Trung Quốc khoe dàn tên lửa tối tân tại triển lãm hàng không Chu Hải
Tham dự triển lãm hàng không Chu Hải năm nay có nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường thông minh do Trung Quốc phát triển trong thời gian gần đây.
Trung Quốc giới thiệu nhiều loại tên lửa, bom dẫn đường hiện đại do nước này tự phát triển tại triển lãm hàng không Chu Hải, diễn ra từ ngày 1 đến 6/11 tại Quảng Đông. Ảnh: Sina.
Tên lửa chống tăng Blue Arrow-21 được trang bị đầu dò radar, tương tự dòng AGM-114L “Longbow Hellfire” của Mỹ. Mẫu tên lửa này dài 1,7 m, nặng 46 kg, có tầm bắn tối đa 8 km, sử dụng đầu nổ lõm với khả năng xuyên thủng 1.400 mm thép cán đồng nhất (RHA). Ảnh: Sina.
Tên lửa chống hạm mini YJ-9E có tầm bắn 18 km, được phát triển cho máy bay không người lái (UAV) và các loại tàu tuần tra cỡ nhỏ. Thông số chính thức của YJ-9E chưa được Trung Quốc công bố. Ảnh: Sina.
Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Hoa Bắc ( Norinco) trưng bày bom thông minh GB-100 có trọng lượng 100 kg, sử dụng hệ thống dẫn đường laser và vệ tinh. Ảnh: Sina.
Video đang HOT
Các quả bom nhỏ loại 50 kg cũng được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh. Trung Quốc đã phát triển mạng lưới vệ tinh Bắc Đẩu để thực hiện nhiệm vụ này. Ảnh: Sina.
Tên lửa không đối đất AG-300/L sử dụng hệ thống dẫn đường bằng laser, được quảng bá có tính năng không thua kém tên lửa AGM-65 Maverick của Mỹ. Ảnh: Sina.
Tên lửa không đối đất CM-704KG có tầm bắn tối đa 25 km, sử dụng đầu dò radar để phát hiện và tấn công các mục tiêu trên chiến trường. Theo truyền thông Trung Quốc, sản phẩm này có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Ảnh: Sina.
PL-10E là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa không đối không PL-10. Đây là vũ khí tầm ngắn được phát triển cho tiêm kích J-20, đạt tầm bắn tối đa khoảng 22 km. Ảnh: Sina.
Bom lượn GB3A được trang bị một đôi cánh để tăng tầm ném hiệu quả, giúp máy bay tránh bị tấn công bởi các hệ thống phòng không của đối phương. Ảnh: Sina.
Triển lãm hàng không Chu Hải được tổ chức tại căn cứ không quân Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sự kiện được tổ chức hai năm một lần, là nơi để Trung Quốc giới thiệu những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực hàng không quân sự. Ảnh: Sina.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Phòng không Thái Lan quyết tâm vượt qua... Campuchia bằng tên lửa Trung Quốc
Mặc dù là một cường quốc quân sự hàng đầu khu vực, tuy nhiên sức mạnh lực lượng phòng không của Quân đội Hoàng gia Thái Lan lại quá yếu.
Phòng không Thái Lan quyết tâm vượt qua... Campuchia bằng tên lửa Trung Quốc
Quân đội Hoàng gia Thái Lan được trang mạng Global Firepower xếp hạng 20 thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, nhìn chung đây là lực lượng quy mô lớn, có trong trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại ở cả 3 quân chủng Hải - Lục - Không quân.
Do vậy, sẽ rất bất ngờ khi biết rằng năng lực phòng không của Thái Lan quá yếu, phải trông chờ hoàn toàn vào pháo phòng không cũng như tên lửa vác vai tầm thấp, họ hoàn toàn không sở hữu tên lửa tầm trung.
Đứng trước yêu cầu mới, việc Quân đội Hoàng gia Thái Lan phải gấp rút nâng cấp sức mạnh tác chiến cho lực lượng phòng không là điều cấp thiết.
Toàn bộ sức mạnh của lực lượng phòng không Thái Lan được thể hiện rõ trong bức ảnh trên, từ trái sang phải gồm pháo phòng không tự hành M113 VADS, M42 Duster; tên lửa phòng không Starstreak và 9K38 Igla
Tạp chí Kanwa Asian Defence tháng 9 năm nay đã đăng bài viết với tiêu đề "Thái Lan nhập khẩu hệ KS-1 SAM", trong đó trích dẫn một nguồn tin từ ngành Công nghiệp Quốc phòng Thái Lan cho biết, Không quân quốc gia Đông Nam Á này đã hoàn tất hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không KS-1/HQ-12 từ Trung Quốc.
Sau khi nhận bàn giao, Thái Lan sẽ trở thành nước thứ hai tại ASEAN (sau Myanmar) và thứ ba tại châu Á (sau Turkmenistan) có tổ hợp tên lửa tầm trung này trong biên chế. Đáng chú ý, cách đây không lâu Campuchia cũng bày tỏ mong muốn sẽ sớm nhận được KS-1 từ Trung Quốc, nhưng với diễn biến mới nhất thì Phnom Penh đã bị qua mặt.
Năm ngoái có báo cáo cho biết Bangkok và Bắc Kinh đã thực hiện một vài cuộc tiếp xúc về vấn đề đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9) có tầm bắn 125 km, nhưng do khó khăn về tài chính mà các bên nhất trí đổi sang KS-1. Dự kiến sắp tới Thái Lan sẽ chỉ tiếp nhận vỏn vẹn... 3 bệ phóng KS-1C cùng một cơ số nhỏ đạn đi kèm.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1/HQ-12 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh
KS-1 là hệ thống tên lửa đất đối không đầu tiên của Trung Quốc sử dụng radar quét mảng pha, nó được thiết kế nhằm thay thế các tổ hợp HQ-2 (bản sao S-75 Dvina - SA-2 của Liên Xô).
Hệ thống KS-1 thử nghiệm thành công vào năm 1989, quá trình phát triển hoàn tất trong năm 1994 và nó chính thức được ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải năm 1998. Sau đó đến năm 2006, Trung Quốc giới thiệu biến thể nâng cấp KS-1A được tăng cường năng lực chống lại các mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ cũng như độ cơ động cao.
Radar quét mảng pha thụ động thế hệ mới H-200 (cải tiến từ radar SJ-202 của KS-1) của KS-1A, có tầm phát hiện mục tiêu tối đa 115 km, theo dõi từ cự ly 80 km, dẫn đường cho tên lửa ở tầm 50 km. Theo tuyên bố từ nhà sản xuất, radar này có thể điều khiển 6 tên lửa tấn công 3 mục tiêu cùng lúc (phân bổ 2 tên lửa cho 1 mục tiêu).
Phiên bản KS-1C Thái Lan đặt mua là loại nâng cấp, tầm bắn trong khoảng 5 - 70 km đối với mục tiêu là máy bay, hoặc 7 - 30 km khi chống lại tên lửa hành trình, trần bay 0,3 - 27 km (so với 0,3 - 25 km của KS-1A). Các thông số còn lại bao gồm vận tốc, khả năng chịu quá tải của tên lửa, tấn công mục tiêu bay có tốc độ và độ cơ động bao nhiêu vẫn chưa được công bố.
Theo Soha News
Vũ khí Trung Quốc thất thế trong cuộc đua với Mỹ và Nga Với hơn 900 mẫu vũ khí sẽ được trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải, Trung Quốc đang hy vọng có thể giành thêm thị phần trên thị trường buôn bán vũ khí với Nga và Mỹ. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng chất lượng không đảm bảo đang khiến vũ khí của Trung Quốc thất thế trước vũ...