Hi Lạp biểu tình phản đối nghị sĩ đánh người
Hàng nghìn người đã đổ xuống đường phố Hi Lạp tối 8-6 để phản đối hành vi bạo lực của ông Ilias Kasidiaris – người từng tát tai một nữ chính trị gia ngay trong buổi truyền hình trực tiếp.
Người biểu tình phản đối Ilias Kasidiaris – Ảnh: EPA
BBC đưa tin người biểu tình hô to: “Đả đảo phát xít mới” để phản đối mối quan hệ của đảng cực hữu này với phong trào phát xít mới và chủ trương chống người nhập cư của họ.
Báo Guardian cho hay ông Kasidiaris – phát ngôn viên của Đảng Bình minh vàng – sau khi tát tai nữ nghị sĩ.
Video đang HOT
Liana Kanelli của Đảng KKE đã rời khỏi trường quay và hiện vẫn lẩn trốn. Cảnh sát đang truy lùng Kasidiaris theo lệnh bắt giữ của cơ quan công tố Hi Lạp nhưng chưa thấy dấu vết.
Phát biểu với đài truyền hình Star TV từ một địa điểm bí mật, ông Kasidiaris cho rằng ông đã bị kích động: “Bà ấy đã giơ tay và đánh tôi trước và vì tôi tôn trọng danh tiếng của mình nên tôi phải bảo vệ mình. Cảnh sát cần phải bắt bà ấy” – Reuters dẫn lời.
Trong khi đó, phát ngôn viên chính phủ Dimitris Tsiodras cho rằng chính phủ phản đối hành động tấn công bạo lực của người đại diện Đảng Bình minh vàng đối với hai nữ nghị sĩ Liana Kanelli và Rena Dourou.
“Hành động đó là sự tấn công chống lại mọi công dân dân chủ”, ông Tsiodras nói.
Đảng Bình minh vàng vẫn chưa đưa ra lời xin lỗi.
Ông Dimitris Trimis – chủ tịch Hội nhà báo Hi Lạp (ESEA), cho rằng cảnh sát không muốn bắt Kasidiaris do có mối quan hệ với đảng này. “Có tới 50% cảnh sát ủng hộ Đảng Bình minh vàng. Nhiều năm qua, các phẩn tử cực hữu đã có mối quan hệ bẩn với cảnh sát, chủ trương đẩy người nhập cư khỏi Athens để đổi lấy sự bảo kê của cảnh sát”, ông Trimis nói.
Phát ngôn viên cảnh sát Thanassis Kokkalakis phủ nhận lời buộc tội trên và nói rằng các đơn vị đặc nhiệm đang rà từng ngóc ngách để tìm Kasidiaris.
Theo Tuổi Trẻ
Ai Cập: Tái diễn biểu tình phản đối ứng cử viên tổng thống
Phong trào Mùng 6/4 đã kêu gọi biểu tình toàn quốc để yêu cầu áp dụng "Luật Tước quyền bầu cử" đối với ứng cử viên Shafiq để loại ông này khỏi cuộc đua giành ghế tổng thống
Ngày 1/6, người biểu tình lại đổ về quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo của Ai Cập để tuần hành phản đối và yêu cầu cấm ứng cử viên tổng thống Ahmed Shafiq - Thủ tướng cuối cùng thời cựu Tổng thống Hosni Mubarack - tiếp tục tranh cử.
Những người biểu tình còn giương biểu ngữ kêu gọi "Cứu cuộc cách mạng". Một số người biểu tình cũng tỏ ý không hài lòng với ứng cử viên Mohamed Morsy của tổ chức Anh em Hồi giáo. Sau giờ cầu nguyện buổi trưa, khoảng 10 cuộc tuần hành xuất phát từ các đền thờ Hồi giáo lớn tại hầu hết các quận của Cairo đổ về quảng trường trung tâm Tahrir. Những người biểu tình cho biết sẽ tiếp tục phản đối trước văn phòng tổng công tố Ai Cập.
Biểu tình tại quảng trường Tahrir (Ảnh AP)
Một số nhóm chính trị, như Liên minh thanh niên cách mạng, Phong trào Mùng 6/4 đã kêu gọi biểu tình toàn quốc để yêu cầu áp dụng "Luật Tước quyền bầu cử", được Quốc hội Ai Cập thông qua tháng 4/2012, đối với ứng cử viên Shafiq để loại ông này khỏi cuộc đua giành ghế tổng thống. Ông Ahmed Shafiq sẽ tranh cử vòng hai bầu cử tổng thống với ông Morsy vào ngày 16-17/6 tới.Cùng ngày 1/6, ứng cử viên tổng thống Mohamed Morsy tuyên bố sẽ giam cựu Tổng thống Mubarack "vĩnh viễn" trong nhà tù, nếu giành chiến thắng trong vòng hai bầu cử tổng thống Ai Cập. Phát biểu này được đưa ra chỉ một ngày trước khi toà án hình sự Cairo ra phán quyết trong vụ xét xử ông Mubarack.
Ông Morsy cho biết nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ không bị giới hạn bởi bất kỳ phán quyết nào mà các thẩm phán đưa ra đối với ông Mubarack ngày 2/6. Cho dù toà án phán quyết thế nào, ông Morsy khẳng định sẽ tiếp tục phanh phui bằng chứng để mở một phiên xét xử mới đối với nhà lãnh đạo bị lật đổ này. Ông Morsy hoan nghênh phe cách mạng vì đã lật đổ chính quyền của ông Mubarack, đồng thời xóa bỏ những lo ngại về việc toà án có thể tuyên trắng án đối với ông Mubarack./.
Theo VOV
Châu Âu phải trả giá 1.000 tỉ USD Các nhà lãnh đạo và chuyên gia châu Âu cảnh báo nếu Hi Lạp rút khỏi khối đồng euro thì nền kinh tế châu Âu và thế giới sẽ bị thiệt hại to lớn. Người dân Hi Lạp xếp hàng rút tiền tại máy ATM của ngân hàng quốc gia ngày 17-5 - Ảnh: AFP Theo báo Guardian, Chính phủ Anh đang thực...