Trung Quốc kiểm soát chặt, xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm mạnh
9 tháng, gạo Việt xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh do nước này đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm nay ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10,1% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2015 đạt 430,87 USD/tấn, giảm 5,08% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2015 với 35,37% thị phần. Tám tháng đầu năm xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 2,64% về khối lượng và giảm 8,74% về giá trị).
Xuất khẩu gạo 9 tháng giảm 10% về khối lượng (Ảnh minh họa: KT)
So với tám tháng đầu năm 2014, các thị trường có sự tăng trưởng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2015 là thị trường Malaysia, Gana, Bờ Biển Ngà… Trong đó, Malaysia đã vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Các thị trường có sự giảm đột biến trong 8 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillippines, Singapore, Hong Kong.
Đánh giá từ Tổng cục Thống kê (GSO) cho biết, nguồn cung về lương thực, thực phẩm trong nước dồi dào, ngoài ra sản lượng lương thực của thế giới cũng dồi dào cùng với sự cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Ấn Độ nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn do đó giá lương thực luôn ở mức thấp hơn các nước khác.
Video đang HOT
Giải thích rõ hơn, GSO cho hay, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh bởi Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar.
Ngoài ra, trước đây Thái Lan chủ yếu tập trung xuất khẩu các sản phẩm gạo cao cấp, thị phần gạo cấp thấp gần như không quan tâm nhưng trong 2 năm trở lại đây, Thái Lan bắt đầu gia tăng, chiếm lĩnh thị trường gạo cấp thấp- thị phần chủ yếu của gạo Việt Nam.
Mặt khác, thời gian gần đây gạo Myanmar và Campuchia nổi lên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam và đã từng bước chiếm lĩnh thị trường.
Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức 345-355USD/tấn (gạo 5% tấm) giảm hơn 115USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu gạo gặp khó khăn đã tác động đến giá bán buôn, bán lẻ gạo trong nước giảm theo. Chỉ số giá nhóm gạo tại thời điểm tháng 9 giảm 2,99% so với cuối năm trước./.
Xuân Thân
Theo_VOV
Thuế, phí chiếm một nửa giá xăng
Với 5 khoản thuế và một số khoản phí như chi phí định mức và lợi nhuận định mức lên đến 8.751 đồng/lít, tương đương 49% giá bán lẻ xăng dầu.
Ngày 18/9 vừa qua giá xăng RON 92 đã tăng 620 đồng/lít lên mức 17.950 đồng/lít. Theo đó kể từ đầu năm đến nay giá xăng đã được điều chỉnh 12 lần trong đó có 5 lần tăng và 7 lần giảm giá.
Mặc dù giá xăng đã tăng, giảm theo diễn biến của giá thế giới song ý kiến từ một số chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, giá xăng có thể giảm sâu hơn nữa nếu không phải "gánh" quá nhiều thuế, phí.
Theo bảng giá cơ sở được công bố bởi Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam trong ngày 18/9 vừa qua, thời điểm giá xăng dầu được điều chỉnh tăng lên 17,950 đồng/lít giá xăng dầu thế giới ngày 17/9 là 61,58 USD/thùng, giá thế giới (FOB) bình quân 15 ngày là 61,33 USD/thùng.
Giá CIF là 63,83 USD/thùng, giá CIF tính giá cơ sở là 8.899 đồng/lít, giá CIF tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là 8.653 đồng/lít.
Theo đó, thuế nhập khẩu (20%) là 1.731 đồng/lít, thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) là 1.038 đồng/lít, thuế bảo vệ môi trường 3.000 đồng/lít, thuế giá trị gia tăng là 1.632 đồng/lít, tổng cộng các khoản thuế là 7.401 đồng, tương đương 41% giá bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, 2 khoản chi phí định mức và lợi nhuận định mức cũng được tính vào giá xăng dầu là 1.350 đồng/lít. Các khoản thuế phí kể trên lên đến 8.751 đồng/lít, tương đương 49% giá bán lẻ xăng dầu.
Thống kê từ đầu năm đến nay cho thấy các khoản thuế, phí kể trên thường chiếm từ 47-52% giá bán lẻ xăng dầu.
Thực tế, giá xăng dầu đã có thể giảm khi lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu trong ASEAN có hiệu lực nhưng từ ngày 1/5 vừa qua giá xăng lại "gánh" đến 3.000 đồng/lít xăng cho thuế bảo vệ môi trường.
Thời điểm đó, Bộ Tài chính khẳng định, việc tăng thuế môi trường lên gấp 3 sẽ không làm tăng giá xăng dầu bán lẻ trong nước mà sẽ bù đắp một phần ngân sách bị thâm hụt và đảm bảo theo đúng các cam kết quốc tế.
"Việc điều chỉnh tăng thuế bảo vệ môi trường như trên sẽ không làm tăng giá xăng, dầu trong nước khi cùng một mặt bằng giá xăng dầu thế giới, cơ cấu thuế trong giá xăng, dầu không tăng mà còn giảm (mức tăng thuế bảo vệ môi trường như trên vẫn thấp hơn mức thuế nhập khẩu giảm do thực hiện theo các cam kết quốc tế)", lãnh đạo Bộ Tài chính từng khẳng định.
Trước sự bức xúc của dư luận, đến cuối tháng 5/2015, Bộ Tài chính công bố phép so sánh tác động của giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống 20% với tác động của tăng thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít.
Song thay vì tính giá xăng dầu ở 2 thời điểm phải trên cơ sở mức thuế bảo vệ môi trường là mức cũ và mức mới để so sánh Bộ Tài chính lại quy tất cả các phép tính trên cơ sở mức thuế bảo vệ môi trường mới.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến năm 2015 theo phương án tăng thuế các mặt hàng như đề xuất là khoảng 35.560 tỷ đồng.
Còn năm 2014 là 11.860 tỷ đồng. Như vậy, số thu năm nay ước tăng khoảng 23.720 tỷ đồng/năm.
Theo Soha
Bắt 3 tàu Thái Lan đánh bắt trái phép trên biển Việt Nam Ngày 23/9, Chi cục Khai thác - Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Cà Mau cho biết đã kết hợp Cảnh sát biển Vùng 4 bắt giữ 3 chiếc tàu của ngư dân Thái Lan khai thác trái phép trên vùng biển Việt Nam. Tàu đánh cá Thái Lan. Ảnh minh họa wikimedia.org Những ngày qua, ngư dân Cà Mau tố giác bắt...