Trung Quốc không dễ biến đảo nhân tạo thành ‘pháo đài quân sự’?

Theo dõi VGT trên

“Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại… Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời.”

LTS: Bồi đắp các bãi ngầm hay rạn san hô, cải tạo đá thành đảo, xây dựng đường bay, cơ sở hạ tầng trên các đảo, đá chiếm đóng được, chiến lược “đảo nhân tạo” đang được Trung Quốc ồ ạt tiến hành phi pháp. Một sự thay đổi về thực thể địa lý tại biển Đông sẽ có tác động thế nào? Sự thay đổi này có thể buộc những tính toán chiến lược và quân sự của các bên được đưa lên bàn cân? Đằng sau những mục tiêu quân sự còn những mục tiêu lồng ghép nào?

Trao đổi với Tuần Việt Nam, Tiến Sĩ Trương Minh Huy Vũ, khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhận định xung quanh khả năng “quân sự hóa” biển Đông của chiến lược đảo nhân tạo và những tác động khả dĩ đến tình hình an ninh khu vực.

Việc Trung Quốc tăng tốc biến các bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang làm cả khu vực lo ngại. Có phải đây là những “pháo đài quân sự” có khả năng thay đổi tình hình và những tính toán chiến lược tại biển Đông?

Với một diện tích lên tới 3,5 triệu km2, lại là một vùng biển tương đối kín, các nhà quân sự từ lâu đã thảo luận hai cách thức của Trung Quốc nhằm “hùng bá” khu vực biển Đông. Một là trực diện thông qua việc kiểm soát và xây dựng các đảo/đá ngầm thành căn cứ quân sự, hai là đi theo chiều dọc bằng không quân qua việc thành lập các vùng nhận dạng phòng không giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định. Muốn hiện thực hóa hai khả năng này, quân đội Trung Quốc cần những điểm nút chiến lược.

Tại Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, các đối tượng địa lý ở đây phần lớn là những bãi chìm, đảo san hô không có lợi thế về mặt phòng thủ, cũng như thiếu nước ngọt trầm trọng, trừ đảo Thái Bình (tên tiếng Anh: Itu Aba Island) đang bị Đài Loan kiểm soát. Vì thế nối biển từ đất liền, biến đá ngầm thành vị trí điểm tựa để phát huy khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) luôn là ưu tiên của Trung Quốc.

Với Hoàng Sa, nơi Trung Quốc cưỡng chiếm hoàn toàn từ Việt Nam năm 1974, Bắc Kinh thiết lập nên cái gọi là đơn vị hành chính cấp địa khu Tam Sa. Tại đây, Trung Quốc đã cho xây dựng đường băng trên đảo Phú Lâm dài trên 2,5 km, cho phép các máy bay tiếp tế và chiến đấu như Su-27/30 hay máy bay n.ém b.om JH-7 có thể cất hạ cánh. Trung Quốc cũng xây dựng một cầu cảng dài khoảng 400m và một đê chắn sóng để bảo vệ tàu bè neo đậu.

Vấn đề ở Trường Sa sẽ khó khăn hơn do khoảng cách, cũng như hạn chế về công nghệ. Chẳng hạn như khả năng tiếp dầu trên không của không quân Trung Quốc vẫn còn hạn chế. Công nghệ này quan trọng trong việc thực hiện A2/AD, vì nó giúp cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc hoạt động liên tục trên chiến trường với khoảng cách xa hơn mà không phải quay về căn cứ tiếp liệu. Điều này sẽ giúp cho tác chiến trên biển được hiệu quả hơn với tầm bay của máy bay và thời gian hoạt động của máy bay được liên tục, không bị ngắt quãng.

Theo một báo cáo của Uỷ ban Đ.ánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung (xuất bản vào tháng 12, 2014), Trung Quốc vừa mới tiếp nhận máy bay tiếp liệu IL-78 đầu tiên vào giữa tháng 10. Đây được coi là máy bay tiếp dầu đầu tiên bên cạnh 12 máy bay H-6U. Cũng theo báo cáo trên, đội máy bay tiếp dầu của Trung Quốc vẫn còn quá khiêm tốn và chưa có khả năng tiến hành các nhiệm vụ tầm xa với quy mô lớn.

Trung Quốc không dễ biến đảo nhân tạo thành &'pháo đài quân sự'? - Hình 1

Một tàu trông như là tàu container ở tại khu vực Trung Quốc đổ đất xây đảo nhân tạo tại đá Châu Viên ngày 4.10.2014.

Video đang HOT

Như vậy việc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo tại khu vực Trường Sa có phải cách thức tốt nhất bù đắp những hạn chế về địa lý và công nghệ trong thời điểm hiện tại?

Cần có một bức tranh lớn hơn về sự liên kết giữa hải quân và không quân như một cách tiếp cận mới định hình “thế đứng” quân sự của Trung Quốc tại toàn bộ biển Đông. Những nghiên cứu gần đây miêu tả xu hướng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đang cố gắng thúc đẩy cái gọi là “kỹ năng phối hợp” giữa những quân chủng khác nhau. Tác chiến phối hợp hiệp đồng “đa binh chủng” hay tăng cường “kỹ năng phối hợp” giữa các binh chủng với nhau, đặc biệt là không quân và hải quân. Đây là khả năng mà PLA chưa mấy thuần thục sau một thời gian từ 1979 không có những kinh nghiệm chiến trường thực tế.

Đối thủ chính của Trung Quốc là “sức mạnh bá quyền” của Mỹ tại Thái Bình Dương. Lợi thế của Bắc Kinh so với Washington là địa lý, khi có khả năng tập trung lực lượng quân đội nhanh hơn và hỗ trợ các đơn vị quân sự dễ dàng hơn tại các vùng biển trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất. Trong khi đó, Washington sẽ cần phải gửi quân tiếp viện từ cách xa hàng nghìn dặm, duy trì các đơn vị quân sự qua hệ thống liên lạc hàng không và đường biển, và triển khai hoạt động từ một số lượng nhỏ các căn cứ từ các đồng minh.

Tứ giác “đảo nhân tạo” hình thành từ các bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn, Hoàng Nham và đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa) biến biển thành đất, nối đại dương từ đất liền, giúp xây dựng những “thế đứng” cho chiến lược A2/AD. Ít nhất với tính toán trở thành “t.iền tiêu” cho các máy bay, tàu chiến và lực lượng quân sự, đảo nhân tạo mở ra thế trận giúp hạn chế của các lực lượng tiên phong, các căn cứ chiến trường; các đội tàu sân bay; cũng như các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, điều khiển, vi tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) của Mỹ.

Tuy vậy, có nhiều nghi ngờ trong giới quân sự về khả năng “nâng cấp thành công” các đảo nhân tạo thành các “pháo đài quân sự” hoàn chỉnh. Mục tiêu thiết lập thành “tàu sân bay quân sự trên cạn” tại các đảo đã được mở rộng và san lấp là một thí dụ. Thời tiết xấu như bão hay khả năng muối có thể ăn mòn đường cất cánh của máy bay là những khó khăn được viện dẫn đối với việc triển khai các hoạt động không quân.

Nhưng quan trọng hơn, kết cấu của các sân bay dựa trên nạo vét hàng tấn cát ở dưới lòng biển. Nó không ổn định về mặt kết cấu, và có thể là địa điểm “c.hết” cho các cuộc không kích và tên lửa tầm xa. Đ.ánh giá của hai học giả quốc phòng của trường Cao đẳng Hải quân Mỹ (US Naval War College) cho rằng những “sân bay” này có thể chỉ là “lâu đài cát” và thay vì tìm những nút thắt để vượt qua các tổn thương chiến lược, thì đây là “những tổn thương chiến lược mới” của Trung Quốc tại biển Đông.

Theo những phân tích này, việc biến đảo nhân tạo thành “cơ sở” nhằm làm bàn đạp khống chế toàn bộ biển Đông không đơn giản. Vậy tại sao lại có một sự quan ngại bùng lên từ nhiều nước khi ảnh chụp vệ tinh kế hoạch cải tạo các bãi ngầm, đá, hay san hô của Trung Quốc được công bố?

Có lẽ chúng ta đang nói về hai vấn đề song song, nhưng đồng thời cũng mâu thuẫn. Một là đ.ánh giá khả năng quân sự của các đảo nhân tạo như một bàn đạp quân sự của Bắc Kinh trong việc kiểm soát, hay như bạn nói là “khống chế” toàn bộ biển Đông (xin nhấn mạnh từ “toàn bộ”). Những đ.ánh giá này nhấn mạnh nhiều về khía cạnh quân sự, nhưng đề cập đến khả năng trong tương lai, mà không nói đến nhiều về những khó khăn hiện tại mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Nó cũng đặt vấn đề ở dạng tĩnh, theo nghĩa lộ trình đó cứ thế mà tiếp diễn, nhưng không đặt ra khả năng là các nước khác, kể cả láng giềng lẫn các quốc gia ngoài khu vực sẽ can thiệp.

Luồng quan điểm thứ hai nhìn nhận vấn đề ở mặt ngược lại, đề cập các điểm còn hạn chế (về quân sự) Trung Quốc tại biển Đông trong tương quan sức mạnh với Mỹ. Khoảng cách quyền lực giữa hai bên trong thời điểm hiện tại cho thấy “những tổn thương chiến lược” mà Bắc Kinh phải đối mặt là rất lớn nếu phát động một cuộc chiến với Washington (và các đồng minh). Vấn đề ở đây là so với các nước khu vực có tranh chấp thì khả năng quân sự và kiểm soát thực địa của Bắc Kinh đang ưu thế hơn (và ngày càng vượt trội).

Sự hiện diện và can thiệp quân sự của Mỹ (nếu muốn) sẽ thay đổi ván cờ. Các chiến lược “áp đặt cái giá phải trả” (cost-imposition strategy), “kiểm soát vùng xám”, “mở rộng tập trận CARAT” hay “nới lỏng xuất khẩu máy bay không người lái” đã được các chiến lược gia Mỹ thảo luận và đề xuất. Nhưng chúng ta thấy rằng trong hồ sơ tranh chấp biển Đông, Mỹ vẫn “loay hoay” đi tìm phương thức tối ưu để ứng xử với một Trung Quốc “xác quyết, nhưng phi quân sự” từ 2009. “Nước Mỹ” vừa đang mâu thuẫn, vừa đang lưỡng lự.

Ngược lại, nếu “đảo nhân tạo” được xem là một bước đi tiếp theo trong đại chiến lược của Bắc Kinh tại biển Đông thì nó nhấn mạnh vào sự hiện diện mang tính liên tục. Sau cái gọi là Tam Sa, tàu cá, giàn khoan, đường lưỡi bò, đảo nhân tạo tiếp tục thiết lập sự có mặt của Trung Quốc, bền bỉ và ngày càng toàn diện.

“Hiện diện” trong ý nghĩa địa lý vừa tương đương với khoảng cách, vừa là cảm giác về khả năng can thiệp. Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại, từ các hoạt động hỗ trợ tàu hải giám, mở rộng ngư trường, khai thác dầu khí, nghiên cứu khoa học đại dương, cũng như ngăn cản khả năng xác quyết chủ quyền hay thực thi quyền tài phán của các nước khác.

Ngoài ra, đàm phán Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN (COC) đang diễn ra. Vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc tranh chấp Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế cũng sẽ đi vào những điểm quyết định trong 2015. Trong cách hiểu đàm phán là cuộc chiến chính trị kéo dài từ diễn tiến “thực địa”, những gì kế hoạch xây cất-cải tạo ồ ạt tại Trường Sa là một đòn “tâm lý chiến”. Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng là hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời.

Theo Vietnamnet

Tổng Thư ký ASEAN: Cần lộ trình cụ thể để sớm đạt được COC

Điều quan trọng nhất là ASEAN và Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả, nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản trong DOC.

"82% công việc đã được triển khai. Lộ trình thành lập cộng đồng ASEAN đã gần hoàn tất, nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức". Đó là nhận định của Tổng Thư ký ASEAN, ông Lê Lương Minh, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV bên lề hội nghị "Cộng đồng Kinh tế ASEAN" vừa diễn ra tại Myanmar. Cũng theo Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh, ASEAN và Trung Quốc cần đề ra một lộ trình cụ thể để sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC), yếu tố tiên quyết để đảm bảo một môi trường an ninh hòa bình, ổn định phát triển của khu vực.

Tổng Thư ký ASEAN: Cần lộ trình cụ thể để sớm đạt được COC - Hình 1

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh

PV: Thưa ông, năm 2015 này được coi là năm bản lề để hoàn tất mục tiêu thành lập cộng đồng ASEAN. Lộ trình này đã được tiến hành đến đâu và còn có những thách thức nào đặt ra?

Ông Lê Lương Minh: Có thể nói, đến nay ASEAN đã thực hiện được 82% công việc. Về lý thuyết, con số công việc còn lại tuy không lớn nhưng tính chất của các biện pháp ấy sẽ khó thực hiện hơn, vì liên quan đến những lĩnh vực nhạy cảm hơn trong các nền kinh tế của nước thành viên. Các biện pháp còn lại nằm trong các tiêu chuẩn về giao thông, nhất thể hóa hải quan.

Thách thức nữa là trong khi ASEAN đã đạt được nhiều thỏa thuận Hiệp định khu vực, nhưng việc đưa các cam kết này vào các chiến lược quốc gia, luật pháp các nước thành viên thì tỷ lệ còn rất hạn chế, đặc biệt là ở các nước thành viên mới. Ngoài ra, còn phải tính đến sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật các nước.

Cùng với đó là những khó khăn trong việc hài hòa hóa các chính sách, thỏa thuận khu vực và việc thực hiện các chính sách này. Bên cạnh đó, để ASEAN tập trung triển các biện pháp hợp tác phát triển, rất cần một môi trường hòa bình, an ninh ổn định. Vấn đề Biển Đông, trong đó căng thẳng tăng lên giữa các nước có tranh chấp về chủ quyền, đặc biệt giữa các thành viên ASEAN và Trung quốc cũng là một thách thức.

PV: Ông vừa đề cập đến những thách thức về việc xây dựng một môi trường hòa bình an ninh để ASEAN phát triển. Một điều kiện tiên quyết đặt ra là các đối tác lớn của ASEAN, trong đó có Trung Quốc cần phải hợp tác, thiện chí. Trong năm bản lề 2015, ưu tiên này sẽ được thực hiện ra sao thưa ông?

Ông Lê Lương Minh: Trung Quốc và ASEAN đã ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) từ năm 2002. Điều 5 của Tuyên bố này nhấn mạnh hai bên không được làm thay đổi hiện trạng trên biển, hiện trạng tại các điểm tranh chấp. Mặc dù DOC đã có từ 12 năm nay, nhưng tình hình trên biển vẫn hết sức phức tạp. Những vụ việc diễn ra đang đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực.

Điều quan trọng nhất là bây giờ làm sao ASEAN và Trung Quốc đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, hiệu quả, nghiêm chỉnh tất cả các điều khoản trong Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), đồng thời với việc tuyên bố DOC này không đủ hiệu lực để ngăn chặn và xử lý các vụ việc như vừa qua đã xảy ra trên biển, việc cấp thiết là ASEAN và Trung Quốc cần phải sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC), một bộ luật mang tính ràng buộc, và như tôi nói là nó có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn, xử lý các vụ việc như vừa rồi.

Hiện nay, ASEAN và Trung Quốc tiến hành một số vòng tham vấn chính thức và cũng đã đạt được một số thỏa thuận như là việc sớm nhất trí về việc có các biện pháp thu hoạch sớm, thành lập các đường dây nóng, rồi đạt được thỏa thuận về một số yếu tố trong COC. Vấn đề là làm sao ASEAN và Trung Quốc cần đề ra một lộ trình cụ thể để sớm đạt được COC.

COC như tôi nói, phải là một văn kiện có tính ràng buộc, một văn kiện có hiệu lực hơn không chỉ trong việc ngăn chặn mà cả trong việc xử lý các vụ việc như vừa rồi đã diễn ra. Cái này là một ưu tiên của ASEAN trong thời gian tới.

PV: Chúng ta chỉ còn một năm nữa để hình thành cộng đồng ASEAN. Đến thời điểm này, các nước đã nỗ lực như thế nào để thực hiện mục tiêu này, thưa ông?

Ông Lê Lương Minh: Chúng ta còn khoảng 18% trong tổng thể các biện pháp trong Lộ trình xây dựng Cộng đông kinh tế ASEAN để hoàn thành vào cuối năm 2015. Trong năm 2013, ASEAN đã đề ra những biện pháp phải hoàn thành. Cho đến nay, ASEAN đã hoàn thành được 82,1% các biện pháp cần phải thực hiện trong năm 2013.

Ngoai ra, ASEAN cũng đã thực hiện 61 biện pháp trong tổng thể các biện pháp cần phải thực hiện trong năm 2014. Vấn đề ASEAN cần đẩy mạnh việc thực hiện những biện pháp còn lại từ nay đến năm 2015, đặc biệt là những biện pháp khó khăn cần nỗ lực lớn như biện pháp trong lĩnh vực về giao thông, về chuẩn mực, nâng cao năng lực cho các nước thành viên mới để có thể cam kết và thực hiện những cam kết đó.

PV: Như ông vừa cho biết thì chúng ta còn bộn bề công việc để hoàn tất mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN vào thời điểm ngày 31/12/2015. Ông kỳ vọng như thế nào về mục tiêu cuối cùng này?

Ông Lê Lương Minh: ASEAN đã thông qua một Tuyên bố Chính trị về Tầm nhìn cho ASEAN sau 2015. Trong đó khẳng định xây dựng tiến trình hội nhập và cộng đồng là cùng một quá trình. Trong nhãn quan sau năm 2015, quá trình này vẫn không dừng lại mà ASEAN sẽ đề ra một lộ trình cụ thể không chỉ thực hiện các biện pháp mới mà còn thực hiện những biện pháp còn lại.

Có thể đến cuối 2015, ASEAN có thể chưa thực hiện hết được 100% các biện pháp đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng. Nhưng nếu ASEAN thực hiện phần lớn các biện pháp quan trọng nhất, các biện pháp có sức lan tỏa lớn nhất trong hội nhập, ASEAN sẽ thành lập được cộng đồng và công việc sẽ được tiếp tục sau năm 2015.

PV: Xin trân trọng cảm ơn Tổng Thư ký ASEAN!./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy
20:26:14 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Sao nam vô duyên bậc nhất showbiz
06:47:05 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024

Tin mới nhất

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng

05:02:20 04/07/2024
Mưa đến sẽ giải tỏa cơn khát cho những khu vực hạn hán trong nhiều tháng nhưng sấm sét đi kèm đang khiến tình hình ở Thassos trở nên tồi tệ hơn.

Nội các mới của Ai Cập tuyên thệ nhậm chức

05:00:26 04/07/2024
Chính phủ mới của Thủ tướng Mostafa Madbouly gồm 30 bộ trưởng và chứng kiến sự sáp nhập của một số bộ. Bộ Công thương được chia thành các đơn vị để sáp nhập vào các bộ khác.

Có thể bạn quan tâm

Vô tình thấy thứ này trên cơ thể của bạn gái ngoan hiền mà tôi sững người, không thể thốt nên lời

Góc tâm tình

09:26:24 04/07/2024
Càng nói chuyện với nhau thì tôi càng thấy Quế rất hợp với mình. Cô ấy có mục tiêu công việc rõ ràng, thích đi đây đi đó. Vô tình thấy thứ này trên cơ thể của bạn gái ngoan hiền mà tôi sững người.

Đảo Yến (Nha Trang): Hấp dẫn du khách

Du lịch

09:24:14 04/07/2024
Vịnh Nha Trang biển xanh, nắng vàng, gió lộng, khí hậu ôn hòa quanh năm thu hút du khách bốn phương. Rải rác trên biển xanh nhô lên những hòn đảo với vóc dáng vẻ đẹp khác nhau.

Vóc dáng yêu kiều của siêu mẫu Thanh Hằng

Người đẹp

09:16:55 04/07/2024
Trong mỗi bức ảnh, siêu mẫu Thanh Hằng đều thu hút mọi ánh nhìn bởi vóc dáng thon gọn, gợi cảm cùng thần thái của sao hạng A.

Mặc áo ren nữ tính, Anh Tú - chồng Diệu Nhi là tâm đ.iểm gây tranh cãi

Phong cách sao

09:15:54 04/07/2024
Ngày 2/7, chồng Diệu Nhi - Anh Tú Atus - khiến dư luận xôn xao với bộ ảnh mới độc lạ, táo bạo theo phong cách thời trang unisex (phi giới tính).

Peel da bị thâm phải làm sao để khắc phục?

Làm đẹp

09:15:51 04/07/2024
Peel da là phương pháp ngày càng trở nên quen thuộc trong cách làm đẹp của chị em. Nhưng không phải ai peel da cũng hiệu quả mà gặp tình trạng thâm sạm.

Tử vi cuối tuần (5/7-8/7): Ba con giáp giàu bất thình lình, mở mắt thấy vàng, quờ tay thấy bạc

Trắc nghiệm

09:10:00 04/07/2024
Khi tài lộc liên tiếp ập đến, những con giáp này ngồi im t.iền cũng tự chảy vào túi.Vào dịp cuối tuần này, những người t.uổi Mão sẽ có cơ hội

Mách các nàng cách diện đồ chiết eo đẹp

Thời trang

08:06:12 04/07/2024
Hãy diện đồ chiết eo theo 4 cách này, các cô gái sẽ có bảo bối giúp tạo điểm nhấn cho trang phục, che đi khuyết điểm ở vòng 2.Chiếc váy hoặc áo chiết eo sẽ khiến set đồ của bạn đặc biệt hơn, đồng thời tạo điểm nhấn tôn lên vóc dáng cho ...

EURO 2024: N'Golo Kante - Câu chuyện cậu bé nhặt rác, đến bài học về khát khao làm nên lịch sử

Sao thể thao

07:29:44 04/07/2024
Sau khi Pháp giành chiến thắng ngạt thở trước đội Bỉ tại vòng 1/8 giải EURO 2024, có một cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá châu Âu.

"Biệt đội vá đường đêm" của trung uý công an xã

Netizen

06:46:11 04/07/2024
Thường xuyên chứng kiến cảnh người dân bị ngã xe khi qua những đoạn đường hư hỏng, nhiều ổ voi ổ gà, trung uý công an Lê Tuấn Thành đã lập nên Biệt đội vá đường đêm .

Nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy ra mắt chuỗi sự kiện âm nhạc, chọn Tăng Phúc mở màn

Nhạc việt

06:44:13 04/07/2024
Mới đây, buổi ra mắt và giới thiệu tour diễn âm nhạc Từ đây... Từ nay được tổ chức tại Phòng trà Bến Thành, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam.

Lisa 'nói kháy' Jennie, ngầm hạ bệ BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

06:43:24 04/07/2024
Tuy nhiên, ca khúc ra mắt không lâu đã vướng loạt tranh cãi nghiêm trọng. Dù đạt được thành tích cao nhờ fandom mạnh nhưng ROCKSTAR vẫn khiến công chúng thất vọng.