Trung Quốc khẳng định “tôn trọng” luật pháp quốc tế, “yêu chuộng hòa bình”
Wang Min, Phó đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, đã có một bài phát biểu với nội dung chính thể hiện lòng “yêu chuộng hòa bình” của Trung Quốc. Trong cuộc họp kỷ niệm 20 năm thực thi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Wang Min tại cuộc họp hôm 9/6 (Ảnh:Tân Hoa Xã)
Ông ta kêu gọi giải quyết tranh chấp lãnh hải bằng biện pháp hòa bình thông qua kênh đối thoại song phương.
Wang Min nói rằng, Trung Quốc hiểu rõ tầm quan trọng trong việc phát triển hàng hải: “Chúng tôi tham gia các vấn đề về hàng hải quốc tế bằng sự thiện chí, và kêu gọi tất cả các bên cùng nhau xây dựng và duy trì trật tự hàng hải một cách hòa bình”.
Video đang HOT
“Việc xây dựng và gìn giữ trật tự, an toàn hàng hải phải có một sự kết hợp hài hòa, nên tất cả các nước đang có tranh chấp phải giữ vững các nguyên tắc của Công ước đã ký, và thực hiện trách nhiệm, quyền lợi của mình với tinh thần tích cực, đảm bảo tuân thủ đúng theo những gì đã cùng nhau thống nhất”, Wang Min nói. Nhưng sự thật thì giữa lời nói với hành động của Trung Quốc lại khác xa nhau một trời một vực. Một đằng ngông nghênh, ngang ngược trên Biển Đông, đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Việt Nam, húc hỏng các tàu Kiểm ngư và tàu cảnh sát biển Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, một đằng thì nói mình luôn giữ vững nguyên tắc, tôn trọng luật pháp.
Nhưng sự thật chỉ có một, và cả thế giới ai cũng biết chỉ có Trung Quốc tự huyễn hoặc mình “bịt tai trộm chuông” mà thôi.
Wang Min khẳng định Trung Quốc luôn tôn trọng và tuân thủ luật hàng hải quốc tế, và sẽ giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.
“Chính phủ Trung Quốc tin rằng cách hiệu quả nhất để giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình, là đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp tới việc tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế”, ông nói tiếp.
Vào ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi một văn bản tới Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Trong văn bản trình ông Ban Ki-moon, Trung Quốc đã “vu oan, giá họa” cho Việt Nam, nói Việt Nam cố tình “xâm phạm chủ quyền” biển đảo, và liên tục có những hành động khiêu khích Trung Quốc.
Sự trơ trẽn của Trung Quốc đã tới mức thượng thừa khi Wang Min tiếp tục bài phát biểu của mình: “Trung Quốc gửi văn bản này lên Hội đồng bảo an với mục đích là muốn cho cộng đồng quốc tế biết sự thật về chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa”.
Từ xưa tới nay, trong lịch sử phát triển loài người, chưa có một chế độ chính trị nào lại mất hết lòng tự trọng như vậy.
Theo Năng Lượng Mới
Cộng đồng Pháp ngữ gửi công hàm phản đối Trung Quốc
Ngày 6/6/2014, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đã có công hàm gửi Phái đoàn thường trực của Việt Nam ở UNSESCO tại Paris để phản đối hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua.
Ngày 6/6/2014, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ đã có công hàm gửi Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris. Công hàm có nội dung "bày tỏ quan ngại mạnh mẽ trước những căng thẳng nổi lên hiện nay trên Biển Đông và trong khu vực; kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế tối đa và giải quyết bất đồng bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và trên cơ sở tôn trọng tuyệt đối luật pháp quốc tế".
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Tổng Thư ký Pháp ngữ Abdou Diouf, tháng 3/2014.
Trước đó, ngày 28/5/2014, UNESCO cũng đã có công hàm gửi Phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO nhấn mạnh: "Cùng với Tổng Thư ký Liên hợp quốc, UNESCO bày tỏ quan ngại trước sự gia tăng căng thẳng trong khu vực và kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, giải quyết bất động bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và trên cơ ở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc".
Trong buổi gặp mặt với Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị Jeffrey Feltman ngày 2/6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ cũng đã thảo luận về tình hình Biển Đông.
Ông Feltman khẳng định Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon rất quan tâm đến tình hình hiện nay ở Biển Đông. Ông Phó Tổng thư ký chia sẻ đánh giá về tầm quan trọng của Biển Đông đối với thế giới, bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông, khẳng định các bên cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và các biện pháp hoà bình khác phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế.
Theo Infonet
"Mổ xẻ" tàu tiếp vận khổng lồ Trung Quốc điều tới Biển Đông Type 903A là tàu tiếp tế tổng hợp lớn nhất Hải quân Trung Quốc hiện nay, chở theo hàng nghìn tấn hàng hóa phục vụ cho nhiều tàu chiến. Theo Thời báo Hoàn Cầu, hôm 31/5 Hải quân Trung Quốc đã đưa tàu tiếp tế tổng hợp Type 903A tới Quảng Đông. Và hiện tàu này đang trên đường tới Biển Đông. Tàu...