Trung Quốc không muốn làm “mất lòng Nga” qua khủng hoảng Ukraine
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lặp đi lặp lại lời kêu gọi khủng hoảng Ukraine cần được giải quyết thông qua đối thoại chính trị toàn diện.
“Trung Quốc cho rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine tốt nhất là thông qua giải pháp chính trị, và kêu gọi hai bên giao tranh mở một cuộc đối thoại toàn diện càng sớm càng tốt,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn lời ông Tập Cận Bình trong một tuyên bố đưa ra chiều ngày 11/9.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi giải pháp chính trị cho khủng hoảng Ukraine
Video đang HOT
“Các bên liên quan cần phải nhận ra được cùng vấn đề này, để phân loại và giải quyết vấn đề,” Ông Tập Cận Bình nói với Tổng thống Putin trong một cuộc họp tại thủ đô Dushanbe, Tajikistan , bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải hôm 12/9.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Tổng thống Putin đã đề nghị ông Tập Cận Bình xem xét lập trường của Nga trong cuộc khủng hoảng, và nói thêm rằng Moscow coi trọng, đánh giá cao vị trí và đề nghị của Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề này, cũng như sẵn sàng giữ quan hệ với Bắc Kinh.
Bằng sự thận trọng của mình, Trung Quốc đã không đánh giá thẳng thừng cuộc khủng hoảng hay bình luận trực tiếp về cuộc trưng cầu dân ý, sự kiện bỏ phiếu cho Crimea sáp nhập vào Nga, bởi nước này lo ngại sẽ ngày càng xa lánh một đồng minh quan trọng như Nga, cũng như tạo ra một tiền lệ cho các khu vực bất ổn của riêng mình, như Tây Tạng .
Trung Quốc, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Mặt khác, nước này cũng cho biết Bắc Kinh muốn tiếp tục phát triển “hợp tác thân thiện” với Kiev và tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Theo ANTD
Pakistan muốn trở thành thành viên chính thức của SCO
Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày hôm nay (17/7), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết Pakistan mong muốn trở thành một thành viên chính thức của SCO - Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
SCO hiện tại có 6 nước thành viên là Trung Quốc, Kazakhstan, Kirgizia, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Còn lại Afghanistan, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là các nước quan sát viên trong khi Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka là các đối tác đối thoại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, Sartaj Aziz cho biết "Pakistan tham gia vào các hoạt động của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải với tư cách quan sát viên. SCO là một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề thời sự của chương trình nghị sự khu vực và Pakistan thực sự mong muốn được chính thức kết nạp vào tổ chức trong hội nghị thượng đỉnh SCO sắp tới, dự kiến vào tháng 9 này tại Dushanbe".
Phương Tây đã từng gọi SCO là NATO của phương Đông. Điều này cho thấy thế giới vẫn đang ở trạng thái đa cực.
Các mục tiêu trọng tâm của nhóm các nước này là chống lại chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan. Giờ đây SCO trở thành liên minh bán chính trị và quân sự. Bắt đầu từ năm 2003, các nước thành viên đã tổ chức các cuộc tập trận chung được đặt tên là "Sứ mạng hòa bình". Nga, Trung Quốc, Kyrgykistan, Tajikistan và Kazakhstan tham gia diễn tập trên lãnh thổ Kazakhstan.
Sau hơn một thập niên hình thành và phát triển theo sáng kiến của Nga và Trung Quốc năm 2001, SCO đang thể hiện vai trò quan trọng cho một kế hoạch lớn hơn tại khu vực dựa trên bốn trụ cột hợp tác chính gồm chính trị, an ninh, kinh tế và nhân văn. Sự lớn mạnh của SCO thời gian qua khiến tổ chức này thành mục tiêu được nhiều nước trong khu vực hướng tới.
Theo ANTD
Trung Quốc khẳng định UAV CH-4 vượt trội hơn MQ-1 Predator của Mỹ Truyền thông Trung Quốc đã khẳng định máy bay không người lái (UAV) CH-4 của quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có tính năng vượt trội hơn cả UAV MQ-1 Predator của Mỹ. UAV CH-4, hay còn được biết đến với cái tên Cai Hong-4 hay Rainbow-4, được phát triển bởi Học việc hàng không và công ty khoa học và...