Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đàm phán
Liên quan đến việc tranh chấp lãnh hải, phía Trung Quốc đã điều 11 tàu hải giảm tới gần quần đảo Điếu Ngư, trong khi đó phía Nhật Bản tuyên bố sẽ cảnh giác cao độ và thực hiện mọi biện pháp có thể…
Làn sóng các cuộc biểu tình chống Nhật để biểu thị sự phẫn nỗ trước việc Tokyo quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku) vẫn tiếp tục diễn ra tại khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh đã có những hành động kiểm duyệt và cấm biểu tình ở một số khu vực. Những người biểu tình bị nhắc nhở hãy “bày tỏ tình cảm yêu nước một cách vừa phải và ôn hòa”.
Những lời kêu gọi biểu tình ở Trung Quốc được gửi qua điện thoại hay Internet đều bị chặn lại.
Tại các tỉnh khác, nhiều cuộc tập hợp bị cấm ở một số điểm như tại thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây), những lời kêu gọi biểu tình được gửi qua điện thoại hay Internet đều bị chặn lại. Những biện pháp răn đe của chính quyền như vậy, vẫn không ngăn cản được các cuộc tuần hành.
Liên quan đến các cuộc biểu tình chống Nhật đang diễn ra trên khắp cả nước Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – ông Hồng Lỗi – cho rằng, các cuộc biểu tình này là “tự phát” và “nhằm phản đối việc Nhật Bản mua trái phép quần đảo Điếu Ngư cũng như lên án hành động khiêu khích của Nhật Bản đối với những thành quả chiến thắng của cuộc Chiến tranh thế giới chống phát xít và trật tự quốc tế thời hậu chiến”.
Ông Hồng nói: “Chúng tôi hối thúc Nhật Bản đối diện với thái độ nghiêm túc của Trung Quốc, lắng nghe lời kêu gọi đúng đắn của người dân Trung Quốc và sửa chữa những sai lầm”. Ông cũng hối thúc Nhật Bản có thái độ đúng đắn, hành động phù hợp, ngừng mọi hành động phá hoại chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, tôn trọng sự nhất trí đã đạt được giữa hai nước và quay trở lại con đường đàm phán để giải quyết tranh chấp.
Video đang HOT
Tờ báo tài chính Bloomberg cho biết, dự báo căng thẳng tranh chấp biển đảo Trung – Nhật đến nay có thể gây thiệt hại 340 triệu USD trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Trong lúc căng thẳng ở đất liền vẫn có chiều hướng leo thang, ở ngoài khơi biển Hoa Đông – khu vực quần đảo có tranh chấp vẫn không có dấu hiệu hòa dịu. AFP dẫn thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết chiều 18/9, Trung Quốc đã điều 11 tàu hải giám tới gần quần đảo Điếu Ngư để bảo vệ cho khoảng 1.000 tàu cá của Trung Quốc đã ồ ạt đổ tới vùng biển có tranh chấp.
Còn tại Đài Loan, khoảng 100 ngư dân lại tiếp tục có hành động khiêu khích làm phức tạp thêm tình hình khi thông báo dự tính ngày 21/9 họ sẽ đưa tàu tới các hòn đảo đang có tranh chấp. Tại Tokyo, các quan chức hàng đầu của Chính phủ Nhật đã họp khẩn để thảo luận về cách ứng phó với tình trạng căng thẳng gia tăng tại các thành phố Trung Quốc và cả ở ngoài biển.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura, dẫn lời Thủ tướng Yoshihiko Noda nói: “Chúng tôi sẽ cảnh giác và thực hiện mọi biện pháp có thể”. Tuy nhiên, ông Fujimura cũng đã phủ nhận các tường thuật của báo chí Nhật về việc Bộ Quốc phòng nước này đặt lực lượng phòng vệ trên biển vào tình trạng báo động trước đợt đổ xô đến Senkaku của các tàu cá Trung Quốc.
Theo 24h
Báo Trung Quốc dọa trừng phạt Nhật
Tờ báo đảng của Trung Quốc hôm nay cảnh cáo rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ phải khó khăn thêm 20 năm nữa nếu Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tokyo trong cuộc tranh chấp biển đảo.
Những cuộc biểu tình khắp Trung Quốc đã diễn ra hai ngày qua, trong đó những người Trung Quốc giận dữ đập phá cửa hàng, siêu thị, thậm chí phóng hỏa cả dây chuyền sản xuất trong nhà máy có liên quan đến Nhật Bản. Nguyên nhân các cuộc biểu tình là do tranh chấp giữa hai nước về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông.
Người biểu tình Trung Quốc đập phá siêu thị Nhật ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông hôm thws bảy. Ảnh: AFP
Nếu các lệnh cấm vận thượng mại được áp đặt giữa hai nền kinh tế số 2 và số 3 thế giới, triển vọng kinh tế của châu Á Thái bình dương sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Khu vực này lại đang là động lực tăng trưởng của cả thế giới, nơi mà các nền kinh tế phương Tây trông đợi sẽ giúp ngăn chặn đà suy giảm trên toàn cầu.
Xã luận của Nhân dân Nhật báo, cơ quan phát ngôn của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhắc nhở rằng kinh tế Nhật đã trải qua hai thập niên trì trệ kể từ những năm 1990, và đang gánh chịu các hệ quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, cũng như các hậu quả của thảm họa động đất sóng thần 2011.
"Kinh tế Nhật sẽ không chống đỡ được các biện pháp kinh tế của Trung Quốc", xã luận có đoạn. Tuy nhiên bài báo này cũng không quên nói thêm rằng dù hai nền kinh tế tương đối độc lập, các lệnh trừng phạt cũng có thể là "con dao hai lưỡi" đối với Trung Quốc, theo AFP.
Bài xã luận chỉ xuất hiện trên phiên bản dành cho độc giả nước ngoài, nhấn mạnh rằng quan điểm của Bắc Kinh là không ủng hộ việc dùng các biện pháp kinh tế để giải quyết tranh chấp quốc tế, và sẽ phải cân nhắc lợi hại kỹ lưỡng trước khi áp dụng.
Nhân dân Nhật báo cho rằng các mục tiêu có thể trừng phạt là ngành tài chính và chế tạo của Nhật, ngành xuất khẩu cũng như các khoản đầu tư vào Trung Quốc, "các mặt hàng nhập khẩu chiến lược" - ám chỉ các kim loại đất hiếm vốn là nguyên liệu thiết yếu cho các sản phẩm công nghệ cao.
"Liệu Nhật Bản có đành mất thêm 10 năm, hay thậm chí 20 năm tụt hậu không?", xã luận của báo Trung Quốc viết.
Trước đó, thứ trưởng thương mại Trung Quốc Khương Tăng Vĩ (Jiang Zengwei) cũng cảnh báo tranh chấp về biển đảo có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
"Hợp tác thương mại đôi bên đòi hỏi các nỗ lực chung để cùng có lợi", Jiang phát biểu trong một cuộc họp báo, theo China Daily. "Nếu người tiêu dùng Trung Quốc thể hiện quan điểm của họ phản đối Nhật" trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, "họ có quyền làm như vậy và tôi hiểu được điều đó".
Kể từ khi căng thẳng lên cao, một số người Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản hoặc hủy tour du lịch đi Nhật, theo Fox News. Tuần lễ vàng nhân quốc khánh Trung Quốc 1/10 tới đây là dịp người nước này đi di lịch với số lượng lớn. Một đài phát thanh Trung Quốc cho hay đã ngừng quảng cáo các sản phẩm của Nhật trên hai kênh chính trong đợt cuối tuần qua.
Kim ngạch thương mại hai chiều Trung - Nhật trong năm ngoái là 342,9 tỷ USD, đưa Nhật trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc. Rất nhiều công ty Nhật đang đầu tư ở nước láng giềng.
Theo VNE
Hi Lạp biểu tình phản đối nghị sĩ đánh người Hàng nghìn người đã đổ xuống đường phố Hi Lạp tối 8-6 để phản đối hành vi bạo lực của ông Ilias Kasidiaris - người từng tát tai một nữ chính trị gia ngay trong buổi truyền hình trực tiếp. Người biểu tình phản đối Ilias Kasidiaris - Ảnh: EPA BBC đưa tin người biểu tình hô to: "Đả đảo phát xít mới"...