Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa
Trung Quốc lần đầu tiên không ghi nhận ca nhiễm mới nCoV trong nước kể từ khi dịch bùng phát, nhưng có tới 34 ca nhiễm “ngoại nhập”.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này không xuất hiện bất cứ ca nhiễm nCoV mới nào kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1, song ghi nhận sự gia tăng đột biến các ca nhiễm từ nước ngoài với 34 trường hợp được xác nhận, mức tăng cao nhất trong hai tuần qua.
Trung Quốc cũng ghi nhận thêm 8 ca tử vong, tất cả đều ở Hồ Bắc, nâng số ca tử vong tại Trung Quốc đại lục lên 3/245.
Việc không ghi nhận ca nhiễm mới nội địa đánh dấu mốc quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh ở Trung Quốc, song các ca “ngoại nhập” gia tăng có thể đe dọa tiến bộ này.
Nhân viên y tế lau dọn sàn nhà sau khi toàn bộ bệnh nhân nhiễm nCoV đã xuất viện tại một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán hôm 10/3. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Covid-19 xuất hiện ở 173 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, khiến hơn 218.000 nhiễm, gần 9.000 người chết, hơn 84.000 người hồi phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đây là đại dịch và kêu gọi các quốc gia tăng cường các biện pháp ứng phó.
Dịch dường như đang được kiểm soát ở Trung Quốc khi số ca nhiễm mới ngày càng ít, song lây lan nhanh ở châu Âu. Italy là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới với 35.713 người nhiễm nCoV, 2.978 người chết. Tây Ban Nha ghi nhận hơn 14.700 nhiễm, 638 ca tử vong, Đức hơn 12.300 ca nhiễm, 28 người chết, Pháp hơn 9.100 người nhiễm, 264 ca tử vong, Anh hơn 2.600 ca nhiễm, 104 người tử vong.
Huyền Lê (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
WHO: Dập dịch COVID-19, đây không phải lúc bỏ cuộc và đầu hàng
Tổng Giám đốc WHO cảnh báo nhiều quốc gia còn xem nhẹ mối đe dọa của COVID-19 và không thực hiện tất cả các bước phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh.
Chuyên gia bào chế vaccine COVID-19 tại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 28-2. Ảnh: AFP
Phát biểu trong họp báo ngày 5-3 (giờ địa phương), Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi tất cả quốc gia "dồn toàn lực" chống dịch khi virus lây lan không ngừng trên toàn cầu, theo đài CNA.
"Dịch bệnh này hoàn toàn có thể bị đẩy lùi nhưng chỉ khi chính phủ các nước phối hợp toàn diện và nhịp nhàng. Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia hành động với tốc độ, quy mô và sự quyết tâm cao độ", ông Ghebreyesus nhấn mạnh.
Người đứng đầu WHO chia sẻ các quan chức y tế thế giới đều đang hết sức lo ngại về việc ngày càng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca bệnh COVID-19, đặc biệt là những quốc gia có hệ thống y tế chưa phát triển.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong họp báo ngày 5-3
Bên cạnh đó, ông Ghebreyesus cũng cảnh báo nhiều quốc gia hiện nay còn xem nhẹ mối đe dọa của COVID-19 và không thực hiện tất cả bước phòng ngừa cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh.
"COVID-19 là mối đe dọa đối với mọi quốc gia, dù phát triển hay đang phát triển. Chúng tôi lo ngại ở một số nước, mức độ cam kết chính trị và những hành động chứng minh cho cam kết đó không xứng tầm với mức độ đe dọa mà tất cả chúng ta đối mặt", Tổng Giám đốc WHO cho biết.
"Đây không phải là lúc để bỏ cuộc. Đây cũng không phải là lúc để đưa ra những lời bào chữa. Mà đây là lúc để dồn toàn lực", ông Tedros nói thêm.
Theo Tổng Giám đốc WHO, một số quốc gia đã lên kế hoạch cho nhiều kịch bản như thế này trong nhiều thập niên trước và giờ là lúc chính phủ các nước này hành động dựa theo các kế hoạch đó.
"Điều tồi tệ nhất có thể diễn ra với bất kỳ quốc gia hoặc thậm chí bất kỳ cá nhân nào chính là khi họ chấp nhập bỏ cuộc. Đừng bỏ cuộc và đừng đầu hàng.", ông Tedros khích lệ.
Hồi tuần trước, WHO đã nâng đánh giá mức độ rủi ro của COVID-19 từ mức "cao" lên mức "rất cao" ở cấp độ toàn cầu. Dù vậy, tình hình hiện tại vẫn chưa đủ điều kiện để WHO tuyên bố đại dịch toàn cầu nên tổ chức này sẽ tránh dùng thuật ngữ để không gây ra hoang mang không cần thiết.
Tính đến chiều ngày 6-3, tờ South China Morning Post dẫn nguồn Uỷ ban Y tế quốc gia Trung Quốc ghi nhận số ca nhiễm virus COVID-19 ngoài Trung Quốc đại lục là 17.878 người, 345 trường hợp tử vong.
Đến nay, dịch bệnh đã lan đến 90 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, khu vực chiu ảnh hưởng nặng nhất vẫn là châu Á với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Trung Quốc. Tuy nhiên, châu Âu cũng đang nổi lên các điểm nóng đáng báo động ở Pháp, Ý và Đức.
VĨ CƯỜNG
Theo plo.vn
Hàn Quốc phát hiện trường hợp đầu tiên mắc bệnh viêm phổi lạ từ Trung Quốc Hàn Quốc xác nhận trường hợp đầu tiên liên quan đến loại virus corona mới được phát hiện từ Trung Quốc, Yonhap đưa tin hôm 20/1. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), một phụ nữ Trung Quốc có dấu hiệu sốt, các vấn đề về hô hấp và các triệu chứng khác sau khi đến sân...