Trung Quốc không nhất quán về vụ kiện biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines trong nội các mới Delfin Lorenzana: Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết, tại sao lại muốn Philippines rút vụ kiện hoặc hoãn việc ra phán quyết?
Trung Quốc có thái độ không nhất quán đối với vụ kiện của Philippines về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông, báo Nikkei Asian Review(Nhật) dẫn nhận định của tướng về hưu Delfin Lorenzana – người sẽ trở thành bộ trưởng Quốc phòng Philippines trong nội các mới tại một cuộc phỏng vấn cuối tuần rồi.
Năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông lên Tòa án Trọng tài thường trực LHQ. Dự kiến phát quyết sẽ có trong tháng này. Trung Quốc lâu nay luôn tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết của tòa án trọng tài thường trực về vụ kiện. Trong một cuộc gặp với các bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Lào tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn lại một lần nữa lặp lại quan điểm này.
Ông Delfin Lorenzana cho biết ông cảm thấy rất khó hiểu trước phản ứng của Trung Quốc với phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài thường trực LHQ về vụ kiện. “Trung Quốc gửi đến Philippines tín hiệu khó hiểu. Một mặt Trung Quốc tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết, một mặt lại muốn Philippines rút vụ kiện hoặc hoãn việc ra phán quyết. Như vậy là sao? Nếu Trung Quốc sẽ không tuân thủ phán quyết thì việc gì họ phải quan tâm phán quyết sẽ có vào lúc nào, hôm nay hay ngày mai?”.
Về phán quyết, ông Lorenzana cho biết: “Chúng tôi đã được các luật sư đề nghị cân nhắc kỹ phán quyết trước khi có hành động gì với nó”. Ông Lorenzana cho biết ông đã đề nghị một số thành viên nội các mới, đặc biệt là ông Perfecto Yasay, nhân vật sẽ là ngoại trưởng sắp tới, không nhận lời đối thoại với Trung Quốc đến khi cân nhắc xong phán quyết.
Ông Delfin Lorenzana trả lời báo NIKKEI ASIAN REVIEW.
Nikkei Asian Review đưa ý kiến trái chiều của một số nhà phân tích về thái độ của Trung Quốc. Chuyên gia về địa chính trị châu Á Richard Heydarian tại ĐH De La Salle (Philippines) nhận định Trung Quốc rõ ràng đang hoang mang. Theo ông, Trung Quốc đang chịu áp lực thế giới, trong đó có nhóm G7, phải chấp nhận phán quyết. “Trung Quốc sẽ bị xem là kẻ ngoài vòng pháp luật nếu từ chối tuân thủ phán quyết, đây sẽ là một thảm họa cho quyền lực mềm đối với Trung Quốc vốn đang nhắm tới vị thế lãnh đạo khu vực”.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu cấp cao Ian Storey tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak (Singapore) lại không cho rằng Trung Quốc nhập nhằng gì về vụ kiện của Philippines. “Ngược lại Trung Quốc đã gửi một thông điệp rất rõ ràng: tòa án trọng tài thường trực không có thẩm quyền về vụ kiện, toàn bộ quá trình vụ kiện có động cơ chính trị và Trung Quốc sẽ không công nhận và tuân thủ phán quyết. Phản ứng của Trung Quốc với phán quyết sẽ tùy thuộc vào nội dung của nó và tùy thuộc vào việc tổng thống mới của Philippines có yêu cầu Trung Quốc tuân thủ hay đe dọa sẽ có biện pháp pháp lý nữa hay không”.
Video đang HOT
Nói với Nikkei Asian Review, ông Lorenzana cho biết dù kết quả vụ kiện có thế nào, chính phủ mới của Philippines sẽ tăng cường khả năng quốc phòng của mình. Chính phủ mới của Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi các hạng mục đầu tư quốc phòng và củng cố liên minh quân sự mà chính phủ Tổng thống mãn nhiệm Benigno Aquino đang thực hiện. Trong đó tăng cường năng lực hàng hải sẽ là một ưu tiên hàng đầu.
Tổng thống sắp mãn nhiệm Aquino rất chú trọng tăng ngân sách quốc phòng và chi tiêu quân sự để hiện đại hóa quân đội Philippines. Ông cũng rất chú ý tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ, mở đường cho Mỹ hiện diện quân sự nhiều hơn ở Philippines. Ngoài Mỹ, ông Aquino cũng quan tâm phát triển quan hệ hợp tác quân sự với Nhật.
Theo ông Lorenzana, trong hai năm tới, quân đội Mỹ có thể bắt đầu xây dựng các căn cứ quân sự ở năm địa điểm ở Philippines. Ông Lorenzana vốn là một tùy viên quân sự của Đại sứ quán Philippines tại Mỹ. Và đây là cuộc trả lời phỏng vấn với truyền thông nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Lorenzana được chọn làm bộ trưởng Quốc phòng trong nội các mới của Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte. Ông Duterte sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 30-6 tới.
THIÊN ÂN
Theo Phapluat
Trung Quốc sẽ càng bị cô lập nếu làm ngơ phán quyết về Biển Đông
Chiến dịch ngoại giao "mua chuộc" của Trung Quốc nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ các nước nhỏ trong vụ kiện liên quan đến yêu sách "đường lưỡi bò" ở Biển Đông có thể sẽ phản tác dụng, hủy hoại hơn nữa hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế
Hải quân Trung Quốc đồn trú trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa của Việt Nam. (Ảnh: Reuters)
Cách đây 3 tháng, các học giả hàng đầu của Trung Quốc nhận ra một điều rằng, bất cứ ai phát biểu ý kiến không có lợi cho yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông tại các sự kiện do Bắc Kinh tổ chức sẽ không được mời nữa.
Hội thảo do một tổ chức có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc đứng ra bảo trợ này nhằm kêu gọi sự ủng hộ để giúp Bắc Kinh đối phó lại vụ kiện "đường lưỡi bò" ở Biển Đông. Tại đây, phát biểu trước các chuyên gia về quan hệ quốc tế và luật sư, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh sẵn sàng tiếp nhận mọi ý kiến đóng góp.
Một học giả không tiếc lời bày tỏ sự phản đối quan điểm của chính phủ Trung Quốc trong vụ kiện này và nói rằng Bắc Kinh có rất ít cơ hội thắng kiện, do vậy nên sẵn sàng cho kịch bản phán quyết bất lợi.
Tuy nhiên, đó là lần cuối cùng vị học giả này được mời đến một sự kiện như vậy. Cũng ngay sau buổi hội thảo đó, Bắc Kinh đã tung ra một chiến dịch vận động ngoại giao chưa từng có để trắng trợn kêu gọi sự ủng hộ từ các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong 3 tháng qua, hàng chục quan chức ngoại giao của Trung Quốc cả đương nhiệm và đã về hưu trên khắp thế giới khá bận rộn với việc mua chuộc truyền thông để có những bài phỏng vấn nhằm thách thức phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên hợp quốc.
Bắc Kinh lớn tiếng nói rằng khoảng 60 quốc gia bao gồm cả châu Á, châu Âu và châu Phi bày tỏ ít nhất là ủng hộ một phần đối với Trung Quốc với quan điểm rằng các tranh chấp hàng hải nên giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán. Tuy nhiên, một số quốc gia trong đó có Slovenia và Fiji đã lên tiếng bác bỏ thông tin này và khẳng định họ không đứng về bên nào trong vấn đề Biển Đông.
James Chieh Hsiung, giáo sư về chính trị học tại Đại học New York, nhận định việc Bắc Kinh tìm cách làm ngơ phán quyết của PCA cho thấy Trung Quốc không tự tin về các tuyên bố chủ quyền. "Cách làm hiện nay của Trung Quốc sẽ chỉ khiến người ta thắc mắc tại sao Trung Quốc nhất thiết phải kêu gọi sự ủng hộ theo cách này. Sự hoài nghi đó sẽ càng làm lung lay những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc", ông Chieh Hsiung nói.
Xu Xiaobing, một giáo sư luật tại Đại học Giao thông Thượng Hải, cho rằng: "Đã đến lúc Trung Quốc phải nghiêm túc chấp hành luật pháp quốc tế thay vì chỉ đãi bôi".
Mặc dù đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nhưng đến nay Trung Quốc vẫn ngang ngược tuyên bố không công nhận phán quyết của tòa án trọng tài PCA về vụ kiện yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Giới ngoại giao quốc tế đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế bằng cách công nhận phán quyết của PCA.
Một phiên tòa của Tòa trọng tài thường trực (PCA). (Ảnh: SCMP)
Giáo sư Ling Bing, một chuyên gia luật quốc tế tại Đại học Sydney, nói rằng đây sẽ là vụ kiện đầu tiên sẽ do một tòa án quốc tế đưa ra phán quyết về một trong những vấn đề pháp lý quan trọng nhất liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông. Mặc dù phán quyết khó có thể làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực nhưng giới chuyên gia cho rằng nó sẽ hủy hoại hơn nữa hình ảnh, thanh danh của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Một số chuyên gia nói rằng, Bắc Kinh đã kín đáo thừa nhận rằng không thể ra hầu tòa và thua kiện bởi chủ nghĩa dân tộc trong nước đang dâng cao. Một số quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận Bắc Kinh đã nghĩ đến chuyện tuyển một nhóm luật sư hàng đầu để đánh bại Philippines tại tòa, song nhận ra rằng những luật sư tốt nhất về hàng hải đã nhận lời hỗ trợ các quốc gia bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.
Pang Zhongying, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, bày tỏ quan ngại về những hiệu ứng trái chiều khi Bắc Kinh ra sức tìm kiếm đồng minh trên thế giới trong vụ kiện "đường lưỡi bò".
"Những biện pháp của Bắc Kinh nhằm phá vỡ thế cô lập về ngoại giao cho thấy Trung Quốc đang xa rời các chính sách trước kia trong tranh chấp hàng hải", chuyên gia Pang nhận định. Ông và một số nhà phân tích khác cũng quan ngại về chi phí cũng như hiệu quả của chiến dịch ngoại giao mua chuộc của Trung Quốc - một chiến dịch dường như tập trung vào các quốc gia nhỏ và ít phát triển.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Bác phán quyết của tòa về Biển Đông, Trung Quốc mất nhiều hơn được Trung Quốc sẽ mất nhiều hơn được được nếu từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng Tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông, tác giả Cary Huang trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng nhận định. Tờ Manila Times mới đây tiết lộ, PCA dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện yêu sách "đường lưỡi...