Trung Quốc khánh thành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên
Ngày 28/9, Trung Quốc đã khánh thành và đưa vào vận hành tuyến đường sắt cao tốc vượt biển đầu tiên, nối các thành phố Phúc Châu, Hạ Môn và Chương Châu ở tỉnh Phúc Kiến.
Theo Tân Hoa xã, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài 277,42km, trong đó có 19,9km xây dựng trên biển, chạy qua 8 ga với tổng vốn đầu tư 53,04 tỷ nhân dân tệ (khoảng 7,25 tỷ USD). Vận tốc thiết kế tối đa lên tới 350km/h giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Phúc Châu – Hạ Môn xuống chỉ còn 55 phút thay vì gần 2 tiếng như trước đây.
Tuyến đường sắt được tích hợp nhiều công nghệ thông minh khác nhau, bao gồm điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, hệ thống thông tin địa lý GIS, mô hình thông tin số (BIM), hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu, để thiết lập một chuẩn mực mới cho công trình xây dựng đường sắt cao tốc.
Tuyến đường sắt cao tốc này là một bộ phận quan trọng trong mạng lưới đường sắt “8 dọc 8 ngang” của Trung Quốc, tạo thành một tuyến đường sắt cao tốc ven biển lớn nối liền 3 tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến và Quảng Đông, kết nối chặt chẽ 3 khu vực kinh tế lớn gồm bờ biển phía Tây eo biển Đài Loan, đồng bằng sông Dương Tử và Khu vực vịnh lớn Quảng Đông-Hongkong-Macao.
Video đang HOT
Tính đến tháng 6/2022, Trung Quốc đang vận hành khoảng 42.000 km đường sắt cao tốc, trong đó có gần 3.200km có vận tốc thiết kế 350km/h. Việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc xuyên biển này bắt đầu từ tháng 9/2017, hoàn thành lắp đặt và kết nối toàn tuyến vào tháng 8/2022. Tuyến đường đã vượt qua các bài kiểm tra tĩnh vào tháng 2/2023.
Vì sao Trung Quốc ồ ạt xây thêm đường sắt bất chấp lợi nhuận giảm?
Tập đoàn Đường sắt nhà nước Trung Quốc (China Railway) tiếp tục mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc, nhưng dường như vì hỗ trợ nền kinh tế hơn là lợi nhuận.
Trung Quốc sở hữu hệ thống đường sắt dài nhất thế giới và sẽ còn xây thêm. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NIKKEI ASIA
Tập đoàn Đường sắt nhà nước Trung Quốc (China Railway) vừa công bố kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt thêm khoảng 6% trong năm nay, dù nhiều tuyến bị lỗ và nhu cầu giảm do đại dịch Covid-19, theo Nikkei Asia.
Mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc trải dài khoảng 42.000 km tính đến cuối năm ngoái, nhiều hơn khoảng 13 lần tuyến đường sắt shinkansen nổi tiếng của Nhật Bản có tổng chiều dài khoảng 3.300 km.
Tăng lên 70.000 km đường sắt
Mới đây, China Railway công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023, với mục tiêu xây thêm 2.500 km đường sắt, nối dài hơn nữa mạng lưới vốn đã dài nhất thế giới.
Trong giai đoạn 2015-2019, mạng lưới đường sắt tăng thêm hằng năm khoảng 13-21%. Sau năm 2020, tốc độ tăng trưởng vào khoảng 5-9%, trong đó có 2.082 km được xây thêm trong năm ngoái.
China Railway dự định tăng tổng chiều dài đường sắt ở Trung Quốc lên 50.000 km vào năm 2025 và 70.000 km vào năm 2035.
"Chúng ta cần theo đuổi việc xây dựng đường sắt chất lượng cao, hiệu quả và đảm bảo đầu tư vào xây dựng đường sắt cung cấp sức mạnh đủ để ổn định nền kinh tế", theo chủ tịch China Railway Lưu Chấn Phương phát biểu tại một cuộc họp ban lãnh đạo vào tháng 10.2022.
Lithuania ngăn hợp đồng xây dựng đường sắt với công ty Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc muốn hỗ trợ nền kinh tế thông qua các biện pháp nhằm tạo việc làm và hỗ trợ những ngành công nghiệp liên quan thông qua việc xây đường sắt.
Ông Lưu nhậm chức vào tháng 7.2022 và là cựu cục trưởng Cục Đường sắt quốc gia Trung Quốc. Nhiều lãnh đạo khác của tập đoàn cũng xuất thân từ cơ quan này và tập đoàn luôn tuân thủ định hướng của chính phủ.
"Về mảng hành khách, chúng tôi sẽ điều chỉnh kế hoạch hoạt động kịp thời và kiểm soát chi phí nghiêm ngặt", China Railway cho biết tại cuộc họp hồi tháng 10.2022.
Hệ thống đặt vé đường sắt BRI của Trung Quốc chấm dứt việc sử dụng đồng USD Trung Quốc vừa phát triển một hệ thống bán vé tàu đối với tuyến đường sắt thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), hợp nhất cùng với các nền tảng bán vé khác nhau ở hơn 140 quốc gia trên một ứng dụng điện thoại thông minh. Trung Quốc ra mắt ứng dụng đặt vé trên điện thoại thông minh đối...