Trung Quốc: Không có ‘mầm bệnh mới’ trong đợt dịch bệnh hô hấp ở trẻ em
Trong buổi báo cáo với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 23/11, các quan chức y tế Trung Quốc khẳng định sự gia tăng bệnh lý có triệu chứng tương tự cúm ở trẻ em tại nước này không phải do một mầm bệnh mới.
Bệnh nhân nhi ngồi chờ tại bệnh viện đông người ở Trung Quốc. Ảnh: AFP
Trước đó, Trung Quốc ghi nhận đợt viêm phổi không rõ nguyên nhân ở trẻ em tại nhiều thành phố. Tuy nhiên, theo báo cáo của các cơ quan y tế Trung Quốc, số lượt khám ngoại trú và nhập viện của trẻ em trong những tháng gần đây là do các căn bệnh phổ biến. Cơ quan y tế Trung Quốc không báo cáo bất kỳ thay đổi nào về triệu chứng và cho biết không phát hiện bất kỳ mầm bệnh mới hoặc bất thường nào.
Dữ liệu cho thấy sự gia tăng ca bệnh kể từ tháng 10 có liên quan đến sự lưu hành của một số loại virus được biết đến từ trước như cúm, adenovirus và virus hợp bào hô hấp (RSV). Dữ liệu cũng cho thấy bệnh liên quan đến vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình Mycoplasma pneumoniae gia tăng từ tháng 5. Vi khuẩn này gây ra bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em và được biết đến với tên gọi “viêm phổi đi bộ”.
Video đang HOT
Do đây là lần đầu tiên Trung Quốc triển khai tăng cường giám sát bệnh nhân ngoại trú và nội trú trên vi khuẩ này nên nó có thể đã góp phần làm tăng đáng kể khả năng phát hiện và báo cáo bệnh hô hấp ở trẻ em.
Trong một tuyên bố, WHO lưu ý: “Một số mức tăng xảy ra sớm hơn so với thời ký trước, nhưng đây không phải là tình huống bất ngờ, đặc biệt là khi các quy định hạn chế liên quan đến COVID-19 được dỡ bỏ. Điều này đã xảy ra tương tự ở các quốc gia khác”.
Tiến sĩ Zain Chagla, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học McMaster ở Hamilton, Ontario, chỉ ra Trung Quốc duy trì chính sách không COVID trong vài năm và chỉ dỡ bỏ các định định nghiêm ngặt vào cuối năm 2022. Chính vì vậy, thời điểm này, nhiều loại virus đường hô hấp khác nhau bắt đầu lây lan trở lại.
Tại các quốc gia như Canada và Mỹ, sau khi các quy định hạn chế bị dỡ bỏ, các ca mắc cúm, COVID-19 và RSV đồng loạt gia tăng.
Chính quyền Trung Quốc nói với WHO rằng mức tăng đột biến không dẫn đến số lượng bệnh nhân vượt quá khả năng đáp ứng của các bệnh viện.
Bác sĩ nhi khoa và nhà khoa học vaccine người Mỹ, Tiến sĩ Peter Hotez cho rằng trẻ em thiếu khả năng miễn dịch khi tiếp xúc với virus và vi khuẩn nên là những đối tượng bị nhiễm bệnh đầu tiên. “Chính phủ Trung Quốc chắc chắn không có lý do gì để che giấu thông tin. Chúng ta hãy nhìn xem, số lượng giường bệnh nhi tăng đột biến không phải là điều bất thường. Chúng tôi đã trải qua điều đó ở Mỹ và Canada, vì vậy không có gì phải lo lắng có chuyện không hay đang diễn ra”, Tiến sĩ Hotez nói.
Tuy nhiên, ông Chagla khuyến cáo việc chia sẻ thông tin liên tục là rất quan trọng. Chuyên gia Chagla nhận định: “Đây là khu vực mà chúng ta chứng kiến hai đại dịch xuất hiện. Vì vậy luôn cần phải thận trọng, giám sát và kiểm tra để đảm bảo không có gì khác xảy ra”.
Triều Tiên đối mặt với khó khăn kép: dịch bệnh và thời tiết giá lạnh
Mùa đông năm nay, Triều Tiên phải đối mặt với thời tiết giá rét và nguy cơ dịch bệnh hô hấp.
Dọn tuyết trên đường tại Bình Nhưỡng vào tháng 12/2022. Ảnh: Getty Images
Một đợt lạnh và tuyết rơi dày đã quét qua Đông Bắc châu Á trong tuần này. Nhiệt độ giảm sâu và tình trạng băng giá đã gây ra hỗn loạn ở Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến các chuyến bay phải tạm hoãn, giao thông đình trệ và có trường hợp tử vong. Thành phố cực Bắc của Trung Quốc đã ghi nhận mức nhiệt -53 độ C trong tuần này.
Cơ quan khí tượng nhà nước của Triều Tiên cũng cảnh báo về đợt lạnh cực độ trong tuần này và dự đoán đây là "đợt giá rét khắc nghiệt nhất trong 23 năm qua". Nhiệt độ ở thủ đô Bình Nhưỡng dự kiến giảm xuống -19 độ C, nhưng ở các khu vực phía Bắc, nhiệt độ có thể xuống thấp tới -30 độ C.
Đài phát thanh nhà nước Triều Tiên kêu gọi thực hiện "các biện pháp để ngăn chặn thiệt hại trong nông nghiệp, sản xuất điện, quản lý đô thị, giao thông vận tải và các lĩnh vực kinh tế khác", đồng thời nhắc nhở người dân chăm sóc sức khỏe.
Dịch COVID-19 còn tăng thêm những thách thức vào mùa đông ở Triều Tiên. Đề cập đến nguy cơ bệnh hô hấp tăng cao vào mùa đông, Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) tuần này đưa tin công tác chống dịch khẩn cấp là ưu tiên hàng đầu của đất nước.
Triều Tiên đã ra lệnh phong tỏa 5 ngày tại thủ đô Bình Nhưỡng cho đến 29/1, với lý do lây lan bệnh hô hấp không xác định. Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng đã đăng một bức ảnh về thông báo này trên trang Facebook của mình.
Các nhà khoa học điều chế vaccine cho Bệnh X bí ẩn Mặc dù căn bệnh này chưa xuất hiện nhưng các cuộc thử nghiệm vaccine mới trên con người đã bắt đầu. Ảnh minh họa: AFP Hãng Sky News ngày 7/8 đưa tin các nhà khoa học Anh đã phát triển vaccine cho một đại dịch nguy hiểm mới, được gọi là "Bệnh X"' trong tương lai. Sau COVID-19, các nhà nghiên cứu tin...