Trung Quốc không hẳn là nguyên nhân chính khiến doanh số iPhone sụt giảm, sai lầm nằm ở chiến lược giá bán của Apple
Apple cho rằng, sự sụt giảm doanh số iPhone có phần lớn nguyên nhân do nhu cầu yếu của thị trường Trung Quốc. Nhưng sự thật thì chính chiến lược sai lầm về giá bán mới là nguyên nhân chính.
Mới đây, Tim Cook đã công bố dự báo doanh số Q4/2018 sụt giảm tới 9 tỷ USD (từ 93 tỷ USD xuống chỉ còn 84 tỷ USD) so với dự báo trước đó.
Ngoài những nguyên nhân như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, chương trình thay pin giá rẻ, Apple cũng đổ lỗi cho nhu cầu tại thị trường Trung Quốc suy giảm bất ngờ. Đặc biệt những vấn đề mà Apple gặp phải tại thị trường đông dân nhất thế giới dường như nghiêm trọng nhất.
Đối thủ cạnh tranh của Apple tại thị trường Trung Quốc chủ yếu là các hãng nội địa như Huawei, Xiaomi, Vivo,…Những thương hiệu này bán smartphone cao cấp với mức giá rẻ hơn tới phân nửa so với iPhone của Apple. Điều này khiến thị phần của Apple bị thu hẹp đáng kể.
Theo thống kê mới nhất của hãng phân tích Canalys, Apple chỉ đứng thứ 5 về doanh số smartphone trong Q3/2018. Nhưng xét về giá trị, rõ ràng iPhone của Apple với giá bán cao ngất ngưởng vẫn giúp hãng chiếm vị trí dẫn đầu về doanh thu tại Trung Quốc.
Đó là tại Trung Quốc còn ở các thị trường khác như Ấn Độ, Apple gần như không có cửa trong bảng xếp hạng top 5 nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại Ấn Độ. Cụ thể theo hãng phân tích Counterpoint Research, thị phần của Apple tại Ấn Độ chỉ chiếm chưa đầy 1% trong khi đối thủ non trẻ Xiaomi lại dẫn đầu với 27% thị phần. Ngay cả hãng smartphone lớn nhất thế giới Samsung còn phải chịu thua với thị phần chỉ 23%.
Đối với một công ty đã trải qua gần 11 năm ngồi trên ngai vàng và hưởng lợi lớn từ doanh thu iPhone như Apple thì khi bất ngờ xảy chân, Apple sẽ phải học cách vượt qua cú sốc và tìm cho mình một giải pháp mới. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường smartphone dần bão hòa và không phải người tiêu dùng nào cũng sẵn sàng bỏ tiền mua một chiếc iPhone đắt đỏ như trước kia.
Thậm chí khi doanh số iPhone trì trệ tại thị trường chủ lực Trung Quốc, Apple cũng khó hy vọng gì hơn tại các thị trường mới nổi khác. Bởi lẽ doanh thu iPhone từ thị trường Trung Quốc chiếm tới hơn 20% tổng doanh thu toàn cầu của Apple. Hơn hết Apple vẫn chưa tìm được một sản phẩm nào đủ ưu việt để bù đắp cho những tổn thất doanh thu mà iPhone để lại.
Hồi tuần trước, Tim Cook gửi lá thư tới giới đầu tư về việc hạ dự báo doanh số iPhone tới 9 tỷ USD trong Q4/2018. Thông tin đầy bất ngờ trên như “sét đánh ngang tai” khiến giá trị cổ phiếu của Apple giảm mạnh tới gần 10% và chỉ còn 142,19 USD/cổ phiếu.
Video đang HOT
Nhiều nguồn tin lúc đó cho hay, Apple đã tổ chức một cuộc họp toàn thể công ty tại trụ sở chính ở California để cùng bàn luận về các vấn đề liên quan đến doanh số iPhone, bao gồm cả việc giá trị cổ phiếu của hãng giảm mạnh.
Apple phải chăng đang quá ngộ nhận về…khả năng định giá smartphone của mình?
Các nhà phân tích cho rằng, Apple đã miễn cưỡng thay đổi chiến lược lợi nhuận bằng việc bán iPhone với mức giá quá cao, bất chấp thị trường có thể sẽ không đón nhận. Điều này khiến cuộc khủng hoảng của Apple vì thế thêm phần trầm trọng hơn.
Giới quan sát tin rằng, Apple đã không nhận thức được đầy đủ về việc sức mạnh định giá iPhone của hãng đã suy yếu trầm trọng ở thị trường “nhạy cảm” về giá bán như Trung Quốc.
Cú sảy chân của Apple thực chất là kết quả của chuỗi domino, kết hợp từ nhiều yếu tố. Đó là việc định giá bán iPhone quá đắt so với phần lớn smartphone Android cao cấp trên thị trường.
Bên cạnh đó, thế hệ iPhone 2018 cũng thiếu nhiều tính năng mới lạ, đủ hấp dẫn người dùng như, đơn cử như vẫn giữ tai thỏ, chỉ nâng cấp chip xử lý và ra mắt thêm bản phóng to iPhone XS Max. Các vấn đề này có thể không ảnh hưởng tại quê nhà của Apple hoặc các thị trường phương Tây nhưng lại đặc biệt nhạy cảm ở những thị trường như Trung Quốc hoặc Châu Á.
Đã một thời gian dài, chiến lược của Apple là định giá iPhone thật cao để thể hiện đẳng cấp và thu hút khách hàng. Nhưng khi đã đạt tới ngưỡng giới hạn về giá, đây lại là một chiêu bài phản tác dụng.
Trong bốn năm qua, giá bán iPhone trung bình đã tăng 12% lên mức 749,63 USD trong năm 2018. Việc tăng giá có thể hiểu là cách giúp Apple tạm thời bù đắp doanh số iPhone đang có dấu hiệu sụt giảm. Tuy nhiên về lâu dài rõ ràng đây không phải là chiến lược hay một chút nào.
Theo nhà phân tích Wayne Lam thuộc hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, khi Apple khẳng định sẽ không tiết lộ doanh số bán iPhone và nhiều sản phẩm cũng đồng nghĩa, Apple không còn coi trong doanh số như trước kia nữa mà dần quan tâm hơn tới giá bán của iPhone.
Đúng vậy, vấn đề với Apple trong lúc này chính là…chiến lược và Apple sẽ phải thay đổi điều này thì mới có hy vọng nâng cao doanh số iPhone trở lại.
Tham khảo Gizchina
CEO Lei Jun nói gì về tương lai của Xiaomi, sau khi giá trị vốn hóa bốc hơi 6 tỷ USD trong 3 ngày?
CEO Lei Jun tỏ ra rất lạc quan, mặc dù các cổ đông đua nhau bán tháo cổ phiếu của Xiaomi.
Sau khi giá trị vốn hóa của Xiaomi bốc hơi hơn 6 tỷ USD chỉ trong vòng 3 ngày, Bloomberg đã có cuộc phỏng vấn với nhà sáng lập kiêm CEO Lei Jun, để đặt câu hỏi về tình hình hiện tại và tương lai của Xiaomi sẽ ra sao. Thật bất ngờ khi vị giám đốc điều hành này tỏ ra khá bình tĩnh.
"Tại Trung Quốc, tỷ lệ smartphone trên số lượng người dùng đang tăng rất cao", CEO Lei Jun cho biết. Ông thừa nhận rằng thị trường Trung Quốc đang trở nên bão hòa. Số lượng người đã sở hữu một hoặc thậm chí từ hai chiếc smartphone trở lên đã tăng cao, do đó nhu cầu mua sắm smartphone mới của họ không còn cao nữa.
Trung Quốc không còn là thị trường tiềm năng nhất của Xiaomi
Đây là tình trạng khó khăn mà ngay cả Apple và Samsung cũng đang phải đối mặt. Và dường như không có cách giải quyết. Bởi đó là xu hướng tất yếu của thị trường, khi đã đạt đến đỉnh cao thì sẽ phải sang sườn dốc bên kia.
Đó là lý do mà CEO Lei Jun cho rằng Trung Quốc sẽ không còn là thị trường tiềm năng nhất đối với Xiaomi nữa. Tuy nhiên, ông cũng tiết lộ rằng Xiaomi sẽ không tham gia vào thị trường Mỹ, ngay cả khi đây là nền kinh tế rất lớn và ít khi bị suy yếu. Nguyên nhân có thể là do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và hàng rào thuế quan áp đặt lên các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ông Lei Jun cho biết, mục tiêu lớn nhất của Xiaomi sắp tới chính là thị trường Châu Âu. Đây được đánh giá là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới, tuy nhiên lại có rất nhiều tiềm năng phát triển đối với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc.
Huawei là một minh chứng cho việc thành công tại Châu Âu và từ đó tạo bàn đạp để trở thành nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới (vượt mặt cả Apple). Còn đối với Xiaomi, báo cáo của Strategy Analytics trong Q1/2018 cho thấy doanh số smartphone tại Châu Âu tăng trưởng gần 1.000%.
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc bão hòa, thị trường Mỹ gặp khó khăn do chiến tranh thương mại, thị trường mới nổi như Ấn Độ bị chi phối về giá cả, thì Châu Âu lại chính là thị trường sáng giá và tiềm năng nhất.
Cách đây không lâu, Xiaomi đã đăng ký một loạt các thiết bị của mình để bán tại Châu Âu. Trong đó có cả Mi MAX 3 và thương hiệu smartphone POCOPHONE. Trong khi một số chiếc smartphone đã đang được bán tại đây là Mi A2, Mi A2 Lite và Mi 8.
Smartphone 5G sẽ hấp dẫn người dùng, vực dậy thị trường ảm đạm
CEO Lei Jun cũng lạc quan cho rằng thị trường smartphone Trung Quốc sẽ sớm tăng trưởng trở lại. "Tôi nghĩ rằng chúng ta đang đứng trước một kỷ nguyên mới, đó chính là 5G. Những chiếc điện thoại 5G sẽ hấp dẫn người dùng và giúp thị trường tăng trưởng trở lại", ông Jun chia sẻ.
Các nhà sản xuất smartphone và các nhà mạng lớn trên thế giới đang nói rất nhiều về 5G. Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2019 vừa qua, smartphone 5G cũng đã hiện diện tại gian hàng của Samsung. Nhưng trên thực tế chúng ta vẫn chưa được thấy cách thức hoạt động của mạng 5G, cũng như chưa hình dung được công nghệ mới này sẽ có tốc độ nhanh như thế nào trong thực tế.
Tất cả mới chỉ là sự khởi đầu, do đó mà thị trường smartphone cũng chưa có bất kỳ sự phản hồi nào trước xu hướng công nghệ mới này. Nếu như 5G thực sự tuyệt vời như lý thuyết, người dùng sẽ sẵn sàng từ bỏ chiếc smartphone cũ của họ để nâng cấp lên một thiết bị mới hơn. Chắc chắn nhu cầu sẽ tăng cao và giúp thị trường smartphone sôi động trở lại.
Xiaomi cũng sẽ hướng đến dịch vụ
CEO Lei Jun cho biết: "Công nghệ 5G sẽ không chỉ hồi sinh nhu cầu nâng cấp smartphone mới, mà còn mở ra một cánh cửa mới cho các dịch vụ internet. Chúng tôi có một nền tảng khoảng 220 triệu người dùng trên toàn thế giới, cung cấp các dịch vụ trực tuyến như nghe nhạc, xem phim và nhiều thứ khác nữa".
Với kết nối mạng 5G, trên lý thuyết tốc độ tải dữ liệu có thể đạt 1Gb/s. Đồng nghĩa với việc bạn có thể tải một bộ phim FullHD chỉ trong vài giây. Do đó công nghệ 5G sẽ hỗ trợ tuyệt vời cho các dịch vụ trực tuyến, qua mạng internet không dây.
Xu hướng phát triển dịch vụ dựa trên nền tảng khách hàng sử dụng thiết bị phần cứng của mình là xu hướng tất yếu. Ngay cả Apple cũng đã bắt đầu chạy theo xu hướng dịch vụ và đang tiếp tục mở rộng trong bối cảnh doanh số iPhone ngừng tăng trưởng.
Việc các cổ đông của Xiaomi bán tháo cổ phiếu sau khi hết hạn 6 tháng không được giao dịch kể từ khi IPO, là động thái bình thường để chốt lời khi mà tỷ suất lợi nhuận họ đạt được đã rất cao (khoảng 500% nếu rót vốn vào Xiaomi từ năm 2010).
Việc bán tháo này thực tế không ảnh hưởng nhiều đến việc kinh doanh của Xiaomi. Trong khi khó khăn mà Xiaomi gặp phải cũng là khó khăn chung của các nhà sản xuất smartphone khác. Đó là những lý do mà CEO Lei Jun tỏ ra lạc quan vào tương lai của Xiaomi.
Tham khảo: Bloomberg
Dù iPhone XR bán chạy nhất, doanh số iPhone vẫn giảm mạnh Dữ liệu của công ty nghiên cứu thị trường cho thấy, iPhone XR là phiên bản bán chạy nhất trong tháng 11, nhưng doanh số bán iPhone của Apple vẫn giảm sốc. Theo Counterpoint Research, doanh số iPhone giảm 20% trong tháng 11/2018 so với cùng kỳ năm trước. Doanh số iPhone (đơn vị tính: triệu chiếc) trong 11/2017 và 11/2018. Ảnh: Counterpoint...