mở rộng việc kiểm soát các cảng quan trọng trên thế giới. Ảnh: DAP
Trong một bản tin trước đó, tờ Washington Post (WP) của Mỹ cho biết, Trung Quốc sở hữu hoặc vận hành các cảng và bến đỗ tại gần 100 địa điểm ở hơn 50 quốc gia, trải rộng khắp mọi đại dương và mọi lục địa. Nhiều cảng nằm dọc theo một số tuyến đường biển chiến lược nhất thế giới.
Theo nguồn tin trên, tuyến đường biển đầy tham vọng của Trung Quốc là hướng về phía Nam từ bờ biển nước này, qua tuyến đường vận chuyển chính ở Ấn Độ Dương và các điểm “thắt nút cổ chai” hàng hải nhộn nhịp nhất ở Trung Đông, rồi kết thúc ở châu Âu.
Theo WP, phần lớn các khoản đầu tư được thực hiện bởi các công ty thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc, khiến Bắc Kinh trở thành nhà điều hành lớn nhất các cảng nằm ở trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mặc dù mục tiêu đã nêu trong các khoản đầu tư của Trung Quốc là thương mại nhưng Mỹ và các đồng minh ngày càng lo ngại về những tác động quân sự tiềm tàng.
Trích dẫn các nhà phân tích, WP nêu rõ việc mở rộng cảng biển là rất quan trọng đối với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và cũng có ý nghĩa quân sự. Mục đích của mạng lưới hàng hải này là thương mại – nhằm tăng cường và hợp lý hóa khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu của Trung Quốc.
Video đang HOT
Carol Evans, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Chiến tranh Lục quân Mỹ, nêu quan điểm: “Đây không phải là ngẫu nhiên. Tôi tin chắc rằng có một khía cạnh chiến lược đối với các cảng cụ thể mà họ đang nhắm mục tiêu đầu tư”.
Năm 2018, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động hàng hải tại cảng Khalifa ở Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, một điểm kết nối quan trọng giữa châu Á, châu Phi, châu Âu và Trung Đông. Tập đoàn Cosco Shipping thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã xây dựng một bến container thương mại tại cảng và hiện đang hoạt động.
Các nhà phân tích lưu ý, mạng lưới cảng trên giúp Bắc Kinh có cơ hội nắm các giao dịch kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và có thể được sử dụng để giúp Trung Quốc bảo vệ các tuyến đường cung cấp, theo dõi các hoạt động của Mỹ.
Các cảng do Trung Quốc sở hữu hiện đã là nơi dừng chân của các tàu chiến nước này, chẳng hạn như một nhóm tàu chiến đã cập cảng Lagos của Nigeria vào tháng 7 năm nay.
Cuối năm 2015, Trung Quốc thừa nhận đang xây dựng căn cứ quân sự gần cảng Djibouti ở châu Phi do Trung Quốc điều hành. Căn cứ ở châu Phi trên được chính thức khai trương vào năm 2017, chỉ cách một căn cứ quân sự Mỹ khoảng 10 km.
Nằm ở lối vào hẹp của Biển Đỏ, Djibouti án ngữ trên một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, nơi khoảng 10% lượng dầu xuất khẩu toàn cầu và 20% hàng hóa thương mại đi qua eo biển đến và đi từ Kênh đào Suez.
Trong khi Bắc Kinh còn phải mất nhiều thập kỷ mới có thể bắt kịp sự hiện diện quân sự của Mỹ trên toàn cầu, Trung Quốc lại có lực lượng hải quân lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới, đồng thời nước này đang ngày càng mở rộng sự hiện diện vượt ra ngoài bờ biển Đông Á.
Chẳng hạn, từ việc không có sự hiện diện hải quân ở Ấn Độ Dương hai thập kỷ trước, Trung Quốc hiện duy trì từ 6 đến 8 tàu chiến trong khu vực vào bất kỳ thời điểm nào.
Xung đột Nga - Ukraine có thể làm tăng nhu cầu mở rộng Hội đồng Bảo an
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã khơi dậy những lời kêu gọi mở rộng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Tuy nhiên, 5 nước thường trực hiện tại (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh) đều có những toan tính riêng về vấn đề này.
Các thành viên của HĐBA tại một cuộc họp ở trụ sở LHQ. Ảnh: Reuters
Ông Peter Fabricius, Chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu An ninh châu Phi (ISS) cho rằng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã làm sống lại cuộc tranh luận lâu năm về sự cần thiết phải cải tổ Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc (LHQ), đặc biệt là thêm một đại diện thường trực cho châu Phi.
Nga là một trong năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết của HĐBA. Các cuộc bỏ phiếu tại HĐBA liên quan đến xung đột ở Ukraine vừa qua đã thúc đẩy những lời kêu gọi mới về một HĐBA dân chủ và hiệu quả hơn tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng LHQ vào tháng 9. Những hạn chế của HĐBA khi không thể chấm dứt xung đột cũng tạo động lực cho những lời kêu gọi trên.
Tổng thống mới của Kenya là ông William Ruto cho biết nước này vẫn "cam kết kiên quyết cải cách HĐBA để tổ chức này trở thành một thể chế toàn cầu dân chủ, hiệu quả hơn".
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã ủng hộ đề xuất cải cách, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một ghế thường trực của châu Phi trong HĐBA. Ông Biden cho rằng để bảo vệ các quyền chủ quyền của các quốc gia nhỏ hơn trước những quốc gia lớn hơn, để đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế và kiểm soát vũ khí, đã đến lúc HĐBA phải trở nên bao trùm hơn.
Về phần mình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã nói với ông Biden tại Nhà Trắng: "Việc 1,3 tỷ người châu Phi vắng đại diện trong HĐBA vẫn là một điểm yếu trong trật tự dân chủ toàn cầu".
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố hòa bình chỉ có thể đạt được nếu Hội đồng Bảo an chào đón các thành viên thường trực mới và 5 thành viên thường trực hiện nay (P5-Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp) cũng sẽ cần phải đồng ý không sử dụng quyền phủ quyết trong trường hợp xảy ra hành động tàn bạo hàng loạt".
Tháng 11 năm ngoái, Đại sứ Anh tại LHQ James Roscoe cũng tuyên bố: "Chúng tôi ủng hộ bổ sung các ghế thường trực mới cho Ấn Độ, Đức, Nhật Bản và Brazil, cũng như đại diện thường trực của châu Phi trong HĐBA". Giống như Pháp, ông Roscoe cho biết Anh đồng ý không sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn phản ứng của LHQ đối với hành động tàn bạo hàng loạt.
Theo chuyên gia Fabricius, trong số P5, chỉ có Nga và Trung Quốc vẫn do dự mở rộng thành viên thường trực. Điều thú vị là họ thuộc nhóm BRICS mà ba thành viên khác - Nam Phi, Ấn Độ và Brazil - đều muốn có ghế thường trực HĐBA. Mục đích của BRICS là vận động cho việc quản trị toàn cầu mang tính đại diện hơn. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc chưa bao giờ ủng hộ rõ ràng nguyện vọng trở thành thành viên HĐBA của Nam Phi, Ấn Độ và Brazil.
Sau các hội nghị thượng đỉnh và nhiều cuộc họp của BRICS, Nga và Trung Quốc đều đưa ra tuyên bố nhắc lại tầm quan trọng, vị thế của Brazil, Ấn Độ và Nam Phi trong các vấn đề quốc tế và ủng hộ nguyện vọng đóng vai trò lớn hơn của họ' tại LHQ, nhưng không đề cập đến việc họ trở thành thành viên thường trực của HĐBA.
Lý do Trung Quốc do dự có lẽ là vì khi cánh cửa HĐBA mở ra, Nhật Bản có thể sẽ là một trong những nước đầu tiên bước vào. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nga đều lo ngại rằng việc mở rộng thành viên thường trực của HĐBA sẽ làm tăng đa số chống lại họ - mặc dù có thể thêm Brazil, Ấn Độ và một số nước châu Phi.
Ông Fabricius lưu ý, nhiều người cũng cho rằng có "tiêu chuẩn kép" trong các đề xuất cải cách HĐBA của Mỹ, Anh và Pháp (P3). Vì cả ba nước này đều muốn duy trì quyền phủ quyết, do đó ở sau hậu trường họ sẽ khó ủng hộ mở rộng HĐBA với các thành viên thường trực mới. Xét cho cùng, từ các quyền phủ quyết của họ, P5 đã khẳng định được quyền lực trong HĐBA và Đại hội đồng LHQ.
Hàn Quốc cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông Hàn Quốc cam kết duy trì trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, dựa trên luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Đại sứ Hàn Quốc tại ASEAN Lee Jang-keun trao đổi với phóng viên thường trú TTXVN tại Indonesia....