Trung Quốc khai tử khái niệm ‘Chiến tranh nhân dân’?
Trong khi vẫn duy trì lực lượng lục quân lớn nhất thế giới, quân đội Trung Quốc gần đây đã xây dựng một học thuyết mới cho phép không quân và hải quân đóng vai trò quan trọng hơn trong chương trình hiện đại hóa quân sự của mình.
Kể từ khi thành lập hồng quân Trung Quốc, tiền thân của quân đội Trung Quốc, vào năm 1927, đây từng là lực lượng mặt đất bao gồm cả các đơn vị quân đội chính quy và du kích chiến đấu vì sự nghiệp cộng sản chống lại chính phủ quốc dân đảng và xâm lược Nhật Bản.
Không có một lực lượng không quân mạnh, quân chí nguyện Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên cũng dựa nhiều vào lực lượng mặt đất để chiến đấu chống lại các lực lượng của Hàn Quốc và các liên quân Liên Hợp Quốc dưới quyền chỉ huy của tướng Mỹ Douglas MacArthur.
Video đang HOT
Thời Mao Trạch Đông, người ta cảm thấy quân đội Trung Quốc sẽ có thể đánh bại cả thù trong, giặc ngoài với sự ủng hộ của nhân dân với dân số quốc gia 450 triệu người tạo ra ưu thế về số lượng. Học thuyết chiến lược này không thay đổi nhiều khi dân số Trung Quốc đã tăng lên 1 tỷ người dưới thời Đặng Tiểu Bình.
Thắng lợi của của liên quân do Mỹ cầm đầu với màn trình diễn khủng khiếp của ưu thế trên không trong chiến tranh Vùng Vịnh vào đầu thập kỷ 1990 là một tiếng chuông cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc, tuy nhiên, trong khi việc triển khai 2 tàu sân bay Mỹ đến eo biển Đài Loan vào năm 1996 cũng cho thấy, một chiến dịch quân sự nhằm thống nhất Trung Quốc là không thể trừ khi quân đội Trung Quốc có một lực lượng hải quân hùng mạnh. Đây là hai sự kiện đã buộc các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc thấy cần có một học thuyết chiến lược mới.
Hứa Kỳ Lượng, phó chủ tịch quân sự trung ương Trung Quốc đã công khai tuyên bố trong một cuốn sách xuất bản vào ngày 18.11. rằng, quân đội Trung Quốc sẽ chú ý hơn đến sự phát triển của không quân, hải quân và lực lượng pháo binh 2 (lực lượng tên lửa chiến lược) trong tương lai, theo Văn Hối báo ở Hongkong. Đồng thời, tất cả các quân chủng của quân đội Trung Quốc phải cùng nhau tiến hành tác chiến hiệp đồng và chiến tranh không gian mạng, tờ báo cho biết.
Văn Hối báo, tờ báo được coi là cơ quan ngôn luận của Bắc Kinh tại Hongkong, cho biết quân đội Trung Quốc sẽ nhằm vào mục đích giành chiến thắng các trận chiến bằng chất lượng binh sĩ và ưu thế về hỏa lực. Trong khi Trung Quốc đang trở thành một siêu cường chính trị và kinh tế ở tây Thái Bình Dương, quân đội Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tác chiến như quân đội Mỹ thay cho chiến thuật phi đối xứng của du kích quân và phong trào kháng chiến của nông dân như trong Thế chiến II và chiến tranh lạnh. Khái niệm “ Chiến tranh nhân dân” của Mao Trạch Đông đã đi vào lịch sử, tờ báo viết.
Theo VIETNAMDEFENCE
Tướng Nguyễn Huy Hiệu viết về Đại thắng mùa Xuân
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong 55 ngày đêm của quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Đây là điểm hội tụ những sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam; khẳng định sự đúng đắn về lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng; về sức mạnh của chiến tranh nhân dân; về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Phát huy truyền thống chống giặc ngoại xâm trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc, ở thời đại Hồ Chí Minh ta có chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu và đến chiến cuộc mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, là những biểu hiện đặc sắc nhất tài năng sáng tạo của Đảng và nhân dân ta trong nghệ thuật lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh để giành thắng lợi. Nghệ thuật đó thể hiện sâu sắc tính kế thừa truyền thống dân tộc, vừa đậm nét tính sáng tạo trong thời đại mới.
Trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ta đã thực hiện thành công phương châm chiến lược đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hoàn toàn quân địch.
Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, nhờ có nghệ thuật chỉ đạo chỉ huy tài giỏi, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, phát hiện sớm và nhạy bén nắm bắt thời cơ, hạ quyết tâm chính xác, kịp thời, sử dụng nghệ thuật mưu kế trên nền tảng chiến tranh nhân dân, phát triển tiến công táo bạo và thần tốc, đánh địch bất ngờ và liên tục, nên chiến cuộc mùa Xuân 1975 đã giành được thắng lợi hoàn toàn trong thời gian ngắn bằng ba đòn chiến lược: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Sài Gòn.
Đó là nghệ thuật sử dụng lực lượng khôn khéo để luôn đánh địch trên thế mạnh, tạo nên sức mạnh áp đảo quân địch trong chiến đấu, thực hiện những chiến dịch đánh tiêu diệt lớn bằng các đòn chiến lược, buộc địch từ chỗ bị đánh bất ngờ đến bị động lúng túng phải co cụm chiến lược rồi rút lui chiến lược mà dẫn đến sự tan rã và bị thất bại hoàn toàn, thực hiện trọn vẹn mục tiêu: "đánh cho ngụy nhào".
Với 55 ngày đêm cuối cùng của cuộc kháng chiến kéo dài 21 năm, chúng ta đã tập trung toàn bộ sức lực, trí tuệ của cả một dân tộc, đấu mưu, đấu trí một cách quyết liệt nhất để đi đến giành thắng lợi trọn vẹn.
Mưu kế lập ra "hình trận" và "thế trận", tạo ra "thời cơ" làm cho địch nhiều mà hóa ít.
Mở đầu chiến cuộc mùa Xuân 1975 mưu kế chiến lược của ta đã tạo ra một hình trận chiến lược rất đẹp là ghìm địch ở hai đầu Nam Bắc chiến tuyến ở Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng, bằng cách áp sát các quân đoàn chủ lực của ta (Quân đoàn 1 ở bờ Bắc sông Bến Hải, Quân đoàn 2 ở Tây Huế và Quân đoàn 4 ở Đông Bắc Sài Gòn) vào gần các khu vực trọng yếu đó, buộc địch phải tập trung cả hai sư đoàn tổng dự bị chiến lược vào Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng, để sơ hở khoảng giữa là Tây Nguyên.
Hình trận này đã tạo ra thế trận có lợi cho mặt trận Tây Nguyên. Đây là cách nghi binh chiến lược cho đòn tấn công vào quân địch ở Tây Nguyên. Khi địch đã bị giữ chặt ở Huế và Sài Gòn thì ta mở cuộc tiến công lớn ở Tây Nguyên là nơi địch sơ hở và công phá vào Buôn Ma Thuột lại là nơi hiểm yếu của khâu yếu nhất trong hệ thống phòng ngự của địch.
Mưu kế chiến lược tiếp theo là bí mật đưa hai sư đoàn nữa lên Tây Nguyên là mưu kế hay của Bộ Thống soái mà trực tiếp là Tổng Tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Do đột ngột tăng cho tây Nguyên Sư đoàn 316 và Sư đoàn 968 mà địch không hay biết, không kịp đối phó, thành ra tại thời điểm đó ở Tây Nguyên có 4 sư đoàn và một số trung đoàn độc lập cùng các binh chủng chiến đấu hùng mạnh, được phối hợp với Sư đoàn 3 (Quân khu 5) đã tạo nên quả đấm thép làm cho lực lượng ta vượt trội hơn địch.
Ở Tây Nguyên, quân ta từ một lực lượng chiến dịch bỗng trở thành một lực lượng chiến lược. Quả đấm thép đó đã đủ sức mạnh đánh ghìm địch ở Plây-cu; cắt Đường 19 và Đường 14; phá vỡ Buôn Ma Thuột và chủ động đánh bại phản kích của Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn, làm nên đột biến về chiến tranh.
Hai sư đoàn và thời cơ tăng thêm cho Tây Nguyên là cái nút trong mưu kế chiến lược đánh bại địch trong chiến cuộc mùa Xuân năm 1975. Địa điểm và thời cơ sử dụng hai sư đoàn này là "chữ thời" về tài năng và trí tuệ trong nghệ thuật chỉ huy.
Ở Tây Nguyên thế trận của ta là nhằm phá vỡ chỗ yếu nhất của đich là ở Buôn Ma Thuột, để từ trên cao phát triển xuống đồng bằng. Mưu kế đó là: nghi binh thu hút, ghìm địch ở đầu manh, để tiến công phá vở địch ở đầu yếu. Mưu kế chiến dịch là đáng nghi binh ở phía Bắc Tây Nguyên; tập trung sức mạnh tiến công địch ở phía Nam.
Hình trận chiến dịch ở Tây Nguyên còn được thể hiện trong việc sử dụng "chính-kỳ". Ở giai đoạn đầu, Sư đoàn 968 được sử dụng như một mũi chính binh, nhưng thực chất lại là đánh nghi binh; còn Sư đoàn 316, các Trung đoàn 24, 95B và các binh chủng là chính binh nhưung được sử dụng một cách bí mật làm kẻ địch bị mất ngờ nên có tính chất như một tập đoàn kỳ binh.
Nhưng sau đó khi thế trận đã bắt đầu chuyển hóa thì "chính", "kỳ" cũng biến hóa một cách linh hoạt. Quá trình thưc hành tấn công địch ở Tây Nguyên, ta dùng lực lượng tương đối lớn (Sư đoàn 968) đánh nghi binh lừa địch ở phía Bắc trước hết nhằm vào Plây-cu làm cho địch tin rằng ta sẽ mở chiến dịch ở Bắc Tây Nguyên. Đó là nghệ thuật nghi binh thần kỳ.
Trong khi đó các đơn bị chủ lực bí mật di chuyển xuống Nam Tây Nguyên (Sư đoàn 10 tiến về Đức Lập, Sư doàn 320 đứng chấn ở Tây Cẩm Ga). Sư đoàn 326 tiến vào Buôn Ma Thuột, tiếp đến Sư đoàn 3 (Quân khu 5) và Trung đoàn 95A đánh cắt Đường 19.
Sư đoàn 320 đánh cắt Đường 14, Trung đoàn 25 cắt Đường 21, tạo ra tthế trận chia cắt địch về chiến lược và chiến dịch, làm cho các cụm quân địch bị cô lập, tách rời nhau, không thể chi viện được cho nhau, tạo thế trận cho Nam Tây Nguyên tập trung đòn đánh vào Buôn Ma Thuột được thuận lợi.
Nhờ đó các mũi đánh chính kết hợp với mũi thọc sâu, vu hồi đã đánh bại một cách nhanh chóng, chiếm được thị xã Buôn Ma Thuột, hoàn thành trận đánh then chốt. Hình trận bao giờ cũng cần có lực lượng dự bị - đội dự bị để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột, ta đã linh hoạt, chủ động sử dụng ngay Sư đoàn 10 về làm đội dự bị để sẵn sàng đánh địch phản kịch. Sư đoàn 10 sau khi đánh Đức Lập xong chuyển về Buôn Ma Thuột vừa bố trí đón lõng đánh địch ở nơi ta dự kiến chúng sẽ đổ quân, vừa tiến ông trong hành tiến nên đã đánh bại phản đôt kịch của Sư đoàn 23 quân đội Sài Gòn hòng ứng cứu chiếm lại Buôn Ma Thuột.
Sau khi mất Buôn Ma Thuột và Sư đoàn 23 phản kích bị đánh bại, tất cả các thủ đoạn tác chiến, các hình thức chiến thuật của địch bị đánh bại ở Tây Nguyên, gây ra một sự đột biến về chiến dịch tác động lớn đến chiến lược của chiến dịch, làm hoảng loạn về tư tưởng và thế bố trí chiến lược của địch; buộc địch phải rút lui để co cụm phòng ngự.
Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu liều ra lệnh rút chạy khỏi Tây Nguyên. Khi quân địch rút chạy liền bị quân ta truy kích và đã tiêu diệt phần lớn, phản ứng dây chuyền đó tạo ra đột biến về chiến dịch; chiến dịch đã thắng lợi lại càng thắng lợi hơn, thắng lợi một cách đột ngột, rất nhanh, tạo ra đột biến về chiến tranh.
Chiến thắng của chiến dịch Tây Nguyên là khởi điểm dẫn đến sự tan rã và suy sụp về chiến lược của địch, đồng thời đã cổ vũ, động viên rất mạnh mẽ khí thế của quân và dân ta ở tiền tuyến cũng như ở hậu phương, càng củng cố quyết tâm chiến đấu, lòng tin vào thắng lợi cuối cùng và tạo đà cho quân và dân ta đánh đòn thứ hai ở Huế - Đà Nẵng và mở trận quyết chiến chiến lược giải phóng Sài Gòn - Gia Định.
Thế trận chiến lược phát triển đã tạo ra thời cơ chiến lược.
Trong khi chiến dịch tây Nguyên đang trên đà thắng lơn, ta nhanh chóng đánh địch ở Huế và Đà Nẵng, đến khi chiến dịch Tây Nguyên vừa kết thúc thắng lợi thì đã hoàn thành bước một (giải phóng Thừa Thiên - Huế). Khi tiếng công Đà Nẵng kết thúc thắng lợi, ta đã dồn được toàn lực vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng: chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đó là thời co chiến lược.
Trên đà chiến thắng, các binh đoàn chủ lực của ta hành tiến với khí thế "Thần tốc, táo bạo, quyết thắng". Sau khi đập tan tuyến phòng ngự từ xa Phan Rang, cùng với việc giải phóng Bình Thuận, Ninh Thuận, quần đảo Trường Sa, đihcj bị tan vỡ từng mảng một cách nhanh chóng và đột ngột. CHỉ huy đich rối loạn, chiến lược của chúng chuyển sang bị động đối phó và rút lui.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ngày càng quyết liệt. Ta tập trung toàn lực cho chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 17 giờ ngày 24-4-1975 thực hành tổng công kích, năm cánh quân của ta gồm 4 quân đoàn chủ lực và Đoàn 232 trong thế bao vậy Sài Gòn, từ vị trí xuất phát tiến công được lệnh vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn.
Với sức mạnh của 15 sư đoàn và mũi thọc sâu của lữ đoàn xe tăng, 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975 quân ta đánh chiếm dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính phủ Sài Gòn, Chiến dịch Hồ Chí Minh giành toàn thắng.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, điểm hội tụ sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, khẳng định sự đúng đắn về lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng ta; về sức mạnh của chiến tranh nhân dân; về tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh; về phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc để chống lại mọi cuộc chiến tranh xâm lược là "dĩ đoản chế trường"; "thế thắng lực"; "lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều" vận dụng thế thời một cách tài tình, sáng tạo.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thẳng đã đưa đất nước ta vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, thống nhất đất nước và đi lên chủ nghĩa xã hội. Chiến thắng vẻ vang đó mãi mãi cổ vũ và vẫn sẽ là những bài học rất quý báu cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ chúng ta ngày nay và mai sau.
Ngày nay, chiến tranh hiện đại thường sẽ là chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao. Để bảo vệ Tổ quốc, đánh bại được cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ khí công nghệ cao của đich đòi hỏi chúng ta vẫn phải tiến hành chiến tranh nahnh dân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Muốn vậy ta phải có vũ khí trang bị hiện đại, có tinh thần quyết tâm cao độ.
Chiến đấu đánh địch ở trên bộ cũng quan trọng như đánh địch ở trên không. Phải đánh mạnh, đánh đau thì mới đánh bại được ý chí xâm lược của địch. Ta có kém địch về vũ khí thì phải vận dụng phương châm lấy hiện đại là chính kết hợp với thô sơ và có một phần vũ khí công nghệ cao để đánh lại hiện đại tinh xảo.
Tinh thần ý chí chiến đấu của toàn dân, toàn quân dưới sự lạnh đạo của Đảng, tài thao lược và trí tuệ tinh hoa sáng tạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam vẫn là nhân tố quyết định cho mọi thắng lợi.
Theo vietbao
Bí mật địa đạo Việt và những cạm bẫy kinh hoàng Địa đạo Củ Chi chờ đợi lính Mỹ với sự chật chội đến nghẹt thở, bóng tối mù mịt, mìn, cạm bẫy, rắn độc, bò cạp và sau đó nữa là những người du kích thiện chiến.. Sơ đồ mô phỏng địa đạo Củ Chi Thành phố trong lòng đất Sự kiên cường và sức chiến đấu mãnh liệt của quân và dân...