Trung Quốc không cho tàu chiến Đức cập cảng
Trung Quốc đã từ chối đề nghị của Đức cho một trong các tàu chiến của nước này cập cảng ở Thượng Hải.
Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức (Ảnh: Twitter).
Bộ Ngoại giao Đức ngày 15/9 cho biết, Trung Quốc đã từ chối cho tàu hộ vệ Bayern của nước này cập cảng ở Thượng Hải. Sau một thời gian cân nhắc, Trung Quốc đã quyết định không muốn tàu hộ vệ Bayern của Đức ghé thăm cảng và chúng tôi ghi nhận điều đó”, AFP dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Maria Adebahr cho biết.
Video đang HOT
Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức khởi hành từ Wilhelmshave hôm 2/8 trong đợt triển khai 6 tháng đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trước khi tàu Bayern khởi hành, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp- Karrenbauer khẳng định, mục tiêu của chuyến đi này là để thể hiện sự ủng hộ với các đồng minh của Đức trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào. Ông cho biết thêm, việc Đức đề nghị cập cảng Trung Quốc chỉ nhằm “duy trì đối thoại”,
Tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhấn mạnh rằng Berlin hy vọng thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Ông Tập cũng ca ngợi quan hệ tin tưởng giữa hai nước. Tuy vậy, khi bà Merkel sắp hết nhiệm kỳ và tuyên bố không có ý định tái tranh cử trong cuộc bầu cử diễn ra cuối tháng này, tương lai quan hệ Đức – Trung Quốc chưa rõ ràng.
Tàu chiến Đức khởi hành đến châu Á
Tàu hộ vệ Bayern bắt đầu nhiệm vụ dài 6 tháng tại châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có hành trình qua Biển Đông.
Tàu hộ vệ tên lửa Bayern của Đức và hơn 200 thành viên thủy thủ đoàn rời cảng Wilhelmshaven hôm 2/8, bắt đầu hành trình đến châu Á - Thái Bình Dương với các điểm dừng chân dự kiến tại Singapore, Hàn Quốc và Australia.
Tàu hộ vệ Bayern rời cảng Wilhelmshaven hôm 2/8. Ảnh: AFP .
"Thông điệp rất rõ ràng, chúng ta đang bảo vệ những giá trị và lợi ích của mình cùng với các đồng minh và đối tác. Thực tế là nhiều tuyến hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không còn cởi mở và an toàn, trong khi nhiều tuyên bố chủ quyền đang được thực thi theo nguyên tắc lý lẽ thuộc về kẻ mạnh", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer phát biểu trước khi chiến hạm Bayern rời cảng.
Tuy nhiên, quan chức Đức nhấn mạnh nhiệm vụ của tàu Bayern không nhắm trực tiếp đến quốc gia nào, thêm rằng Berlin đã đề xuất cho chiến hạm này cập một cảng ở Trung Quốc "để duy trì đối thoại".
Tàu hộ vệ Bayern sẽ tham gia chiến dịch chống cướp biển của Liên minh châu Âu (EU) ở vùng biển phía đông châu Phi và giám sát lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên. Giới chức Đức cho biết chiến hạm này sẽ di chuyển trên những tuyến hàng hải thương mại thông thường và không đi qua eo biển Đài Loan.
Chiến hạm Đức dự kiến đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12 trong hành trình trở về nước, đánh dấu lần đầu một chiến hạm Đức xuất hiện tại khu vực này trong gần 20 năm. Các quan ngoại giao và quốc phòng Đức hồi tháng 3 cho biết con tàu sẽ không đi vào phạm vi 12 hải lý quanh các thực thể ở Biển Đông.
Bayern là một trong 4 tàu hộ vệ lớp Brandenberg của hải quân Đức, được đưa vào biên chế giữa năm 1996. Các chiến hạm lớp Brandenberg có chức năng chính là săn ngầm, nhưng cũng có thể thực hiện nhiệm vụ phòng không, chỉ huy chiến thuật cho biên đội tàu mặt nước và tác chiến đối hải.
EU kết nạp Mỹ và đồng minh NATO vào dự án hợp tác quốc phòng Bộ trưởng quốc phòng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 6/5 nhất trí thông qua đề xuất để Mỹ, Canada và Na Uy cùng các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia dự án đẩy nhanh hoạt động điều động quân đội quanh châu Âu. Cờ của Liên minh châu Âu bên ngoài trụ...